Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Nga và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể tăng sản lượng để giành thị phần với Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giảm 0,5% xuống 71,18 USD/ thùng, sau khi có lúc trượt xuống dưới ngưỡng 71 USD/ thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,8% xuống 63,4 USD/ thùng.
Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 30%, chủ yếu nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu/ngày đã được OPEC và các nước đồng minh, trong đó có Nga, ký kết nhằm kiềm chế nguồn cung (áp dụng trong 6 tháng đầu năm 2019).
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cuối tuần qua cho biết Nga và OPEC có thể quyết định tăng sản lượng khai thác dầu nhằm giành lại thị phần từ tay Mỹ, song điều này có thể sẽ đẩy giá dầu xuống mức thấp 40 USD/ thùng.
Về phía OPEC, Saudi Arabia tỏ ý muốn tiếp tục muốn cắt giảm sản lượng trong khi một số nguồn tin từ OPEC cho biết họ có thể sẽ tăng sản lượng từ tháng Bảy tới, nếu tình trạng gián đoạn nguồn cung vẫn tiếp diễn.
Hiện giá dầu đang chịu sức ép từ sản lượng khai thác của Mỹ gia tăng. Sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục tính theo tuần là 12,2 triệu thùng dầu/ ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần giữa bối cảnh hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận về thương mại thúc đẩy giới đầu tư hướng tới các tài sản rủi ro hơn, ngay cả khi đồng USD giảm giá.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.287,61 USD/ounce, rời xa hơn mức “đáy” 1.281,96 USD/ounce - mức thấp nhất kể từ ngày 4/4/2019 - đã được ghi nhận trước đó; vàng giao tháng 6/2019 giảm 3,90 USD (0,3%) xuống 1.291,30 USD/ounce.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 13/4/2019 nói rằng ông hy vọng Washington và Bắc Kinh “tiến gần đến vòng đàm phán cuối cùng” để giải quyết những tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Những dấu hiệu hai bên đang tiến tới một thỏa thuận chấm dứt những tranh chấp, được cho là gây tổn thất hàng tỷ USD và tác động xấu lên các thị trường tài chính, đã tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư và làm giảm nhu cầu đối với vàng - thường được coi là “nơi trú ẩn an toàn” trong thời kỳ bất ổn.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim giao ngay và giá palađi đều giảm 0,5% xuống lần lượt là 881,50 USD/ounce và 1.364,38 USD/ounce. Trong khi giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 14,98 USD/ounce. Trước đó, trong phiên này, giá bạc đã có lúc tụt xuống mức thấp kể từ tháng 12 là 14,81 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thép tại Trung Quốc đạt mức cao nhất 7,5 năm nhờ nhu cầu tăng và kỳ vọng chính phủ nước này sẽ thúc đẩy các biện pháp kích thích kinh tế để hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng.
Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải chốt phiên hôm qua 15/4 tăng 1,4% lên 3.829 CNY/tấn, trong phiên có lúc đạt 3.843 CNY (573,01 USD)/tấn, cao nhất kể từ tháng 9/2011. Giá thép cuộn cán nóng, sản phẩm thép dùng trong sản xuất tăng 1,7% lên 3.752 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng lên 653 CNY/tấn, không xa so với mức cao kỷ lục (666 CNY/tấn).
Nhà phân tích thuộc Jinrui Futures cho biết: "Thị trường thép hiện tại tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái, khi dự trữ tại các nhà máy thép và các thương nhân ở mức thấp mặc dù sản lượng tăng. Trong khi đó, các nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc ổn định và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tăng, điều này sẽ hỗ trợ nhu cầu thép duy trì ở mức cao".
Dự trữ sản phẩm thép của các thương nhân Trung Quốc tính đến ngày 12/4/2019 giảm tuần thứ 6 liên tiếp xuống 14,25 triệu tấn, trong đó dự trữ thép cây đạt 7,67 triệu tấn và thép cuộn cán nóng đạt 2,24 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Giá đồng duy trì ổn định, được củng cố bởi đồng USD giảm và tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Trung Quốc, trước 1 loạt số liệu tăng trưởng từ nước tiêu thụ hàng đầu thế giới vào cuối tuần này. Giá đồng kỳ hạn trên sàn London thay đổi nhẹ ở mức 6.480 USD/tấn. Giá đồng dao động trong phạm vi hẹp giữa 6.300-6.500 USD/tấn kể từ giữa tháng 2/2019. Nhà phân tích Daniel Briesemann thuộc Commerzbank cho biết: "Số liệu về nền kinh tế Trung Quốc đang hỗ trợ giá đồng và các kim loại công nghiệp khác". Trong tháng 3/2019, Trung Quốc nhập khẩu 391.000 tấn đồng thô, tăng 25,7% so với tháng 2/2019 và tăng 26,5% so với tháng 3/2018.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê tại Mỹ tăng sau khi chạm mức thấp nhất 13 năm trong tuần trước đó. Giá cà phê kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 1 US cent tương đương 1,1% lên 91,4 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 13 năm (89,35 US cent/lb) trong ngày thứ sáu (12/4/2019). Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn tăng 23 USD tương đương 1,7% lên 1.410 USD/tấn.
Giá đường thô tại Mỹ kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 0,11 US cent tương đương 0,9% xuống 12,66 US cent/lb. Trong khi, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 20 US cent tương đương 0,1% lên 329,8 USD/tấn.
Giá ngô và đậu tương Mỹ tăng, do các thương nhân đẩy mạnh mua vào khi thời tiết ẩm ướt làm gián đoạn tiến độ gieo trồng cây vụ xuân. Giá ngô kỳ hạn trên sàn Chicago tăng 1-1/2 US cent lên 3,62-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn trên sàn Chicago tăng 4 US cent lên 8,99-1/4 USD/bushel.
Kỳ vọng thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ hỗ trợ giá, sau tranh chấp thương mại khiến xuất khẩu các sản phẩm nông sản của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2018 giảm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mặc dù doanh số xuất khẩu ngô của Mỹ trong khoảng thời gian từ ngày 29/3 đến 4/4 đã tăng 2% so với tuần trước đó, song vẫn thấp hơn 18% so với mức trung bình của 4 tuần.
Các nhà phân tích thị trường cho hay với việc sản lượng ngô ở Brazil, Argentina và Mexico tăng lên, ngô Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh xuất khẩu khốc liệt trong các tháng tới.
Đối với đậu tương, số liệu của USDA cũng cho thấy hoạt động xuất khẩu nông sản này trong tuần giao dịch kết thúc ngày 12/4 đã giảm 86% so với tuần trước đó và giảm 76% so với con số trung bình của bốn tuần được ghi nhận trước đó.
USDA cũng đã công bố báo cáo về cung cầu hàng tháng cho hay dự trữ lúa mỳ trên toàn cầu trong mùa vụ 2018/19 tiếp tục tăng. Hồi tháng Tư, USDA cũng nâng dự báo dự trữ lúa mỳ của nước Mỹ lên 29,58 triệu tấn, từ mức 28,72 triệu tấn như trong dự báo hồi tháng Ba.
Bên cạnh đó, áp lực giảm giá cũng đến sau khi USDA công bố báo cáo tiến độ mùa vụ mới nhất vào ngày 7/4, với kết quả 60% số lúa mì thu hoạch trong mùa Đông của Mỹ được đánh giá là tốt/rất tốt, thay vì con số chỉ 56% của 7 ngày trước đó và 30% của một năm trước đó.
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm do dự trữ duy trì ở mức cao. Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2019 trên sàn Bursa Malaysia giảm 0,1% xuống 2.159 ringgit (525,3 USD)/tấn.
Giá dầu cọ trong tuần trước giảm 2,8%, song tính từ đầu tháng đến nay giá dầu cọ tăng 2,5%.
Giá cao su tại Tokyo cao nhất gần 4 tuần, do số liệu thương mại của Trung Quốc và chứng khoán tăng mạnh đã thúc đẩy nhu cầu các nhà đầu tư, song mức tăng bị hạn chế khi giá cao su tại Thượng Hải rời khỏi mức tăng trước đó.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,5 JPY tương đương 0,3% lên 192,8 JPY (1,72 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 195,7 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 19/3/2019. Trong khi đó, giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn TOCOM không thay đổi ở mức 173 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 45 CNY xuống 11.840 CNY (1.766 USD)/tấn, sau khi đạt 12.120 CNY/tấn – cao nhất 3 tuần.
Nhà phân tích hàng hóa Toshitaka Tazawa thuộc Fujitomi Co. cho biết: "Giá cao su trên sàn TOCOM được thúc đẩy bởi số liệu xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, song các nhà đầu tư Nhật Bản thận trọng do lo ngại nhu cầu lốp xe có thể giảm nếu các cuộc đàm phán thương mại Nhật – Mỹ dẫn đến sự cắt giảm xuất khẩu xe hơi từ Nhật Bản".
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

63,4

-0,8

 

Dầu Brent

USD/thùng

71,18

-0,5

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.100,00

+40,00

+0,08%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,59

0,00

-0,04%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

200,71

-0,47

-0,23%

Dầu đốt

US cent/gallon

205,74

-0,36

-0,17%

Dầu khí

USD/tấn

629,50

-0,25

-0,04%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

64.800,00

+130,00

+0,20%

Vàng New York

USD/ounce

1.288,80

-2,50

-0,19%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.620,00

-3,00

-0,06%

Bạc New York

USD/ounce

14,92

-0,06

-0,40%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,50

-0,20

-0,37%

Bạch kim

USD/ounce

886,50

-1,35

-0,15%

Palađi

USD/ounce

1.363,31

-1,65

-0,12%

Đồng New York

US cent/lb

293,05

-0,45

-0,15%

Đồng LME

USD/tấn

6.480,00

-4,00

-0,06%

Nhôm LME

USD/tấn

1.865,00

+2,00

+0,11%

Kẽm LME

USD/tấn

2.900,00

-28,00

-0,96%

Thiếc LME

USD/tấn

20.575,00

-50,00

-0,24%

Ngô

US cent/bushel

371,25

-0,25

-0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

463,50

+0,25

+0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

287,00

-2,25

-0,78%

Gạo thô

USD/cwt

10,59

+0,03

+0,28%

Đậu tương

US cent/bushel

912,25

-0,25

-0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

314,60

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,08

-0,03

-0,10%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

463,70

-0,90

-0,19%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.396,00

-11,00

-0,46%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

93,90

+0,95

+1,02%

Đường thô

US cent/lb

12,79

-0,13

-1,01%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

109,85

+3,15

+2,95%

Bông

US cent/lb

77,29

+0,25

+0,32%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

348,00

-0,70

-0,20%

Cao su TOCOM

JPY/kg

194,10

+1,30

+0,67%

Ethanol CME

USD/gallon

1,34

+0,01

+0,38%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

 

 

Nguồn: Vinanet