Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giảm phiên thứ 6 với mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 do lo ngại về Braxit và sản lượng dầu thô của Mỹ tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 7/2016 trên sàn New York giảm 1,8 USD, tương đương 3,7%, xuống 46,21 USD/thùng, thấp nhất kể từ 13/5. Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 1,78 USD, tương ứng 3,6%, xuống 47,19 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5.
Giá dầu đã giảm 6 phiên liên tiếp khi giới đầu tư lo ngại về sự bất ổn kinh tế toàn cầu và triển vọng sản lượng dầu thô của Mỹ có thể bắt đầu tăng trở lại.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm thứ Tư 15/6 cho biết, lượng dầu lưu kho của nước này trong tuần kết thúc vào 10/6 giảm ít hơn dự đoán, chỉ giảm 900.000 thùng. Trong khi đó, lượng dầu lưu kho tại điểm giao nhận Cushing, bang Oklahoma, lại tăng 900.000 thùng.
Sản lượng dầu thô của Mỹ giảm 29.000 thùng/ngày xuống 8,72 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục 2 năm do USD giảm xuống mức thấp nhất 21 tháng so với yen Nhật sau khi Fed giữ nguyên tỷ lệ lãi suất với quan điểm thận trọng trước thềm cuộc bỏ phiếu của người dân Anh về việc đi hay ở lại EU vào ngày 23/6 tới đây, khiến giới đầu tư đổ tiền vào trái phiếu và vàng.
Giá vàng giao ngay tăng 1,2% lên 1.306,3 USD/ounce. Giá vàng giao ngay đã tăng 7% trong tháng này từ mức thấp nhất 3 tháng rưỡi hôm 30/5. Giá vàng giao tháng 8/2016 tăng 0,8% lên 1.298,4 USD/ounce. Đầu phiên, có lúc giá lên 1.318,9 USD/ounce, cao nhất kể từ tháng 8/2014.
Giá vàng tính theo bảng Anh tăng 2% lên cao nhất 3 năm ở 928 bảng/ounce.
HSBC cho rằng, Fed càng trì hoãn nâng lãi suất lâu bao nhiêu, giá vàng càng được hưởng lợi bấy nhiêu.
Giá vàng cũng được hỗ trợ sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) trì hoãn việc mở rộng các biện pháp kích thích tiền tệ, khiến yên tăng 2% so với USD.
Đồng yen của Nhật Bản lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2014 so với USD trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thông báo quyết định không thay đổi chính sách tiền tệ hiện hành, trong bối cảnh lo ngại về tương lai của Vương quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU) phủ màu đỏ lên các thị trường chứng khoán toàn cầu.
Cụ thể, đồng yen được giao dịch ở mức 103,55 yen mỗi USD, mức cao nhất kể từ mùa Hè 2014, trong khi đó tỷ giá giữa đồng yen và euro là 116,92 yen mỗi euro – mức cao nhất trong hơn ba năm qua.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,4% lên 17,7 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,5% lên 985,26 USD/ounce và giá palladium tăng 1% len 537,46 USD/ounce.
Trên thị trường nông sản, gía đậu tương vừa trải qua tuần giảm đầu tiên trong vòng 10 tuần bởi nỗi lo về thời tiết ở Mỹ đã dịu lại.Tuy nhiên, ngô tiếp tục tăng tuần thứ 6 liên tiếp. Đậu tương giảm giá khoảng 3% trong tuần này, sau khi tăng trên 28% trong vòng 9 tuần trước đó.
Cà phê đồng loạt tăng trên cả 2 sàn giao dịch Tại London, robusta tăng nhẹ 1-2 USD/tấn, trong khi tại New York, arabica tăng 1,3-1,35 US cent/lb.
Hoạt động giao dịch cà phê châu Á tuần này khá chậm do hiện tượng găm hàng, nguồn cung tại Việt Nam thắt chặt hơn và khi vụ thu hoạch tại Indonesia vẫn chưa lên cao điểm.
Hoạt động bán ra tại Việt Nam chậm cùng với xuất khẩu cà phê tại vùng sản xuất chủ chốt của Indonesia giảm cũng hỗ trợ giá Robusta kỳ hạn.
Việt Nam và Indonesia cung cấp khoảng 30% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.
Mức cộng cà phê Robusta Việt Nam loại 2, 5% đen vỡ giao tháng 9 tăng lên 35-45 USD/tấn so với 20-30 USD/tấn hôm thứ Năm tuần trước 9/6.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 8 tháng đầu niên vụ 2015-2016 tăng 19% so với cùng kỳ và dự đoán xuất khẩu trong niên vụ nay sẽ đạt 26,67 triệu bao, tăng 35% so với niên vụ trước, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Tại Indonesia, vụ thu hoạch chưa vào cao điểm và phần lớn cà phê mới thu hoạch được các nhà rang xay nội địa thu mua. Vụ thu hoạch lên cao điểm từ tháng 7.
Xuất khẩu cà phê của Đảo Sumatra trong tháng 4 và tháng 5 - hai tháng đầu niên vụ 2016-2017 - giảm 75% so với cùng kỳ năm trước xuống 9.423 tấn, chủ yếu do lượng cà phê lưu kho giảm trước vụ thu hoạch mới.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

46,21

-1,8

-3,7%

Dầu Brent

USD/thùng

47,19

-1,8

-3,6%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

29.690,00

-240,00

-0,80%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,59

+0,01

+0,23%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

147,55

+1,02

+0,70%

Dầu đốt

US cent/gallon

143,37

+1,08

+0,76%

Dầu khí

USD/tấn

424,75

+1,25

+0,30%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

42.580,00

-260,00

-0,61%

Vàng New York

USD/ounce

1.286,00

-12,40

-0,96%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.314,00

-46,00

-1,06%

Bạc New York

USD/ounce

17,31

-0,30

-1,72%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,80

-1,50

-2,53%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

977,03

+6,33

+0,65%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

540,52

+5,40

+1,01%

Đồng New York

US cent/lb

205,85

+1,05

+0,51%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.535,00

-104,50

-2,25%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.604,00

-22,00

-1,35%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

1.989,00

-48,00

-2,36%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

17.005,00

+30,00

+0,18%

Ngô

US cent/bushel

426,75

+1,50

+0,35%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

477,25

+4,75

+1,01%

Lúa mạch

US cent/bushel

204,25

-0,25

-0,12%

Gạo thô

USD/cwt

11,33

+0,02

+0,18%

Đậu tương

US cent/bushel

1.124,50

+5,25

+0,47%

Khô đậu tương

USD/tấn

396,50

+1,90

+0,48%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,14

-0,02

-0,06%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

514,80

-0,20

-0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.026,00

-90,00

-2,89%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

141,45

+1,35

+0,96%

Đường thô

US cent/lb

19,76

-0,09

-0,45%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

166,05

+3,65

+2,25%

Bông

US cent/lb

64,93

+1,31

+2,06%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

301,80

+3,90

+1,31%

Cao su TOCOM

JPY/kg

149,10

+1,20

+0,81%

Ethanol CME

USD/gallon

1,66

-0,03

-1,60%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 


Nguồn: Vinanet