Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thông báo rằng tình trạng dư cung gần như đã không còn nữa. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent trên sàn London tăng 1,11 USD lên 78,23 USD/thùng; trong khi đó dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 0,26 USD lên 70,96 USD/thùng. Chênh lệch giữa giá dầu Brent và WTI lên tới 7,28 USD/thùng, mức lớn nhất kể từ ngày 12/12/2017, do sản lượng của Mỹ gia tăng.
OPEC và các nước ngoài OPEC tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu vẫn tiếp tục hạ thấp sản lượng với mức giảm được cho là nhiều hơn so với cam kết. Sản lượng của Iran không chắc chắn do Mỹ đã tuyên bố từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran và dự kiến sẽ áp các lệnh trừng phạt “nghiêm khắc hơn”. Nhà phân tích Michael Wittner của Societe Generale dự đoán các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ “tước đi” 400.000-500.000 thùng dầu thô mỗi ngày mà quốc gia này đưa ra thị trường dầu thế giới. Trong khi đó, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu đá phiến của nước này dự kiến đạt mức cao kỷ lục 7,18 triệu thùng/ngày. Chính sự khác nhau về xu hướng sản xuất ở Mỹ và các nước khác làm gia tăng sự chênh lệch giá giữa 2 loại dầu.
Theo các nhà phân tích của ngân hàng Bank of America, sản lượng dầu tại Venezuela sụt mạnh cùng khả năng gián đoạn trong xuất khẩu dầu mỏ của Iran có thể đẩy giá dầu Brent lên tới 100 USD/thùng trong năm 2019. Cụ thể, các nhà phân tích của Bank of America dự báo giá dầu Brent sẽ chạm mức 90 USD trong quý 2/2019, nhưng cảnh báo rằng những nguy cơ liên quan tới tình hình xấu đi tại Iran có thể đẩy giá lên 100 USD/thùng - mức cao chưa từng thấy kể từ năm 2014. Chênh lệch giá 2 loại dầu trong năm 2019 được dự báo sẽ ở mức dưới 6 USD.
Sản xuất dầu của Venezuela liên tục đi xuống do khủng hoảng kinh tế. Theo số liệu từ S&P Global Platts, sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 1/2018 đã xuống mức thấp nhất trong gần 30 năm qua, không bao gồm thời điểm nước này có đợt đình công ngắn vào năm 2003. So với đầu những năm 2000, sản lượng dầu của Venezuela giờ chỉ bằng một nửa, với 1,5 triệu thùng một ngày.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các nhà sản xuất dầu lớn khác trong đó có Nga dự kiến được gia hạn vào cuối năm 2018. Tuy nhiên, các nhà phân tích của Bank of America cho rằng OPEC và Nga có thể sẽ tiếp tục hợp tác nhằm ngăn giá dầu giảm.
Ngoài ra, kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ ổn định sẽ đẩy nhu cầu dầu mỏ lên cao nữa. Nhu tăng cao sẽ giúp "quét sạch" nguồn cung dầu dư thừa trên thị trường, các nhà phân tích của Bank of America nhận định.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm nhẹ khi USD hồi phục từ mức thấp nhất 1 tuần. Vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.314,17 USD/ounce, vàng giao tháng 6 giảm 2,5 USD tương đương 0,2% xuống còn 1.318,2 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng USD so với giỏ sáu đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 0,05% lên 92.581. Giá vàng và đồng USD thường biến động trái chiều nhau, khi đồng USD tăng thì giá vàng thường giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên 2,983% và việc lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ tăng có thể sẽ khiến giá vàng, cũng như những loại hàng hóa khác có lợi suất thấp, đi xuống. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ tăng đáng kể trong ngày 14/5, khi giới thương gia tìm kiếm thêm những manh mối về kế hoạch tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Mỹ cho thấy nền kinh tế mạnh mẽ và khiến Fed có nhiều lý do để tăng lãi suất. Tỉ lệ lãi suất của Mỹ tăng cao khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Sự gia tăng tỉ lệ lãi suất của Mỹ có thể trong tháng 6 tại cuộc họp tới của Cục Dự trữ Liên bang sẽ gây áp lực đối với vàng, mặc dù các nhà phân tích cho rằng sẽ không có khả năng đẩy giá vàng giảm đáng kể. Tuy nhiên, vàng được dự kiến sẽ duy trì trong phạm vi hẹp, dao động từ 1.300-1.350 USD/ounce trong năm nay, trừ khi các yếu tố cơ bản cung cầu thay đổi đáng kể.
Vàng cũng có thể được hỗ trợ từ rủi ro an ninh tại Trung Đông gia tăng sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt. Các thương nhân cho biết, sự suy giảm nhập khẩu vàng của Ấn Độ - nước tiêu thụ hàng đầu – cũng xói mòn xu hướng giá.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 7/2018 giảm 10,7 US cent/lb, tương đương 0,64%, xuống 16,645 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,1% xuống 911,6 USD/ounce, trong khi palađi giảm 0,2% xuống 994,22 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá chì tiếp tục tăng từ mức thấp nhất 9 tháng do lo ngại nguồn cung thắt chặt, trong khi dự trữ đồng tăng, đẩy kim loại được sử dụng trong ngành điện và xây dựng suy giảm. Chì giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,7% lên 2.385 USD/tấn; chì đã tăng gần 7% kể từ ngày 2/5, chạm mức 2.241 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 8. Dự kiến giá chì sẽ đạt 2.640 USD/tấn trong quý III/2018, nhà phân tích Colin Hamilton tại BMO Capital Markets cho biết. Nguồn cung chì toàn cầu năm 2014-2016 giảm khoảng 500.000 tấn tương đương 10%. Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự báo thị trường chì năm 2018 sẽ thiếu hụt 115.000 tấn và năm 2019 thiếu hụt 56.000 tấn sau khi giảm 119.000 tấn năm ngoái.
Sắtthép cũng tăng. Giá quặng sắt 62% giao sang cảng Tần Hoàng Đảo CFR tăng 0,59 USD/tấn lên 67,42 USD/tấn.Giá quặng sắt 58% giao sang cảng Tần Hoàng Đảo CFR tăng 0,67 USD/tấn lên 55,07 USD/tấn. Giá thép cây và thép cuộn cán nóng giao ngay tăng 20-70 NDT (3,1-3,11 USD)/tấn so với phiên trước đó. Dự trữ thép Trung Quốc đang giảm nhanh chóng sau nhiều năm duy trì ở mức cao. Daniel Hynes và Soni Kumari, hai chiến lược gia về hàng hóa thuộc ANZ, nhận định giá quặng sắt đã chạm sàn và đang khôi phục về 68 USD/tấn vào nửa sau năm 2018.
Tuy nhiên, giá đồng trên sàn London giảm 0,8% xuống còn 6.885 USD/tấn sau khi dự trữ tại kho ngoại quan LME tăng 8.900 tấn lên 289.975 tấn. Dự trữ đã giảm hơn 100.000 tấn kể từ tháng 3/2018 xuống chỉ còn hơn 280.000 tấn, trong khi giá đồng đã đi ngang sau khi đạt mức cao nhất 4 năm, ở mức 7.312,5 USD/tấn trong tháng 12/2017.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, trong bối cảnh dấu hiệu cho thấy rằng hoạt động mua bù thiếu suy giảm và chịu áp lực bởi đồng real Brazil suy yếu. Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 1,8 cent tương đương 1,5% xuống 1,176 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 1,172 USD/lb, mức thấp nhất kể từ ngày 20/4. Giá cà phê robusta giảm 16 USD tương đương 0,9% xuống còn 1.742 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,04 cent tương đương 0,36% lên 11,26 cent/lb. Giá đường đã cao hơn mức thấp nhất năm 2015 trong tháng trước đó do nguồn cung toàn cầu dồi dào và lo ngại về thời tiết khô tại Brazil suy giảm. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 40 cent, tương đương 0,1% lên 321,1 USD/tấn.
Tiêu thụ đường Trung Quốc giai đoạn từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019 được dự kiến sẽ tăng, do giá đường ở mức thấp, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn nước này cho biết. Trong giai đoạn này, Trung Quốc sẽ tiêu thụ 15,2 triệu tấn đường, tăng 200.000 tấn so với cùng kỳ năm trước đó. Tiêu thụ sẽ được thúc đẩy bởi giá đường suy giảm, do sản lượng đường toàn cầu tăng dẫn đến dư cung. Sản lượng đường của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước đó, lên 10,68 triệu tấn. Nhập khẩu đường trong giai đoạn này sẽ đạt 3,2 triệu tấn, tương đương với mức năm trước đó, và xuất khẩu sẽ tăng 30.000 tấn so với cùng kỳ năm trước đó lên 150.000 tấn.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM – tham chiếu cho toàn thị trường Đông Nam Á – giảm theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải suy giảm, và chịu ảnh hưởng do tồn kho ở mức cao. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn TOCOM kết thúc phiên giảm 1,1 JPY xuống còn 192,3 JPY/kg. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 giảm 80 NDT xuống còn 11.600 NDT/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên sàn SICOM giảm 1 Uscent xuống còn 141,2 Uscent/kg.
Giá hàng hóa thế giới

 

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

70,96

+0,26

+0,35%

Dầu Brent

USD/thùng

78,23

+1,11

+1,33%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

49.720,00

+1.070,00

+2,20%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,84

-0,01

-0,25%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

220,03

+0,01

+0,00%

Dầu đốt

US cent/gallon

225,06

+0,10

+0,04%

Dầu khí

USD/tấn

684,50

+3,50

+0,51%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

67.300,00

+1.000,00

+1,51%

Vàng New York

USD/ounce

1.314,10

-4,10

-0,31%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.628,00

-6,00

-0,13%

Bạc New York

USD/ounce

16,56

-0,08

-0,51%

Bạc TOCOM

JPY/g

58,30

-0,40

-0,68%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

912,67

+2,29

+0,25%

Palladium giao ngay

USD/ounce

997,39

+1,49

+0,15%

Đồng New York

US cent/lb

309,30

0,00

0,00%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.885,00

-57,00

-0,82%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.319,00

+31,00

+1,35%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.055,00

-29,00

-0,94%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.950,00

-25,00

-0,12%

Ngô

US cent/bushel

399,50

+3,00

+0,76%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

495,50

+4,25

+0,87%

Lúa mạch

US cent/bushel

237,25

-2,00

-0,84%

Gạo thô

USD/cwt

12,55

+0,04

+0,32%

Đậu tương

US cent/bushel

1.024,75

+7,00

+0,69%

Khô đậu tương

USD/tấn

390,50

+2,90

+0,75%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,33

+0,08

+0,26%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

534,50

+2,30

+0,43%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.779,00

-26,00

-0,93%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

117,60

-1,80

-1,51%

Đường thô

US cent/lb

11,26

+0,04

+0,36%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

171,35

+2,00

+1,18%

Bông

US cent/lb

84,08

+0,38

+0,45%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

612,70

+10,00

+1,66%

Cao su TOCOM

JPY/kg

190,20

-2,10

-1,09%

Ethanol CME

USD/gallon

1,48

+0,02

+1,30%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

 

Nguồn: Vinanet