Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng trong bối cảnh nhiều dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt thuộc OPEC sẽ duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong cuộc họp tuần tới.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2017 trên sàn New York tăng 0,28 USD lên 49,35 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 7/2017 trên sàn London tăng 0,30 USD lên 52,51 USD/thùng.
hãng tin Blooberg dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Algeria Noureddine Boutarfa cho biết, phần lớn các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ủng hộ đề xuất của Saudi Arabia và Nga về việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm khai thác dầu mỏ đến tháng 3/2018. Các nhà lãnh đạo OPEC và một số nước sản xuất dầu mỏ khác sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) ngày 25/5 để quyết định về chính sách khai thác dầu mỏ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 1,8 triệu thùng trong tuần vừa qua, ghi dấu tuần giảm thứ sáu liên tiếp, xuống 520,8 triệu thùng. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn dự kiến và nhiều nhà giao dịch cho rằng cung vẫn vượt cầu. Theo chiến lược gia về thị trường của công ty môi giới AxiTrader, Greg McKenna, dự trữ dầu của Mỹ được dự báo giảm 2,36 triệu thùng.
Trong khi đó, BMI Research cho biết, dự trữ của các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tăng 24,1 triệu thùng trong quý I/2017 do tăng mạnh trong tháng Một, khiến lượng dự trữ vượt 307 triệu thùng so với mức trung bình năm năm. Giám đốc công ty tư vấn Trifecta, Sukrit Vijayakar, cho rằng dự trữ dầu thô vẫn cao hơn năm ngoái và sẽ mất một thời gian dài mới xuống được mức trung bình 5 năm. Để đạt được mục tiêu này, BMI nói mức dự trữ phải giảm trung bình 25,6 triệu thùng mỗi tháng.
Nguồn cung hiện vẫn dồi dào, với lượng lớn dầu thô từ Mỹ và các nước sản xuất khác đang được xuất tới các khu vực tiêu thụ mạnh ở Bắc Á, ảnh hưởng tới nỗ lực mà OPEC đi đầu nhằm thắt chặt thị trường.
Việc OPEC (dẫn đầu là Saudi Arabia) và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí khác ký cam kết cắt giảm sản lượng khai thác trong 6 tháng đầu năm 2017 nhằm giảm lượng dầu thừa trên thị trường đã đẩy giá dầu lên trên 50 USD/thùng. Saudi Arabia và Nga đồng ý kéo dài thời hạn cắt giảm đến tháng 3/2018. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường sản lượng khai thác, phá vỡ nỗ lực của OPEC. Số lượng giàn khoan đã tăng lên gấp đôi so với năm ngoái.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trong bối cảnh đồng USD phục hồi và các nhà đầu tư tiến hành hoạt động bán ra sau khi giá kim loại quý này tăng mạnh trong phiên trước.
Giá vàng giao ngay giảm 1,1% xuống 1.246,92 USD/ounce mặc dù trong phiên có lúc giá lên mức cao nhất kể từ 1/5 là 1.265,04 USD/ounce; vàng giao tháng 6/2017 giảm 0,5% xuống 1.252,80 USD/ounce. Phiên trước đó, giá kim loại quý này đã tăng gần 2%, mức tăng mạnh nhất/ngày kể từ cuộc trưng cầu dân ý tại Anh hồi tháng 6/2016.
Chỉ số USD phục hồi từ mức thấp nhất trong 6 tháng, trước các số liệu tích cực về tình hình kinh tế Mỹ đã gây áp lực giảm giá vàng. Những thông tin gần đây xung quanh quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như việc chia sẻ thông tin nhạy cảm với phía Nga đang khiến giới đầu tư nghi ngờ về khả năng thực hiện các cam kết cắt giảm thuế và nới lỏng các quy định của ông D.Trump.
Ngày 16/5 vừa qua, báo The Washington Post dẫn lời các quan chức giấu tên tiết lộ rằng Tổng thống Trump đã thông báo với Ngoại trưởng Nga và Đại sứ Nga tại Washington các thông tin tuyệt mật trong một chuyến thăm của hai quan chức này đến Phòng Bầu dục hồi tuần trước. Tổng thống Trump bác bỏ thông tin này, đồng thời nhấn mạnh chỉ chia sẻ với Nga những thông tin liên quan đến khủng bố nhằm giúp Moskva trong cuộc chiến chống IS, trong phạm vi quyền hạn của Tổng thống.
Về thông tin liên quan, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) ngày 17/5 dự đoán nhập khẩu vàng của Ấn Độ sẽ giảm mạnh sau mức tăng lớn ghi nhận trong quý I/2017 do ảnh hưởng từ chương trình thuế mới và các quy định hạn chế nhập khẩu vàng chưa tinh luyện.
Trên thị trường nông sản, giá đường cà cà phê đều sụt giảm. Đường thô giao tháng 7 giá giảm 0,27 US cent tương đương 1,7% xuống 16.03 cents. Trong phiên có lúc giá chỉ 15,58 US cent. Đường trắng cũng giảm 3,90 USD tương đương 0,9% xuống 455,30 USD/tấn.
Đồng real Brazil đã giảm hơn 8% so với USD gây biến động giá xuất khẩu những nông sản chủ chốt của nước này. Các thương gia lo ngại rằng khủng hoảng chính trị ở brazil – khiến đồng real giảm mạnh – đã gây ra hoạt động bán tháo cả đường và cà phê kỳ hạn giao sau. Chính sách của Mỹ cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động tới giá những nông sản này. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngày 18/5 đã chính thức gửi thông báo tới Quốc hội nước này về kế hoạch đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ký kết với Canada và Mexico. Trong 90 ngày đếm ngược tới thời điểm đó, ông Lighthizer sẽ tham vấn với "Quốc hội và các bên liên quan ở Mỹ để xây dựng một thỏa thuận giúp thúc đẩy lợi ích của người lao động, nông dân cũng như doanh nghiệp Mỹ".
NAFTA là hiệp định tự do thương mại giữa 3 quốc gia Bắc Mỹ gồm Canada, Mỹ và Mexico, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994. Tổng thống Trump, người luôn chủ trương ủng hộ chính sách bảo hộ sản xuất nội địa, từng mô tả hiệp định thương mại này là "thảm họa", là nguyên nhân khiến Mỹ mất đi hàng triệu việc làm trong lĩnh vực công nghiệp. Hồi tháng 4 vừa qua, Mỹ và 2 thành viên khác trong NAFTA là Mexico và Canada cũng đã nhất trí thúc đẩy kế hoạch đàm phán lại các điều khoản trong hiệp định này.
Với mặt hàng cà phê, arabica giao tháng 7 trong phiên vừa qua giảm giá 4,75 US cent tương đương 3,5% xuống 1,2965 USD/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn giảm 13 USD tương đương 0,7% xuống 1.984 USD/tấn.
Đồng real Brazil giảm mạnh cũng gây áp lực lên giá arabica do hoạt động bán tháo từ phía các nhà đầu tư.
Sản lượng cà phê Brazil năm 2017 dự báo sẽ giảm 11,3% so với năm trước, xuống 45,6 triệu bao, do năng suất giảm ở những khu vực trồng trọt chính.
Tại Việt Nam, các tỉnh Tây Nguyên đã có mưa lớn, đất đủ ẩm. Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh càphê đã tập trung nguồn lực mua vật tư phân bón ra đồng chăm sóc càphê nhằm phấn đấu niên vụ này đạt từ 1,3 triệu tấn càphê nhân trở lên.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
49,35
|
+0,28
|
+0,34%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
52,51
|
+0,30
|
+0,32%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
36.190,00
|
+240,00
|
+0,67%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,20
|
+0,01
|
+0,44%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
161,00
|
+0,37
|
+0,23%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
155,17
|
+0,64
|
+0,41%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
466,00
|
+1,00
|
+0,22%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
49.030,00
|
+230,00
|
+0,47%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.249,70
|
-3,10
|
-0,25%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.458,00
|
-31,00
|
-0,69%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,62
|
-0,05
|
-0,30%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
59,60
|
-0,60
|
-1,00%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz,
|
933,45
|
+0,57
|
+0,06%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz,
|
763,37
|
-1,42
|
-0,19%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
253,55
|
+0,40
|
+0,16%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.580,00
|
-30,00
|
-0,53%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.923,00
|
-1,50
|
-0,08%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.533,00
|
-28,00
|
-1,09%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
20.200,00
|
-180,00
|
-0,88%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
367,25
|
+1,25
|
+0,34%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
427,75
|
+2,00
|
+0,47%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
236,25
|
+0,25
|
+0,11%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,82
|
-0,07
|
-0,64%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
949,75
|
+5,00
|
+0,53%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
308,70
|
+1,20
|
+0,39%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
32,56
|
+0,12
|
+0,37%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
521,20
|
-0,10
|
-0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.084,00
|
+30,00
|
+1,46%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
129,65
|
-4,75
|
-3,53%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
16,03
|
-0,27
|
-1,66%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
141,10
|
-0,80
|
-0,56%
|
Bông
|
US cent/lb
|
79,39
|
+0,15
|
+0,19%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
367,70
|
-6,00
|
-1,61%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
224,00
|
+0,70
|
+0,31%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,46
|
+0,01
|
+0,48%
|
Nguồn: VITIC/Reuters. Bloomberg