Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do thiếu chắc chắn về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Khép phiên này, dầu Brent Biển Bắc giảm 86 US cent (1,4%) xuống 62,44 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) hạ 67 US cent (1,2%) xuống 57,05 USD/thùng.
Báo chí đưa tin, Trung Quốc và Mỹ đã có “cuộc đàm phán mang tính xây dựng” hôm 16/11, song không cho biết thêm các chi tiết của cuộc đàm phán này. Ngày 18/11, CNBC dẫn một nguồn tin Chính phủ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh tỏ ra bi quan về thỏa thuận thương mại với Mỹ do Tổng thống Donald Trump chưa muốn thu hồi các loại thuế.
Cuộc chiến thương mại kéo dài 16 tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã làm tăng trưởng toàn cầu chậm lại, khiến các nhà phân tích phải hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu và làm dấy lên mối lo ngại tình trạng dư cung sẽ tiếp diễn vào năm 2020.
Trong khi đó, khảo sát sơ bộ của hãng tin Reuters cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 1,1 triệu thùng trong tuần trước, ghi dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trước đó dự kiến nhu cầu dầu sẽ giảm trong năm 2020, qua đó củng cố quan điểm cho rằng OPEC và các nước sản xuất khác như Nga, hay còn gọi là OPEC+, sẽ duy trì thỏa thuận hạn chế sản lượng.
OPEC+ dự kiến sẽ thảo luận về chính sách sản lượng tại cuộc họp ngày 5-6/12 tới tại Vienna (Áo). Thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay của các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ hết hạn vào tháng 3/2020.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng cũng bởi thị trường hoài nghi về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.471,92 USD/ounce; vàng kỳ hạn tăng 0,2% lên 1.471,90 USD/ounce.
Bên cạnh lo ngại về kết quả đàm phán thương mại Mỹ - Trung, các nhà đầu tư và giới giao dịch cũng đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến công bố vào ngày 20/11, để tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình lãi suất trong tương lai. Giá vàng thường nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất giảm sẽ khiến đồng USD yếu đi song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng tăng đáng kể.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 17,04 USD/ounce, còn giá palađi tăng 2% lên 1.739,60 USD/ounce, bạch kim nhích nhẹ 0,5% lên 893,74 USD/ounce, nới rộng đà tăng trong phiên thứ tư liên tiếp.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo ngại đàm phán thương mại Mỹ-Trung khó có thể sớm đạt được thỏa thuận, từ đó gây thêm áp lực lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ kim loại.
Chốt phiên giao dịch vừa qua, giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,3% xuống mức 5.830 USD/tấn; nhôm cũng giảm 1% xuống mức 1.738 USD/tấn; kẽm giảm 1,5% xuống còn 2.344 USD/tấn; chì chạm mức thấp nhất kể từ ngày 8/8 và chốt phiên giảm 2,2% xuống còn 1.953,50 USD/tấn; thiếc giảm 0,2% xuống còn 16.060 USD, trong khi giá nickel giảm 0,9% còn 14.848 USD, sau khi có lúc chạm mức thấp nhất trong hơn 3 tháng.
Tại Trung Quốc, giá thép cây tăng phiên thứ 5 liên tiếp do lợi nhuận được cải thiện, những hạn chế sản xuất thép liên quan đến ô nhiễm môi trường, các biện pháp kích cầu của chính phủ và tồn trữ chạm mức thấp nhất 10 tháng trong tuần trước.
Giá thép cây tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 1/2020 chốt phiên tăng 0,6% đạt 3.556 CNY(508,43 USD)/ tấn, sau khi có lúc tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 30/9 là 3.576 CNY vào đầu phiên giao dịch; thép cuộn cán nóng giảm 0,2% sau 4 phiên tăng; quặng sắt 62% hồi phục lên 83,50 USD vào phiên giao dịch cuối tuần trước, sau khi chạm 79,50 USD vào ngày 11/11, mức thấp nhất kể từ ngày 29/1, theo SteelHome.
Lợi nhuận bán thép đã được cải thiện do giá nguyên liệu như quặng sắt và than cốc giảm. Giá quặng sắt 62% giao ngay đã giảm xuống dưới 80 USD/tấn trong tuần trước, mức thấp nhất trong hơn 9 tháng, trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm và giảm bớt lo ngại về nguồn cung.
Trên thị trường nông sản, giá ngô kỳ hạn tại Mỹ chạm mức thấp nhất 2 tháng trong khi đậu tương thấp nhất trong vòng 7 tuần do dự báo thời tiết được cải thiện ở Nam Mỹ và không chắc chắn về triển vọng thương mại Mỹ-Trung.
Tại Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2019 chốt phiên đã giảm 3-1/2 cent xuống 3,67-3/4 USD/bushel sau khi giảm xuống còn 3,67-1/2 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ ngày 18/9; đậu tương cũng giảm 8 cent còn 9,10-1/4 USD/bushel sau khi chạm đáy ở mức 9,10 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 30/9.
Với mặt hàng cao su, giá tăng cao vào cuối phiên giao dịch tại Tokyo sau khi Bắc Kinh cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2015, thúc đẩy hoạt động đầu cơ.
Cao su kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn TOCOM tăng 0,3 JPY đạt 182,3 JPY(1,67 USD)/kg, sau khi có lúc giảm xuống mức thấp nhất là 179,1 JPY vào đầu phiên giao dịch.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay vào phiên giao dịch đầu tuần này, lần cắt giảm đầu tiên trong hơn 4 năm và là tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang sẵn sàng hành động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vốn đang chậm lại. Sản lượng cao su tự nhiên của Indonesia trong năm tới dự kiến đạt mức 3,59 triệu tấn, tăng so với mức 3,54 triệu tấn ước tính trong năm nay, Bộ trưởng Nông nghiệp nước này Syahrul Yasin Limpo nói trước quốc hội hôm thứ Hai.
Tại Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn giao hàng tháng 1/2020 chốt phiên đã tăng 45 CNY đạt 12.100 CNY/tấn. Giá cao su TSR 20 đã tăng 60 CNY đạt 10.300 CNY/tấn.Trong khi tại Singapore, giá cao su giao hàng tháng 12/2019 chốt phiên ở mức 136,6 US cent/kg, tăng 1%.
Giá hàng hóa thế giới 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

56,88

-0,17

-0,30%

Dầu Brent

USD/thùng

62,29

-0,15

-0,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

38.510,00

-780,00

-1,99%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,55

-0,01

-0,55%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

161,91

-0,19

-0,12%

Dầu đốt

US cent/gallon

189,97

-0,50

-0,26%

Dầu khí

USD/tấn

572,25

+0,50

+0,09%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

55.580,00

-840,00

-1,49%

Vàng New York

USD/ounce

1.472,40

+0,50

+0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.127,00

+12,00

+0,23%

Bạc New York

USD/ounce

17,01

+0,01

+0,03%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,50

+0,30

+0,51%

Bạch kim

USD/ounce

895,01

+0,43

+0,05%

Palađi

USD/ounce

1.732,70

-6,71

-0,39%

Đồng New York

US cent/lb

263,50

+0,10

+0,04%

Đồng LME

USD/tấn

5.830,00

-19,00

-0,32%

Nhôm LME

USD/tấn

1.738,00

-17,00

-0,97%

Kẽm LME

USD/tấn

2.344,00

-36,00

-1,51%

Thiếc LME

USD/tấn

16.060,00

-40,00

-0,25%

Ngô

US cent/bushel

377,75

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

510,00

-0,75

-0,15%

Lúa mạch

US cent/bushel

305,00

+2,75

+0,91%

Gạo thô

USD/cwt

12,06

-0,03

-0,25%

Đậu tương

US cent/bushel

911,25

+1,00

+0,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

304,40

+0,60

+0,20%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,77

-0,05

-0,16%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

463,00

-0,50

-0,11%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.664,00

-17,00

-0,63%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,20

-0,45

-0,41%

Đường thô

US cent/lb

12,76

+0,03

+0,24%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

98,55

-1,95

-1,94%

Bông

US cent/lb

65,97

-0,72

-1,08%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

413,00

+16,60

+4,19%

Cao su TOCOM

JPY/kg

180,40

-1,90

-1,04%

Ethanol CME

USD/gallon

1,41

-0,02

-1,12%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg