Trên thị trường năng lượng, giá dầu Mỹ tăng nhẹ sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq tỏ ý hoài nghi khả năng OPEC quyết định tăng sản lượng khai thác trong cuộc họp cuối tháng này tại Vienna, Áo.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 7/2018 tăng 0,36 USD, lên mức 66,07 USD/thùng, mức cao nhất kể từ 1/6; dầu Brent giao tháng 8/2018 không đổi so với phiên trước đó, ở mức 76,46 USD/thùng.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Jabar al-Luaibi, cho rằng các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới không nên bơm thêm dầu ra thị trường giữa bối cảnh có thông tin Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Saudi Arabia và nhiều nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới khác tăng sản lượng khai thác dầu thô trước khi nước này áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran.
Tuy nhiên, thông tin Mỹ và Nga tiếp tục gia tăng sản lượng hạn chế dầu tăng giá. Cuối tuần qua, hãng thông tấn Nga Interfax cho biết sản lượng khai thác dầu thô của nước này trong đầu tháng Sáu này đã vượt mục tiêu đặt ra trước đó, đạt 11,1 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cuối tuần qua cho biết, tổng số giàn khoan dầu hoạt động tại các mỏ dầu ở Mỹ đã tăng lên 862 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015. Điều này cho thấy sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ, vốn đã ở mức kỹ lục 10,8 triệu thùng/ngày, sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Trong 18 tháng, OPEC và các đồng minh đã hạn chế sản lượng với kỳ vọng duy trì thị trường và hỗ trợ giá. Nhóm sẽ họp vào ngày 22-23/6 tại Vienna và quyết định chính sách hạn chế nguồn cung, trong bối cảnh sản lượng tại Venezuela suy giảm và các biện pháp trừng phạt đối với Iran – nước sản xuất lớn thứ 3 của OPEC giảm.
Nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu Saudi Arabia cho biết, đã tăng sản lượng dầu lên hơn 10 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 5/2018, vẫn trong mục tiêu thỏa thuận. Ngay cả khi OPEC cắt giảm nguồn cung, sản lượng từ các thành viên không thuộc OPEC bao gồm Mỹ và Nga đang tăng. Hãng thông tấn Nga Interfax cho biết, sản lượng của nước này đã vượt mục tiêu đạt 11,1 triệu bpd trong đầu tháng 6. Tại Mỹ, một số giàn khoan dầu mới tăng 1 tuần trước lên 862, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trong bối cảnh giới đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ tuần này của Fed và trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.299,83 USD/ounce; giá vàng giao sau tăng 50 US cent (0,04%) lên 1.303,20 USD/ounce.
Fed có thể sẽ nâng lãi suất mục tiêu lên trên mức lạm phát lần đầu tiên trong một thập niên qua, đồng thời tìm cách duy trì chuỗi tăng trưởng dài thứ hai trong lịch sử trong khi tiếp tục nâng lãi suất. Lãi suất tăng cao thường làm “lu mờ” sức hấp dẫn của những tài sản vốn được coi là “nơi trú ẩn an toàn” như vàng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn đang có xu hướng tăng cao hơn.
Chỉ số đồng USD cũng vững lên so với rổ tiền tệ chủ chốt. Tuy nhiên, những dấu hiệu đáng khích lệ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về hội nghị thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore về những nỗ lực phi hạt nhân hóa mới là yếu tố gây ảnh hưởng đến vàng, làm giảm sức hút của kim loại quý này.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng sẽ có các cuộc họp chính sách trong tuần này. Theo Stephen Innes, người phụ trách APAC thuộc OANDA, khi rủi ro địa chính trị dịu đi, Fed và ECB sẽ “định hướng” số phận của vàng trong ngắn hạn.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,8% lên 16,87 USD/oucne, trong phiên có lúc đạt 16,95 USD/ounce, mức cao nhất 7 tuần. Giá palađi tăng 0,7% lên 1.021,47 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,3% lên 904,1 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 910,5 USD/ounce, mức cao nhất 1 tuần. Kim loại bạch kim được sử dụng trong bộ chuyển đổi bằng xúc tác trong ô tô, được hậu thuẫn bởi số liệu cho thấy rằng, doanh số bán xe ô tô Trung Quốc tháng 5/2018 tăng 9,6% so với cùng tháng năm ngoái.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo ngại gián đoạn sản xuất tại mỏ khai thác Escondida Chile suy giảm, nhưng lo ngại về nguồn cung từ mỏ luyện đồng Vedanta Ấn Độ và đồng USD suy yếu đã hỗ trợ giá đồng
Giá đồng hợp đồng tham chiếu trên sàn London kết thúc giảm 0,8% xuống còn 7.255 USD/tấn. Tuần trước, đồng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện và xây dựng đạt 7.348 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 1/2014. Nhu cầu từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh mẽ đã hậu thuẫn giá đồng. Trong tháng 5/2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 475.000 tấn đồng chưa gia công và sản phẩm đồng, mức cao nhất kể từ tháng 12/2016, tăng 22% so với cùng tháng năm ngoái và tăng 8% so với tháng trước đó.
Giá nhôm và kẽm kết thúc phiên thay đổi nhẹ ở mức 2.301 USD/tấn và 3.201 USD/tấn theo thứ tự lần lượt, giá thiếc giảm 0,2% xuống còn 21.175 USD/tấn và giá nickel giảm 0,8% xuống còn 15.290 USD/tấn.
Giá thép cây tại Trung Quốc duy trì vững sau khi tăng mạnh lên mức cao nhất 6 tháng trong tuần trước đó, nhưng triển vọng đối với nhu cầu tăng đã củng cố giá. Sản lượng thép thô trung bình ngày của Trung Quốc đạt 2,53 triệu tấn giai đoạn 10-20/5, so với 2,56 triệu tấn trong tháng 4/2018, mức cao nhất kể từ tháng 5/2014, nhà phân tích Helen Lau Argonaut Securities cho biết. Giá thép cây giao tháng 10 trên sàn Thượng Hải đóng cửa không thay đổi, ở mức 3.803 NDT (594 USD)/tấn, hồi phục từ mức thấp trong ngày 3.755 NDT/tấn. Giá thép cây trong ngày 7/6 đạt 3.869 NDT/tấn, mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2017. Tiêu thụ và sản xuất thép tại Trung Quốc tăng mạnh đã đẩy nhập khẩu nguyên liệu quặng sắt của nước này trong tháng 5/2018 tăng 13,5% so với tháng trước lên 94,14 triệu tấn. Dự trữ quặng sắt tại các cảng lớn của Trung Quốc giảm đáng kể xuống còn 161,03 triệu tấn trong ngày 8/6 so với mức cao kỷ lục 161,98 triệu tấn tuần trước đó, SteelHome cho biết. Giá quặng sắt giao ngay sang cảng Tần Hoàng Đảo tăng 0,9% lên 67,44 USD/tấn ngày thứ sáu (8/6) lên mức cao nhất 3 tuần, Metal Bulletin cho biết. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên tăng 0,6% lên 470 NDT/tấn. Giá than cốc giảm 0,2% xuống còn 2.072 NDT/tấn và than luyện cốc giảm 0,8% xuống còn 1.244 NDT/tấn.
Trên thị trường nông sản, đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,12 cent tương đương 1% lên 12,64 cent/lb, giá đường tăng cùng với đồng real Brazil tăng so với đồng USD từ mức thấp nhất 2 năm. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 4,5 USD tương đương 1,3% lên 351 USD/tấn. Philippines cho biết sẽ nhập khẩu lên tới 200.000 tấn đường để bù đắp nguồn cung nội địa, điều này đã thúc đẩy giá tăng. Trong khi đó, Ấn Độ đang tìm cách xuất khẩu 200.000 tấn đường trắng trong 4 tháng tới. Tuy nhiên, các đại lý cho biết, xuất khẩu của Ấn Độ không chắc chắn do giá đường thị trường nội địa cao hơn thị trường thế giới. Vụ thu hoạch củ cải đường Ukraine có thể giảm 10% xuống còn 13,1 triệu tấn do diện tích gieo trồng suy giảm.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 0,15 cent tương đương 0,1% xuống còn 1,171 USD/lb. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 14 USD tương đương 0,8% lên 1.735 USD/tấn.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM chạm mức thấp nhất trong gần 2 tháng, chịu áp lực bởi dự trữ tại châu Á dồi dào và sản lượng tại các nước sản xuất chủ chốt khu vực Đông Nam Á tăng. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn TOCOM kết thúc phiên giảm 1,2 JPY xuống còn 184,9 JPY (1,68 USD)/kg, sau khi đạt 184,3 JPY/kg trong phiên trước đó, mức thấp nhất kể từ ngày 19/4. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 120 NDT xuống còn 11.400 NDT/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 7 trên sàn SICOM giảm 0,5 Uscent xuống còn 140,6 Uscent/kg. Dự trữ cao su thô tại các cảng của Nhật Bản đạt 17.009 tấn tính đến 10/5, tăng hơn 4 lần so với mức 4.070 tấn năm ngoái, Hiệp hội Thương mại Cao su Nhật Bản cho biết.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

66,07

+0,36

+0,43%

Dầu Brent

USD/thùng

76,46

0,00

0,00%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

49.370,00

+230,00

+0,47%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,96

+0,01

+0,44%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

210,35

-0,14

-0,07%

Dầu đốt

US cent/gallon

216,17

+0,10

+0,05%

Dầu khí

USD/tấn

664,50

-1,00

-0,15%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

67.450,00

+470,00

+0,70%

Vàng New York

USD/ounce

1.302,00

-1,20

-0,09%

Vàng TOCOM

JPY/g

16,91

-0,05

-0,28%

Bạc New York

USD/ounce

16,91

-0,05

-0,28%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,60

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

904,42

+0,31

+0,03%

Palladium giao ngay

USD/ounce

1.020,28

-2,34

-0,23%

Đồng New York

US cent/lb

324,45

-1,25

-0,38%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

7.255,00

-57,00

-0,78%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.301,00

+2,00

+0,09%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.201,00

-1,00

-0,03%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.175,00

-50,00

-0,24%

Ngô

US cent/bushel

369,25

+2,00

+0,54%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

512,25

-2,25

-0,44%

Lúa mạch

US cent/bushel

243,25

+0,75

+0,31%

Gạo thô

USD/cwt

11,64

+0,46

+4,11%

Đậu tương

US cent/bushel

958,75

+5,00

+0,52%

Khô đậu tương

USD/tấn

353,30

+2,10

+0,60%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,62

+0,04

+0,13%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

509,60

-0,60

-0,12%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.408,00

-21,00

-0,86%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

117,10

-0,15

-0,13%

Đường thô

US cent/lb

12,64

+0,12

+0,96%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

157,00

-2,20

-1,38%

Bông

US cent/lb

91,50

-0,18

-0,20%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

579,60

-10,00

-1,70%

Cao su TOCOM

JPY/kg

186,60

+1,70

+0,92%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

-0,02

-1,45%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet