Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm nhẹ khi nỗi lo của các nhà đầu tư về căng thẳng tại Syria đã phần nào dịu bớt khi đợt không kích chấm dứt. Dầu WTI giao tháng 5/2018 giảm 1,17 USD (hay 1,74%), xuống 66,22 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 6/2018 hạ 1,16 USD (1,64%) xuống 71,42 USD/thùng.
Rạng sáng ngày 14/4, Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp đã tiến hành chiến dịch không kích đồng loạt vào nhiều địa điểm tại thủ đô Damascus của Syria và gần thành phố Homs mà các nước này cho rằng đang tàng trữ và sản xuất vũ khí hóa học. Các nước phương Tây cáo buộc chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ngày 7/4 tại thị trấn Douma ở Syria.
Mặc dù Syria không phải là nhà sản xuất dầu quan trọng, song Trung Đông là khu vực xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và căng thẳng tại khu vực này có xu hướng đẩy giá dầu tăng.
Trong báo cáo mới đây nhất, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Mohammad Barkindo, cho biết OPEC đã thực hiện hơn 150% cam kết cắt giảm sản lượng và nguồn dầu dư thừa đã giảm mạnh kể từ đầu năm 2017. Theo OPEC, tình trạng dư thừa dầu mỏ trên toàn cầu đang dần "biến mất", trước nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối này. OPEC nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu 2018 lạc quan khi doanh số bán xe gia tăng trong những tháng gần đây, lượng tiêu thụ sản phẩm của Mỹ ở mức cao hơn trong tháng Một và sự thắt chặt ở các thị trường sản xuất trên toàn cầu sẽ là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các chế phẩm dầu mỏ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ trong bối cảnh đồng USD tiếp tục giảm giá. Vàng giao tháng 6/2018 tăng 2,8 USD, tương đương 0,21%, lên mức 1.350,70 USD/ounce; vàng giao tháng 6 tăng 0,21% lên 1.350,7 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng USD so với một giỏ các đồng tiền chủ chốt khác, đã giảm 0,41% xuống còn 89,47 vào lúc 23 giờ 27 phút Việt Nam. Khi đồng USD giảm, vàng kỳ hạn – được định giá bằng đồng USD - thường tăng giá và trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư sử dụng những đồng tiền khác.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại có quan điểm trái chiều. Theo ông Patrick Chovanec, Giám đốc kiêm trưởng chiến lược gia ở Silvercrest Asset Management, đồng USD đã tăng giá 3,7% so với USD kể từ đầu năm đến nay và tăng 10,7% kể từ khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 cho rằng “Nga và Trung Quốc đang giảm giá đồng nội tệ trong bối cảnh Mỹ tiếp tục tăng lãi suất và điều này là không thể chấp nhận".
Giá vàng có xu hướng đi ngang kể từ tháng 1/2018, được thúc đẩy bởi lo ngại địa chính trị nhưng được hạn chế bởi kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất, ở mức kháng cự kỹ thuật 1.360-1.365 USD/ounce trong tháng 1, tháng 2 và ở mức cao trong tháng 4.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao tháng 5/2018 tăng 1,9 xu Mỹ, tương đương 0,11%, lên 16,677 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạch kim giao tháng 7/2018 chốt phiên đã giảm 1,3 USD (0,14%) xuống còn 931,80 USD/ounce. Giá palađi tăng 1,54% lên 1.002,22 USD/ounce, trong phiên giá dao động ở mức 1.012,1 USD/ounce – mức cao nhất kể từ ngày 1/3. Tuần trước, giá palađi tăng 9,6%, mạnh nhất trong hơn 1 năm, do lo ngại nguồn cung từ nhà sản xuất Nga có thể bị gián đoạn bởi các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, kim loại này phục hồi mạnh khi giảm 20% từ mức cao kỷ lục đạt được trong tháng 1/2018.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011 do đồng USD giảm và Rio Tinto cho biết sẽ tuyên bố bất khả kháng về một số hợp đồng sau các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối vởi Rusal. Hợp đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 5% lên 2.399 USD/tấn, trong phiên có lúc giá chạm 2.403 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Giá nhôm kỳ hạn tháng 6 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 0,9% lên 14.625 NDT (2.327 USD)/tấn, đầu phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 12/2.
Thị trường nhôm toàn cầu có thể trở nên thiếu hụt nguồn cung do các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga và sản lượng của Norsk Hydro tại Brazil cắt giảm, giám đốc điều hành Hydro cho biết. Dự trữ nhôm tăng 15.100 tấn lên 1,4 triệu tấn. Dự trữ tăng 9% kể từ khi các biện pháp trừng phạt đối với Rusal ngày 6/4.
Giá đồng giao kỳ hạn 3 tháng trên sàn London tăng 1,2% lên 6.910,5 USD/tấn, giá thiếc không thay đổi ở mức 21.025 USD/tấn, giá kẽm tăng 0,6% lên 3.136,5 USD/tấn, giá chì tăng 3% lên 2.370 USD/tấn và giá nickel tăng 2,8% lên 14.335 USD/tấn – mức cao nhất 2 tháng.
Giá quặng sắt và thép kỳ hạn tại Trung Quốc giảm, mặc dù dự trữ giảm. Quặng sắt giao kỳ hạn tháng 9 trên sàn Đại Liên giảm 2,6% xuống còn 438,5 NDT (69,77 USD)/tấn, trong phiên có lúc giá giảm xuống 435,5 NDT/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 26/6. Giá thép thanh trên sàn Thượng Hải giảm 1,9% xuống còn 3.357 NDT/tấn. Dự trữ thép giảm 521.600 tấn so với tuần trước đó, xuống còn 8,68 triệu tấn. Trong khi đó, dự trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc giảm 731.600 tấn, xuống còn 160,4 triệu tấn, công ty tư vấn Mysteel cho biết. Xuất khẩu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong tháng 3/2018 bất ngờ giảm, dẫn đến thâm hụt thương mại. Xuất khẩu thép trong tháng 3/2018 giảm 25,3% xuống còn 5,65 triệu tấn, do Bắc Kinh hạn chế sản xuất để chống khói bụi, đẩy giá nội địa tăng. Giá quặng sắt giao sang cảng Tần Hoàng Đảo tăng 0,25 USD/tấn lên 64,96 USD/tấn, Metal Bulletin cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giảm 2,95 US cent tương đương 2,47% xuống 1,1655 USD/lb, trong phiên có lúc giá xuống 1,1645 USD, thấp nhất kể từ tháng 7. Robusta giao tháng 7 giá giảm 7 USD tương đương 0,4% xuống 1.729 USD/tấn.
Ngày 12/4, FNC - Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia - thông báo quốc gia này đã cho phép nhập khẩu cà phê vối (robusta) để cung cấp nguyên liệu cho công ty Buencafe sản xuất cà phê hòa tan.
Colombia là nước sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Việt Nam. Quốc gia Nam Mỹ này đã không hoàn thành mục tiêu đề ra về sản lượng cà phê trong giai đoạn 2009-2012, do mưa lớn và chương trình tái canh cây trồng. Năm ngoái, Buencafe xuất ra thị trường nước ngoài 11.700 tấn cà phê hòa tan, chiếm 6,6% thị phần thế giới và đạt doanh thu 132 triệu USD.
Giá đường cũng giảm, với thô giao kỳ hạn tháng 5 giảm 0,1 UScent, tương đương 0,8% xuống còn 11,98 UScent/lb; đường trắng giao tháng 8 tăng 1,6 USD tương đương 0,47% lên 340,6 USD/tấn, trong phiên có lúc giảm xuống mức thấp 336,8 USD/tấn –thấp nhất kể từ tháng 9/2015.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM giảm hơn 3% từ mức cao nhất gần 2 tuần đạt được trong phiên trước đó, do giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải suy giảm. Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn TOCOM giảm 5,4 JPY tương đương 3% xuống còn 179,2 JPY (1,67 USD)/kg. Trước đó, có lúc giá chạm 179 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 9/4. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su giao tháng 9 giảm 345 NDT xuống còn 11.135 NDT (1.774 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/3 trong đầu phiên giao dịch. Hợp đồng cao su giao tháng 5 trên sàn SICOM giảm 3 cent xuống còn 135,8 UScent/kg. Cao su được khai thác quanh năm vầ sản lượng mủ cao su giảm trong mùa khô khi cây rụng lá. Mùa đông tại Thái Lan và Malaysia kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4.
Kế hoạch hạn chế xuất khẩu của 3 nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia nhằm mục đích đẩy giá cao su lên. Tuy nhiên, cuối cùng thị trường mặt hàng này vẫn bất ổn. Với nguồn cung dồi dào từ các nước láng giềng, một số công ty cao su Campuchia cho rằng cam kết hạn chế xuất khẩu của 3 nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia hồi tháng 12 không mấy tác dụng trong việc đẩy giá cao su tại quốc gia này.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
66,22
|
-1,17
|
-1,74%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
71,42
|
-1,16
|
-1,64%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
43.980,00
|
-140,00
|
-0,32%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,74
|
-0,02
|
-0,62%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
204,86
|
+0,87
|
+0,43%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
207,86
|
+0,83
|
+0,40%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
634,50
|
+1,25
|
+0,20%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
60.230,00
|
+130,00
|
+0,22%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.351,20
|
+0,50
|
+0,04%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.628,00
|
+4,00
|
+0,09%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,70
|
+0,02
|
+0,11%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
57,40
|
+0,30
|
+0,53%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
930,31
|
+1,02
|
+0,11%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
1.005,71
|
+1,74
|
+0,17%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
309,65
|
+0,10
|
+0,03%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.910,50
|
+80,50
|
+1,18%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.399,00
|
+114,00
|
+4,99%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.136,50
|
+19,50
|
+0,63%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
21.025,00
|
-25,00
|
-0,12%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
391,50
|
+0,50
|
+0,13%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
479,50
|
+0,50
|
+0,10%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
231,75
|
+1,25
|
+0,54%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
13,00
|
-0,06
|
-0,46%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.056,25
|
+3,00
|
+0,28%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
382,20
|
+0,20
|
+0,05%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,52
|
+0,07
|
+0,22%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
524,20
|
+0,90
|
+0,17%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.704,00
|
+128,00
|
+4,97%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
116,55
|
-2,95
|
-2,47%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,17
|
-0,03
|
-0,25%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
143,50
|
+2,45
|
+1,74%
|
Bông
|
US cent/lb
|
83,34
|
+0,12
|
+0,14%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
535,80
|
+9,00
|
+1,71%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
180,70
|
+1,50
|
+0,84%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,47
|
-0,01
|
-1,01%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg