Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ sau khi giảm trong tuần trước.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 8/2017 tăng 0,17 USD lên 44,40 USD/thùng, trong khi đó dầu Brent giao tháng 9/2017 cũng tăng 0,17 USD lên 46,88 USD/thùng.
Các chuyên gia cho rằng mặc dù giá dầu thô đảo chiều tăng trở lại trong phiên đầu tuần này nhưng giới đầu tư vẫn quan ngại về hoạt động khai thác dầu thô gia tăng ở Mỹ, bởi điều đó sẽ làm giảm tác dụng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng mà các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới đang nỗ lực thực hiện.
Giá dầu thế giới chịu sức ép khá lớn trong tuần trước khi mà số liệu mới công bố cho thấy sản lượng dầu thô ở Mỹ tăng lên. Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes vừa cho biết số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ trong tuần trước đã tăng thêm bảy giàn lên 763 giàn khoan, con số cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Hoạt động khoan dầu mỏ gia tăng ở Mỹ và tình trạng không chắc chắn về sản lượng khai thác ở Libya và Nigeria đã và đang ảnh hưởng đến tình hình nguồn cung "vàng đen" trong tương lai.
Gần đây những dự đoán về giá dầu có sự khác biệt rất lớn.
Giữa tháng 6/2017, chuyên gia phân tích năng lượng hàng đầu thế giới - Fereidun Fesharaki, nhà sáng lập tập đoàn tư vấn FGE - cảnh báo giá dầu có thế giảm xuống dưới 30 USD/thùng nếu OPEC không cắt giảm sâu hơn sản lượng khai thác. Ông cho rằng "vạch đỏ" dành cho Saudi Arabia là mức 9 triệu thùng/ngày. Nếu nước này thất bại trong việc cắt giảm sản lượng dưới mức đó thì giá có thể sẽ thả dốc mạnh. " Saudi Arabia buộc phải cắt giảm thêm 700.000 thùng/ngày, nếu không giá dầu sẽ giảm mạnh. Không dừng lại ở đó, sang năm 2018, quốc gia này còn phải giảm sâu hơn nữa". Ông Fesharaki chia sẻ một cái nhìn trái chiều về mối quan hệ giữa giá và nhu cầu dầu thô trong tương lai. Ông tin rằng nếu giá dầu giảm thì nhu cầu dầu cũng giảm theo. "Việc giá dầu giảm cũng giống như một trận động đất hay thậm chí là cơn sóng thần. Nếu giá dầu giảm nhẹ thì điều này sẽ rất tốt cho sự phát triển kinh tế, đồng thời kích thích nhu cầu dầu tăng theo. Tuy nhiên, vừa qua giá dầu liên tục giảm mạnh đã khiến thị trường chứng khoán giảm theo. Tôi cho rằng tâm lý hoang mang đang bao phủ thị trường rằng nếu giá dầu vẫn tiếp tục giảm sẽ tạo ra cơn khủng hoảng trên toàn cầu".
Nhưng mới đây nhất, ngày 10/7, Neil Dwane, chiến lược gia toàn cầu đồng thời là Giám đốc đầu tư về cổ phiếu châu Âu tại Allianz Global Investors lại cảnh báo nguồn cung dầu đang bị đe dọa trên toàn thế giới, và nhận định "Vẫn có khả năng giá dầu lộn ngược dòng tăng mạnh nhưng có lẽ không phải là mức 120 USD/thùng, có thể là 70-80 USD/thùng do nỗi lo về rủi ro địa chính trị và gián đoạn nguồn cung. Điển hình như Venezuela hiện đang rơi vào tình trạng hỗn loạn". Theo ông, "Nguồn cung 2 triệu thùng/ngày ở Venezuela có thể biến mất bất cứ lúc nào. Azerbaijan thì đang gặp rắc rối trong khi sản lượng khai thác của Trung Quốc cũng đang giảm mạnh". Ông Dwane cho rằng những rủi ro về địa chính trị có thể đẩy giá dầu tăng mạnh do rất nhiều mỏ khi thác có thể bị tổn thương và gián đoạn từ những bất ổn. Hiện tại, giá dầu thô đang ở mức quá thấp để kích thích các nhà khai thác dầu khoan thêm giếng dầu mới.
Ông Herman Wang, chuyên gia phân tích về OPEC đến từ S&P Global Platts đồng tình quan điểm rủi ro địa chính trị có thể ảnh rất lớn tới nguồn cung dầu thô.
Ngay cả khi những nỗi lo về địa chính trị tiêu tan, OPEC phải đối diện với câu hỏi liệu rằng nỗ lực tái cân bằng thị trường dầu thô có thực sự phát huy tác dụng khi dấu hiện gần đây cho thấy sản lượng của Mỹ hay chính bản thân OPEC đang tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng hồi phục từ mức thấp nhất kể từ giữa tháng 3 trong bối cảnh giới đầu tư đang đón đợi tín hiệu từ ngân hàng trung ương các nước về động thái sẽ tăng lãi suất.
Tại New York, giá vàng giao ngay tăng nhẹ 0,07% lên 1.213,61 USD/ounce, sau khi đã có thời điểm rơi xuống 1.204,45 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 15/3; vàng giao tháng 8 tăng 3,5 USD, hay 0,29%, và chốt phiên ở mức 1.213,20 USD/ounce.
Giới đầu tư đang hướng sự chú ý tới bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen trước Quốc hội vào các ngày 12-13/7 tới.
Giá vàng khá nhạy cảm với các động thái tăng lãi suất, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí của việc nắm giữ vàng, đồng thời làm đồng USD tăng giá, khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Thị trường đang trông đợi động thái thắt chặt tiền tệ từ nhiều ngân hàng trung ương, nhờ được hỗ trợ bởi số liệu việc làm của Mỹ tốt hơn dự đoán và hoạt động xuất khẩu mạnh của Đức.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết lượng vàng mà quỹ này nắm giữ đã giảm 2% trong tuần kết thúc vào ngày 7/7.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,45% lên 15,65 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,47% xuống còn 899,25 USD/ounce.
Trên thị trường nông sản, giá đườn giảm mạnh, với đường giao tháng 10 giá giảm 0,59 US cent/lb sau khi có lúc giảm xuống chỉ 13,51 US cent; đường trắng giao tháng 8 giá giảm 13,1 USD tương đương 3,1% xuống 405 USD/tấn, phiên giảm giá nhiều nhất kể từ cuối tháng 4.
Ấn Độ đã nâng thuế nhập khẩu đường thô lên 50% từ mức 40% để hạn chế nhập khẩu và bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nhập khẩu đường tinh luyện sẽ vẫn ở mức cao.
Đối với cà phê, giá robusta giảm 11 USD tương đương 0,52% xuống 2.100 USD/tấn, sau khi có lúc xuống chỉ 2.074 USD/tấn. Arabica giao tháng 9 giá giảm 0,3 US cent tương đương 0,23% xuống 1,286 USD/lb.
Ngũ cốc tăng giá mạnh do thời tiết nóng ở Mỹ đe dọa giảm sản lượng.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá ngô lên mức cao nhất 1 năm, giá lúa mì và đậu tương cũng tăng mạnh.
Do tình trạng thời tiết thất thường với lượng mưa thấp và nhiệt độ cao hơn mức bình thường tại vùng Trung tây (Midwest) nước Mỹ, phần lớn các quỹ đầu tư vẫn thực hiện giao dịch mua vào trên thị trường nông sản.
Các nhà môi giới trên sàn CBOT ước tính các quỹ đầu tư thực hiện giao dịch mua vào 8.000 hợp đồng đối với ngô và 7.000 hợp đồng đối với đậu tương, trong lúc bán ra 4.000 hợp đồng đối với lúa mỳ.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

44,40

+0,17

+0,34%

Dầu Brent

USD/thùng

46,88

+0,20

+0,43%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

33.600,00

+170,00

+0,51%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,93

0,00

-0,10%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,04

-0,03

-0,02%

Dầu đốt

US cent/gallon

145,69

+0,33

+0,23%

Dầu khí

USD/tấn

431,75

-1,75

-0,40%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

49.260,00

+450,00

+0,92%

Vàng New York

USD/ounce

1.210,80

+2,40

+0,20%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.440,00

+8,00

+0,18%

Bạc New York

USD/ounce

15,53

-0,10

-0,67%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,60

+0,40

+0,70%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

899,40

-2,00

-0,22%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

844,02

+1,12

+0,13%

Đồng New York

US cent/lb

264,65

-0,10

-0,04%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.824,00

-4,00

-0,07%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.897,00

-33,00

-1,71%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.780,50

-12,50

-0,45%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.880,00

+315,00

+1,61%

Ngô

US cent/bushel

403,00

+1,00

+0,25%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

557,75

+7,75

+1,41%

Lúa mạch

US cent/bushel

290,25

0,00

0,00%

Gạo thô

USD/cwt

12,00

-0,02

-0,21%

Đậu tương

US cent/bushel

1.044,00

+4,75

+0,46%

Khô đậu tương

USD/tấn

348,00

+2,40

+0,69%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,14

-0,03

-0,09%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

528,00

-2,40

-0,45%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.838,00

-34,00

-1,82%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

128,60

-0,30

-0,23%

Đường thô

US cent/lb

13,56

-0,59

-4,17%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

134,85

+1,10

+0,82%

Bông

US cent/lb

67,10

-0,19

-0,28%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

360,20

+7,40

+2,10%

Cao su TOCOM

JPY/kg

195,20

-1,30

-0,66%

Ethanol CME

USD/gallon

1,55

+0,04

+2,31%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet