Trên thị trường năng lượng, giá dầu quay đầu giảm sau 3 tuần tăng liên tiếp sau thông tin sản lượng dầu khí đá phiến của Mỹ tăng và hoạt động bán ra chốt lời sau đợt giá tăng vừa qua.
Chốt phiên giao dịch tại thị trường New York, dầu ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn giảm 53 US cent xuống 52,65 USD/thùng; trong khi tại London giá dầu Brent giảm 53 US cent xuống còn 55,36 USD/thùng.
Sản lượng dầu của Mỹ đang chi phối giá dầu, có thể làm giảm hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên 9,24 triệu thùng/ngày, mức cao thứ ba thế giới sau Nga và Saudi Arabia. Số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ trong tuần qua (tính đến ngày 13/4) đã tăng tuần thứ 13 liên tiếp, một tín hiệu cho thấy sản lượng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng. Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ đã tăng 11 giàn lên 683 giàn, mức cao nhất trong khoảng hai năm qua.
Bên cạnh đó, Iran cũng đang thúc đẩy hoạt động khai thác dầu mỏ. Hãng tin SHANA thuộc Bộ Dầu mỏ Iran ngày 16/4 đưa tin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã chính thức khởi động 10 dự án dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu có tổng giá trị 20 tỷ USD tại khu vực Assalouyeh giàu năng lượng ở miền Nam nước này. Theo đó, năm giai đoạn của dự án khai thác mỏ khí South Pars, bốn dự án hóa dầu đã đi vào hoạt động. South Pars là một phần của mỏ khí ngoài khơi khổng lồ mà Iran khai thác chung với Qatar trên Vịnh Persia, với trữ lượng ước chiếm tới 8% tổng trữ lượng khí đốt tự nhiên đã kiểm chứng của thế giới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán Iran sẽ nâng công suất sản xuất dầu thêm 400.000 thùng/ngày lên 4,15 triệu thùng/ngày vào năm 2022. 
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm khỏi mức cao nhất 5 tháng khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đi lên và đồng USD thoát khỏi các mức thấp.
Trước đó, những căng thẳng địa chính trị gia tăng liên quan đến vấn đề Triều Tiên đã thúc đẩy giới đầu tư tìm đến các tài sản an toàn như vàng.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá vàng giao ngay nhích nhẹ 0,05% lên 1.285,86 USD/ounce, sau khi đã chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2016 là 1.295,42 USD/ounce; vàng giao tháng Sáu tăng 0,3% và được giao dịch ở mức 1.291,9 USD/ounce.
Đồng USD tăng lên từ mức thấp nhất trong 5 tháng qua so với đồng yen sau khi CHDCND Triều Tiên ngày 16/4 tiến hành một cuộc phóng thử tên lửa nhưng thất bại, qua đó tiếp tục dấy lên những nguy cơ căng thẳng địa chính trị. Trong thời gian qua, những căng thẳng trong khu vực cũng gia tăng do Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện lập trường cứng rắn đối với Bình Nhưỡng. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng tăng lên sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2017.
Chuyên gia Edward Meir của INTL FCStone cho rằng vàng sẽ vẫn vững giá khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp dự kiến diễn ra vào ngày 23/4 tới đây với kết quả khó đoán định. Trong khi đó, những căng thẳng vẫn tiếp diễn ở Triều Tiên sẽ tiếp tục khiến cho thị trường bất an.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,4% xuống còn 18,445 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 1,5% lên 986,1 USD/ounce. Giá vàng châu Á đi lên do căng thẳng địa chính trị
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica tăng 2,25 USD cent tương đương 1,6% lên 1.435 USD/lb. Nhà nhập khẩu cà phê Wolthers Douque tuần trước cho biết sau khi khảo sát hơn 10 trang trại và một số hợp tác xã cho thấy cây không sai quả và người nông dân đã tỉa cành quá nhiều. “Thăm dò từ nông dân cho thấy sản lượng vụ tới của Brazil sẽ chỉ khoảng 48-49 triệu bao).
Đồng real Brazil tăng so với USD cũng góp phần đẩy giá cà phê tăng.
Với mặt hàng đường, giá đường thô giao tháng 7 giảm 0,05 US cent hay 0,3% xuống 16,52 US cent/lb. “Triển vọng giá đường sẽ còn giảm thêm nữa trong mấy tuần tới sau khi đã giảm khoảng 20% trong tháng 2 và tháng 3. Trên cơ sở dự báo khoản giá trong 3 đến 6 tháng tới, chúng tôi đã điều chỉnh giảm mức dự báo giá đường năm nay từ 19,3 US cent/lb xuống 18 US cent/lb”, báo cáo của BMI Research viết.
Với ngũ cốc, giá đậu tương và lúa mì đều giảm. Đậu tương giao tháng 5 trên sàn Chicago giảm 2-1/4 US cent xuống 9,53-1/4 USD/bushel.
Ngày 11/4, IBGE- Viện Địa lý và Thống kê Brazil dự báo sản lượng đậu tương nước này trong năm nay sẽ đạt mức kỷ lục 110,9 triệu tấn, tăng 15,9% so với năm 2016. Báo cáo của IBGE cho biết, quốc gia Nam Mỹ đã thu hoạch 95,7 triệu tấn đậu tương trong năm ngoái.
Với năng suất hiện nay của các nông trường sản xuất đậu tương chính ở miền Trung và miền Nam, sản lượng đậu tương của Brazil có thể cao kỷ lục trong năm nay.
Conab ước tính diện tích trồng đậu tương của Brazil trong năm nay đạt 60,7 triệu ha, tăng 6,3% so với năm 2016.
Brazil là nước sản xuất đậu tương lớn thứ hai thế giới, đóng góp tới 30,3% tổng sản lượng đậu tương trên toàn cầu và cũng là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Hiện nay nông sản của Brazil chiếm 1/4 tổng lượng nông sản lưu thông trên thị trường thế giới và dự báo sẽ tăng lên 1/3 vào năm 2030 do nhu cầu tăng từ các nước châu Á. Tiềm năng sản xuất và cung ứng lương thực Brazil có thể đáp ứng 40% nhu cầu lương thực của toàn thế giới.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

52,65

-0,53

-0,24%

Dầu Brent

USD/thùng

55,39

-0,53

-0,25%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.390,00

+380,00

+1,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,16

-0,01

-0,19%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

172,18

+0,22

+0,13%

Dầu đốt

US cent/gallon

163,49

+0,20

+0,12%

Dầu khí

USD/tấn

494,25

-3,50

-0,70%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.700,00

+330,00

+0,68%

Vàng New York

USD/ounce

1.286,10

-5,80

-0,45%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.492,00

+17,00

+0,38%

Bạc New York

USD/ounce

18,39

-0,13

-0,70%

Bạc TOCOM

JPY/g

64,00

-0,30

-0,47%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

983,68

-0,34

-0,03%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

788,13

-2,02

-0,26%

Đồng New York

US cent/lb

258,60

-1,00

-0,39%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

--

+64,00

+1,14%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

--

+11,00

+0,58%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

--

+23,00

+0,88%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

--

+200,00

+1,03%

Ngô

US cent/bushel

374,50

+1,25

+0,33%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

436,75

-1,00

-0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

219,00

-0,25

-0,11%

Gạo thô

USD/cwt

10,11

+0,01

+0,10%

Đậu tương

US cent/bushel

953,25

-1,50

-0,16%

Khô đậu tương

USD/tấn

318,20

+0,50

+0,16%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,02

-0,01

-0,03%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

506,20

-0,10

-0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.927,00

+12,00

+0,63%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

143,50

+2,25

+1,59%

Đường thô

US cent/lb

16,52

-0,05

-0,30%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

158,90

-1,85

-1,15%

Bông

US cent/lb

78,38

+0,21

+0,27%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

386,70

+1,70

+0,44%

Cao su TOCOM

JPY/kg

216,90

+0,40

+0,18%

Ethanol CME

USD/gallon

1,66

-0,01

-0,84%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet