Trên thị trường năng lượng, giá dầu quay đầu giảm sau khi báo cáo của IEA cho thấy nguồn cung dầu toàn cầu tăng trong tháng 9.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 11/2016 trên sàn New York giảm 56 cent, tương ứng 1,1%, xuống 50,79 USD/thùng, dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 73 cent, tương đương 1,4%, xuống 52,41 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nguồn cung dầu thô toàn cầu trong tháng 9 đạt 97,2 triệu thùng/ngày, tăng 600.000 thùng/ngày so với tháng 8 và cao hơn 200.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sản lượng của Nga tăng mạnh. Nguồn cung tăng vào thời điểm Nga và OPEC đang thảo luận về việc cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá dầu.
Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng sản lượng tăng trong bối cảnh diễn ra các cuộc thảo luận là dấu hiệu cho thấy sự khó khăn của các nước xuất khẩu dầu thô trong việc thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Nhiều nước có thể không tuân thủ thoả thuận. Mỹ và các nước khác sẽ tăng sản lượng, khiến thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC trở thành "lợi bất cập hại", theo Goldman Sachs.
Nếu OPEC không thể đạt được thỏa thuận trong phiên họp tại Vienna vào tháng tới, giá dầu có thể giảm xuống 43 USD/thùng, Goldman cho biết. RBC Capital Markets hôm 11/10 cũng hạ dự báo giá dầu của Mỹ trong năm 2017 xuống 56,50 USD/thùng từ 64 USD/thùng trước đó.
Các yếu tố bi quan khác từ báo cáo của IEA gồm việc Libya tăng xuất khẩu dầu cũng như nhu cầu dầu thô của Trung Quốc hầu như không tăng trong quý III/2016.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm giá trở lại khi USD mạnh lên do đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 12 năm nay.
Giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.255,7 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2016 giảm 0,4% xuống 1.255,9 USD/ounce.
Theo số liệu của CME Group, tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất vào tháng 12 hiện là 70%, tăng so với 66% so với hôm 7/10.
Hôm 7/10, giá vàng xuống thấp nhất 4 tháng ở 1.241,2 USD/ounce sau khi số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn so với dự báo và bình luận của các quan chức Fed về khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ.
USD lên cao nhất 11 tuần so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ, gây áp lực lên giá vàng.
Giới đầu tư đang chờ biên bản họp tháng 9 của Fed để đánh giá khả năng nâng lãi suất vào cuối năm nay.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,9% xuống 17,47 USD/ounce; giá bạch kim giảm 1,5% xuống 946,25 USD/ounce; và giá palladium giảm 2,7% xuống 646,75 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá nhôm giảm từ mức cao nhất 2 tháng do hoạt động bán kiếm lời và lại dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung khi dự báo sản lượng của Trung Quốc sẽ tăng lên.
Giá hợp đồng tham chiếu giảm 0,7% xuống 1.679 USD/tấn. Kim loại này được sử dụng trong ngành vận tải và bao bì. Đầu phiên giao dịch có lúc giá vọt lên 1.693 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 18/8.
Nước sản xuất hàng đầu thế giới – Trung Quốc – chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu, với sản lượng năm nay ước tính khoảng 59 triệu tấn. Các nhà sản xuất ở nước này đã tang công suất trong năm nay, sản lượng trong quý IV dự báo sẽ tăng.
Trên thị trường nông sản, cà phê robusta vọt lên mức cao nhất trong vòng 20 tháng sau 3 phiên liên tiếp tăng bởi số liệu cho thấy xuất khẩu tháng 9 của Brazil giảm mạnh do hạn hán làm giảm sản lượng.
Robusta kỳ hạn giao tháng 11 tăng 11 USD hay 0,6% lên 2.028 USD/tấn, trong phiên có lúc giá đạt 2.033 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 2/2015.
Xuất khẩu cà phê robusta của Brazil giảm xuống chỉ 30.500 bao trong tháng 9, giảm so với 335.900 bao cùng tháng năm 2015, theo hiệp hội xuất khẩu Cecafé. Tổng XK cà phê Brazil trong tháng 9 giảm khoảng 24% so với cùng kỳ năm ngoái do nhân viên hải quan ở cảng Santos đình công.
Arabica kỳ hạn giao tháng 12 trên sàn New York giảm nhẹ 2,05 US cent hay 1,3% xuống 1,508 USD/lb.
Dầu cọ vừa trải qua phiên tăng giá mạnh nhất trong vòng hơn5 tuần do dự báo sản lượng giảm và đồng ringgit Malaysia đang giảm giá.
Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 12 – hợp đồng tham chiếu – trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 2,7% lên 2.611 ringgit (628 USD)/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 2/9.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
50,79
|
-0,56
|
-1,1%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
52,41
|
-0,73
|
-1,4%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
32.960,00
|
-510,00
|
-1,52%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,23
|
-0,01
|
-0,19%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
148,70
|
+0,41
|
+0,28%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
158,85
|
+0,12
|
+0,08%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
470,00
|
-0,50
|
-0,11%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
43.490,00
|
-390,00
|
-0,89%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.256,40
|
-0,50
|
-0,04%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.159,00
|
-32,00
|
-0,76%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
58,20
|
-1,00
|
-1,69%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
17,52
|
+0,06
|
+0,35%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
948,45
|
+0,57
|
+0,06%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
648,27
|
+1,11
|
+0,17%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
218,60
|
+0,05
|
+0,02%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
4.812,00
|
-36,50
|
-0,75%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.679,00
|
-11,50
|
-0,68%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.250,00
|
-78,00
|
-3,35%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.825,00
|
-270,00
|
-1,34%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
344,75
|
-0,75
|
-0,22%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
405,50
|
-1,75
|
-0,43%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
199,00
|
0,00
|
0,00%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,39
|
-0,01
|
-0,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
952,00
|
-2,25
|
-0,24%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
298,80
|
-1,50
|
-0,50%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,55
|
+0,20
|
+0,60%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
474,00
|
0,00
|
0,00%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.665,00
|
+8,00
|
+0,30%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
150,80
|
-2,05
|
-1,34%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
23,29
|
+0,16
|
+0,69%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
200,05
|
-1,70
|
-0,84%
|
Bông
|
US cent/lb
|
67,26
|
+0,12
|
+0,18%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
332,30
|
-10,00
|
-2,92%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
179,40
|
-2,90
|
-1,59%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,56
|
+0,01
|
+0,84%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg