Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bởi nhiều tín hiệu cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ không có kế hoạch tăng sản lượng để giải quyết tình hình nguồn cung sụt giảm từ Iran.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc tăng 98 US cent (1,3%) lên 79,03 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 94 US cent (1,4%) lên 69,85 USD/thùng.
Các bộ trưởng trong và ngoài OPEC sẽ nhóm họp trong ngày 23/9/2018 để thảo luận về mức độ tuân thủ chính sách sản lượng. Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin OPEC cho hay hiện chưa có kế hoạch hành động nào và các nhà sản xuất dầu thô sẽ thảo luận cách làm thế nào để chia sẻ mức tăng sản lượng đã nhất trí trước đó.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg ngày 18/9/2018 dẫn một nguồn tin giấu tên từ Saudi Arabia cho hay quốc gia này hiện hài lòng với mức giá trên 80 USD/thùng, ít nhất là trong ngắn hạn. Theo Bloomberg, mặc dù Riyadh không có tham vọng đẩy giá lên cao hơn 80 USD/thùng, nhưng việc giá dầu chạm mốc này sẽ không còn xa bởi lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên lĩnh vực dầu mỏ của Iran dự kiến sẽ có hiệu từ ngày 4/11 tới.
Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin Saudi Arabia muốn giá dầu giữ ở mức 70-80 USD/thùng trong bối cảnh nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới này đang nỗ lực cân bằng giữa việc tối đa hóa doanh thu với kiềm chế đà tăng của giá dầu cho đến ngày bầu cử Quốc hội Mỹ. Song Bộ trường Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết giá dầu khoảng 70-80 USD/thùng chỉ là tạm thời và do tác ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của Mỹ, còn mức giá trong dài hạn sẽ vào khoảng 50 USD/thùng.
Ngoài ra, triển vọng dài hạn của giá dầu cũng bị ảnh hưởng do căng thẳng gia tăng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể làm giảm triển vọng nhu cầu. Ngày 18/9/2018, Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã thông báo áp thuế đối với hàng hóa trị giá 60 tỷ USD nhập từ Mỹ nhằm đáp trả quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% (giai đoạn 1) đối với hàng hóa nhập khẩu 200 tỷ USD từ Trung Quốc.
Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết mức thuế 5-10% sẽ có hiệu lực đối với khoảng 5.200 sản phẩm và hàng hoá Mỹ từ ngày 24/9/2018, cùng ngày với mức thuế mà Mỹ áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.
Giá dầu đã giảm nhẹ trong phiên giao dịch trước theo sau số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) cho thấy dự trữ dầu thô tại nước này đã tăng 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 14/9 lên 397,1 triệu thùng, so với dự báo giảm 2,7 triệu thùng mà các nhà phân tích dự báo. Số liệu chính thức từ Bộ Năng lượng Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày 19/9.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trở lại do USD tăng sau thông tin về các biện pháp trả đũa của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ.
Vàng giao ngay giảm 0,23% xuống 1.197,75 USD/ ounce, trong khi vàng giao tháng 12/2018 giảm 3,3 USD (0,3%) xuống đóng cửa ở mức 1.202,50 USD/ ounce. Chỉ số đồng USD đã mạnh lên so với rổ tiền tệ, gây áp lực đối với giá vàng.
Giá vàng đã giảm hơn 12% kể từ tháng Tư, trước tình hình căng thẳng thương mại leo thang và tiến trình nâng lãi suất tại Mỹ. Ngoài “cuộc chiến” thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư hiện nay cũng đang chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ diễn ra vào tuần tới. Fed được dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp tháng Chín.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do các nhà đầu tư không để ý tới việc trả đũa thuế quan mới của Mỹ và Trung Quốc. Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London kết thúc phiên tăng 2,4% lên 6.087 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 14 tháng tại 5,733 USD/tấn trong tháng trước.
Lo lắng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ làm giảm nhu cầu các hàng hóa đã đẩy các kim loại công nghiệp giảm mạnh trong những tháng gần đây, đồng đã giảm 17% kể từ mức cao hồi tháng 6/2018.
Các nhà đầu tư đã chuẩn bị ứng phó với thuế quan, đồng được hỗ trợ bởi khả năng phục hồi bất ngờ của giá cổ phiếu toàn cầu và các đồng tiền khác ngoài USD, và kỳ vọng rằng kích thích tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới sẽ củng cố nhu cầu.
Kẽm LME tăng 1,3% lên 2.349 USD/tấn, phục hồi từ mức thấp nhất gần hai năm trong phiên trước. Theo số liệu từ Tổ chức nghiên cứu chì và kẽm quốc tế (ILZSG) thiếu hụt kẽm trên thị trường toàn cầu tăng lên 32.500 tấn trong tháng 7/2018 từ 14.200 tấn trong tháng 6/2018.
Giá thép và quặng sắt của Trung Quốc tăng hơn 1% sau khi Bắc Kinh công bố sẽ có các biện pháp đối phó để đáp trả đợt áp thuế quan thương mại mới nhất của Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc cho biết họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa với động thái mới nhất từ Washington, nhưng không đưa ra chi tiết các biện pháp có thể.
Nhưng Tổng thống Trump cũng cảnh báo áp thuế thêm với 267 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh thực hiện các hành động trả đũa.
Giá thép cây giao sau tại Thượng Hải kết thúc phiên tăng 1,4% lên 4.167 CNY (607,47 USD)/tấn khi thị trường đóng cửa, mức cao nhất trong một tuần.
Hợp đồng quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên tăng 1% lên 506,5 CNY (73,83 USD)/tấn. Trong phiên có lúc giá đã lên mức cao nhất kể từ ngày 21/8/2018 tại 508 CNY.
Trong khi đó cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Sulution duy trì dự báo của họ với giá quặng sắt của Trung Quốc sẽ đạt trung bình 60 USD/tấn trong năm 2018 bất chấp giá tăng trong tháng 8/2018, cho biết giá có thể giảm trong những tháng tới do tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tập trung từ ngành công nghiệp nặng sang dịch vụ.
Các chỉ số kinh tế cho thấy việc tiếp tục mất đà tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định giảm xuống 5,3% trong 8 tháng đầu năm nay, bị hạn chế bởi tăng trưởng trong cơ sở hạ tầng chậm lại, trong khi đầu tư bất động sản cũng khiêm tốn trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ từ chính quyền trung ương. Tuy nhiên, các thương gia cho biết giá sẽ được hỗ trợ bởi thanh khoản ngày càng tăng ở Trung Quốc.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giao tháng 12/2018 giảm 1,45 US cent tương đương 1,5% xuống 95,85 US cent/lb vào lúc cuối phiên, sau khi có lúc chỉ 95,10 US cent, thấp nhất kể từ tháng 12/2005. Nguồn cung arabica dồi dào đang gây áp lực giảm giá. Chính phủ Brazil đã nâng dự báo về sản lượng cà phê nước này lên kỷ lục 59,9 triệu bao.
Trong khi đó robusta tăng nhẹ, hợp đồng giao tháng 11 thêm 13 USD hay 0,9% lên 1.492 USD/tấn.
Các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới cùng với một số khách hàng lớn như Nestle, Jacobs Douwe Egberts và Starbucks vừa tổ chức họp khẩn trong ngày 17/9/2018 để tìm cách thúc đẩy giá cà phê phục hồi từ mức nhấp nhất trong vòng hàng chục năm.
“Đây là thời điểm tuyệt vọng nhất của 25 triệu người trồng cà phê trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng này vượt xa sức tưởng tượng. Chúng ta cần cà phê,và người tiêu dùng sẽ nhận ra rằng không thể kéo dài tình trạng này mãi nếu muốn hồi sinh ngành công nghiệp này”, Reuters dẫn lời ông Roberto Velez, Giám đốc điều hành Hiệp hội Nông dân trồng cà phê Colombia tại Diễn đàn các nước sản xuất cà phê thế giới.
Ông Rene Leon Gomez, Thư ký điều hành của Chương trình hợp tác khu vực về Phát triển công nghệ và Hiện đại hóa phương pháp canh tác cà phê (Promecafe), cho biết ban điều phối đang tìm cách đàm phán với những người đứng đầu ngành cà phê trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng sẽ thực hiện chiến dịch tuyên truyền cho người tiêu dùng về khủng hoảng giá cà phê hiện nay.
Giá cà phê giảm sâu khiến nông dân chuyển qua trồng cacao, một loại cây dùng để sản xuất coaine, với sản lượng tại Colombia đang ở mức cao chưa từng thấy.
Đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,11 US cent hay 1% xuống 10,52 US cent/lb sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn hai tháng tại 10,43 US cent/lb. Giá đường đã giảm 9% trong hai phiên qua do loa ngại khả năng xuất khẩu tăng vọt từ Ấn Độ, nước sản xuất lớn thứ hai thế giới. Ấn Độ đang xem xét đề xuất cho phép các nhà máy xuất khẩu 5 triệu tấn đường.
Việc bán tháo gần đây đã xóa sạch phần lớn sự gia tăng trong tháng này (đã nâng giá đường từ mức thấp nhất 10 năm tại 9,91 US cent/lb lên mức cao nhất hai tháng tại 11,8 US cent/lb).
Indonesia đã cấp giấy phép nhập khẩu đường thô lên tới 577.000 tấn cho 5 nhà máy tinh luyện. Đường trắng kỳ hạn tháng 12 giảm 1 USD hay 0,3% xuống 329,1 USD/tấn.
Giá đậu tương giao sau của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang làm giảm triển vọng xuất khẩu của Mỹ.
Đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Chicago chốt phiên giảm 9-1/2 US cent xuống 8,14 USD/bushel sau khi giảm xuống 8,12-1/4 USD, mức thấp nhất với hợp đồng đậu tương được giao dịch nhiều nhất kể từ tháng 12/2008.
Giá đậu tương sụt giảm sau khi Bắc Kinh bổ sung 60 tỷ USD sản phẩm của Mỹ vào doanh sách thuế quan nhập khẩu của họ để trả đũa với kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc.
Động thái này là leo thang mới nhất trong một xung đột thương mại kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc là nước tiêu thụ đậu tương hành đầu thế giới trong khi Mỹ là nhà sản xuất số 1. Vụ thu hoạch đầu tương của Mỹ đang diễn ra, và tuần trước Bộ Nông nghiệp Mỹ đã dự đoán sản lượng bội thu.
Giá cao su tại Tokyo giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm trong bối cảnh lo sợ về cuộc leo thang mới nhất trong cuộc xung đột Mỹ - Trung kéo dài nhiều tháng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2019 trên sàn TOCOM đóng cửa giảm 1,7 JPY hay 1,1% xuống 166,1 JPY (1,48 USD)/kg, sau khi giảm xuống 164,1 JPY mức thấp nhất kể từ ngày 4/10/2016 trong đầu phiên giao dịch.
Giá cao su giao tháng 1/2019 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 115 CNY xuống 12.135 CNY (1.767 USD)/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

69,85

+0,94

+1,4%

Dầu Brent

USD/thùng

79,03

+0,98

+1,3%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

51.610,00

+800,00

+1,57%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,93

0,00

-0,14%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

200,58

+0,09

+0,04%

Dầu đốt

US cent/gallon

223,11

-0,46

-0,21%

Dầu khí

USD/tấn

685,75

+0,75

+0,11%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

70.000,00

+800,00

+1,16%

Vàng New York

USD/ounce

1.203,30

+0,40

+0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.315,00

+5,00

+0,12%

Bạc New York

USD/ounce

14,18

0,00

-0,04%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,00

+0,10

+0,20%

Bạch kim

USD/ounce

812,60

-1,24

-0,15%

Palađi

USD/ounce

1.012,75

-0,09

-0,01%

Đồng New York

US cent/lb

272,45

-0,60

-0,22%

Đồng LME

USD/tấn

6.086,00

+141,00

+2,37%

Nhôm LME

USD/tấn

2.035,00

+3,00

+0,15%

Kẽm LME

USD/tấn

2.349,00

+29,00

+1,25%

Thiếc LME

USD/tấn

18.975,00

-50,00

-0,26%

Ngô

US cent/bushel

343,75

+0,50

+0,15%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

512,75

+2,25

+0,44%

Lúa mạch

US cent/bushel

249,25

+3,50

+1,42%

Gạo thô

USD/cwt

10,05

+0,01

+0,05%

Đậu tương

US cent/bushel

815,50

+1,50

+0,18%

Khô đậu tương

USD/tấn

305,00

+1,70

+0,56%

Dầu đậu tương

US cent/lb

27,31

-0,06

-0,22%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

486,40

0,00

0,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.242,00

+6,00

+0,27%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

95,85

-1,45

-1,49%

Đường thô

US cent/lb

11,50

-0,08

-0,69%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

146,80

-5,70

-3,74%

Bông

US cent/lb

78,29

-0,23

-0,29%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

348,10

-15,00

-4,13%

Cao su TOCOM

JPY/kg

166,10

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

1,27

-0,01

-0,55%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg