Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng có lúc sát mức cao nhất 4 tháng trong bối cảnh xuất hiện những đồn đoán về khả năng Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới cuối năm nay.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 6 US cent xuống 59,03 USD/thùng, sau khi có thời điểm vào giữa phiên leo lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2018 là 59,57 USD/thùng; trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 7 US cent lên 67,61 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2018.
Viện Dầu khí Quốc gia Mỹ (API) công bố dữ liệu cho hay dự trữ dầu thô của nước này giảm 2,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 15/3, xuống 446,8 triệu thùng. Kết quả này đi ngược với dự báo tăng 309.000 thùng của giới phân tích. Tuy vậy, thị trường vẫn đang chờ đợi báo cáo chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về dự trữ nguồn cung, dự kiến được công bố trong ngày 20/3.
Giá dầu đã tăng 20% kể từ khi OPEC và các nước đồng minh, bao gồm Nga, bắt đầu thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng nhằm hạn chế nguồn cung dầu toàn cầu và vực dậy giá “vàng đen”. Sau cuộc nhóm họp ngắn tại Azerbaijan, OPEC đã quyết định hủy kế hoạch họp như dự kiến vào tháng Tư tới, tạo điều kiện để thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu của tổ chức này và các đồng minh sẽ có hiệu lực ít nhất tới tháng Sáu, khi cuộc họp chính sách tiếp theo diễn ra. Ngoài ra, quyết định trì hoãn cũng cho phép các nhà sản xuất đánh giá liệu các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran và Venezuela (hai thành viên của OPEC) sẽ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường dầu trong vài tháng tới.
Trong khi đó, một số nhà phân tích quan ngại rằng, việc trì hoãn cuộc họp vào tháng Tư tới có thể bắt nguồn từ căng thẳng giữa Saudi Arabia, nước đứng đầu OPEC, và Nga, nhà sản xuất dầu lớn nhất nằm ngoài OPEC.
Ngoài ra, việc nguồn cung bị thắt chặt trong những tháng sắp tới có thể khiến giá dầu Brent chênh lệch đáng kể so với mức giá khởi điểm đầu năm nay, điều này đồng nghĩa là giá dầu giao ngay sẽ đắt hơn giá dầu giao kỳ hạn.
Khí gas hồi phục nhẹ từ ngay đầu phiên sau khi đi ngang trong phiên giao dịch trước sau khi EIA thông báo sản lượng khí khô tự nhiên sẽ đạt trung bình 90,7 tỷ feet khối (Bcf)/ngày trong năm 2019, tăng 7,4 Bcf/ngày so với năm 2018. Kết thúc phiên giao dịch, khí gas tăng 0,07% lên 2,863 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2019.
Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khí khô tự nhiên sẽ đạt trung bình 90,7 Bcf/ngày trong năm 2019, tăng 7,4 Bcf/ngày so với năm 2018.EIA cũng dự đoán sản lượng khí gas tự nhiên sẽ tiếp tục tăng vào năm 2020 lên mức trung bình 92,0 Bcf/ngày. Ngoài ra, EIA dự kiến tồn kho khí gas tự nhiên sẽ ở mức 1.200 Bcf vào cuối tháng 3, thấp hơn 14% so với cùng kì năm ngoái và thấp hơn 28% so với mức trung bình 5 năm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng vì USD yếu đi giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.306,76 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ tăng 0,4% lên đóng phiên ở mức 1.306,5 USD/ounce. Thị trường đang hướng sự chú ý vào cuộc họp hai ngày từ ngày 19-20/3 của Fed.
Sau khi Mỹ công bố số liệu cho thấy hoạt động chế tạo tăng trưởng yếu hơn dự kiến hồi cuối tuần, ngày càng có nhiều người đồn đoán về khả năng hạ lãi suất của Fed. Môi trường lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí nắm giữ vàng và gây sức ép đối với đồng USD.
Theo báo cáo công bố ngày 15/3 của Fed, hoạt động chế tạo của Mỹ trong tháng 2/2019 đã giảm mạnh tháng thứ hai liên tiếp, với hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực này đều ghi nhận sự giảm sút. Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân là do nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, một phần là hệ quả của cuộc chiến thương mại với Mỹ. Giới phân tích nhận định tình trạng suy giảm của hoạt động chế tạo có thể sẽ tiếp tục trong năm nay.
Về những kim loại quý khác, giá palađi đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.600 USD/ounce, trước lo ngại về nguồn cung thắt chặt, có lúc vọt lên mức kỷ lục 1.606 USD/ounce. Cùng đà đi lên, giá bạch kim tăng lên 855,33 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 4/3. Trong khi đó, giá bạc giảm 0,4% xuống 15,38 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng và nhôm tăng nhờ thông báo của Trung Quốc về việc cắt giảm thuế đối với các nhà chế tạo kể từ tháng 4/2019 và những dự đoán về tăng trưởng kinh tế cao hơn của Trung Quốc.
Giá đồng hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại thị trường London (Vương quốc Anh) tăng 0,6% lên 6.462,5 USD/tấn trong khi giá đồng trong hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại thị trường Thượng Hải tăng 0,3% lên 49.330 NDT (7.343,51 USD)/tấn.
Trong khi đó, giá nhôm hợp đồng kỳ hạn 3 tháng tại London đã tăng lên 1.934 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 6/2/2019. Theo ngân hàng ANZ, giá đồng và nhôm tăng trong ngày 19/3 nhờ thông báo của Trung Quốc về việc cắt giảm thuế đối với các nhà chế tạo kể từ tháng 4/2019 và những dự đoán về tăng trưởng kinh tế cao hơn của Trung Quốc trong quý II/2019.
Phần lớn các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan khi họ tiếp tục coi những động thái chính sách mới nhất của Trung Quốc như một thông tin tích cực đối với nhu cầu về các kim loại.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 15/3 cho biết nước này sẽ cắt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 16% xuống còn 13% đối với ngành chế tạo và các lĩnh vực khác kể từ ngày 1/4/2019, đồng thời cho hay việc cắt giảm thuế và phí vẫn là biện pháp chủ chốt để ứng phó với sức ép suy giảm mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt.
Tuy vậy, nhà phân tích Helen Lau của Argonaut Securities cho rằng, giá đồng và nhôm chỉ tăng nhẹ vì việc cắt giảm thuế có thể không mang lại lợi nhuận cao hơn cho các doanh nghiệp khi họ sẽ tập trung đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Theo chuyên gia này, tăng trưởng kinh tế quý 2/2019 của Trung Quốc dự kiến sẽ cao hơn so với quý I/2019, do trong quý đầu năm, Trung Quốc có đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Chính phủ Trung Quốc hiện đang nhắm tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5% trong năm 2019, thấp hơn so với mức tăng 6,6% đạt được năm 2018.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 2/2019 tăng 1,5% so với một năm trước đó, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 1/2018 và thấp hơn mức tăng 1,7% của tháng 1/2019 và dưới mức mục tiêu mà chính phủ đề ra cho cả năm nay là khoảng 3%.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 6 liên tiếp, do Vale Brazil đối mặt với những hạn chế hơn nữa đối với hoạt động khai thác quặng sắt, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép thắt chặt.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Đại Liên tăng 0,2% lên 636 CNY (94,66 USD)/tấn. Đồng thời, giá thép cây kỳ hạn tăng 0,3% lên 3.788 CNY/tấn, khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ tăng tốc phê duyệt dự án xây dựng để thúc đẩy tăng trưởng. Giá thép cuộn cán nóng thay đổi nhẹ, ở mức 3.699 CNY/tấn.
Các nhà phân tích thuộc CITIC Futures, Mandarin cho biết: "Giá quặng sắt sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, được thúc đẩy bởi nguồn cung gián đoạn và nhu cầu tăng. Các nhà máy thép Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung dự trữ, khi tồn kho chạm mức thấp".
Cùng với đà tăng của quặng sắt, giá thép thanh tại Trung Quốc cũng tăng 0,3% lên 3.788 nhân dân tệ/tấn. Giá thép tăng một phần khác nhờ chính phủ chủ trương đẩy mạnh phê chuẩn các dự án xây dựng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tại Trung Quốc có xu hướng phục hồi nên giá thép được dự báo tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày còn lại của tháng 3.
“Nhu cầu tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ tăng mạnh, bởi thời tiết đang trở nên ấm áp và chính phủ vừa công bố loạt biện pháp nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế”, Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) cho biết. Do đó, giá thép dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày tới.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê biên động nhẹ nhưng vẫn quanh mức thấp nhất 13 năm do dư cung, trong khi đường giảm trở lại.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 0,2 US cent tương đương 0,2% xuống 96,65 US cent/lb. Trong tuần trước, giá cà phê chạm mức thấp nhất 13 năm (94,65 US cent/lb). Giá cà phê robusta giao cùng kỳ hạn tăng 23 USD tương đương 1,6% lên 1.508 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 0,06 US cent tương đương 0,5% xuống 12,78 US cent/lb. Và giá đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 4,9 USD tương đương 1,4% xuống 341,8 USD/tấn.
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng trở lại sau khi chạm mức thấp nhất 3 tháng trong tuần trước đó, song dự trữ dầu thực vật ở mức cao sẽ tiếp tục gây áp lực tới giá.
Giá dầu cọ kỳ hạn trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,2% lên 2.109 ringgit (517,67 USD)/tấn.
Malaysia đe dọa sẽ đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu Liên minh Châu Âu (EU) triển khai các khuyến nghị để loại bỏ dầu cọ khỏi nhiên liệu vận chuyển được sử dụng trong khối kinh tế. Cụ thể, trong một danh sách các tiêu chí được công bố vào thứ Tư (13/3), Ủy ban Châu Âu (EC) đã kết luận việc trồng dầu cọ dẫn đến nạn phá rừng quá mức và nên loại nó trong nhiên liệu vận chuyển
Malaysia là nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới sau Indonesia. Cả hai quốc gia đã đấu tranh với chính phủ và quốc hội EU về những nỗ lực ngăn chặn xuất khẩu nhằm giải quyết nạn phá rừng tràn lan liên quan đến hoạt động canh tác dầu cọ.
Giá cao su tại Tokyo tăng, theo xu hướng tăng giá cao su tại Thượng Hải, trong bối cảnh kỳ vọng việc cắt giảm thuế của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nền kinh tế tại nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,9 JPY tương đương 0,5% lên 195,2 JPY (1,75 USD)/kg. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 110 CNY lên 11.985 CNY (1.785 USD)/tấn. Giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,6% lên 171 JPY/kg.
Trung Quốc sẽ cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất và lĩnh vực khác vào ngày 1/4/2019. Ngoài ra việc cắt giảm thuế và phí vẫn là biện pháp quan trọng để đối phó với nền kinh tế suy giảm.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,03

-0,06

-0,30%

Dầu Brent

USD/thùng

67,61

+0,07

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

45.620,00

+150,00

+0,33%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,87

-0,01

-0,31%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

188,90

-0,41

-0,22%

Dầu đốt

US cent/gallon

198,56

-0,48

-0,24%

Dầu khí

USD/tấn

610,75

+1,50

+0,25%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

61.610,00

+190,00

+0,31%

Vàng New York

USD/ounce

1.304,00

-2,50

-0,19%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.672,00

+11,00

+0,24%

Bạc New York

USD/ounce

15,34

-0,04

-0,24%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,30

+0,30

+0,55%

Bạch kim

USD/ounce

853,46

+1,03

+0,12%

Palađi

USD/ounce

1.592,59

+1,57

+0,10%

Đồng New York

US cent/lb

291,40

-0,90

-0,31%

Đồng LME

USD/tấn

6.459,00

+34,00

+0,53%

Nhôm LME

USD/tấn

1.946,00

+25,50

+1,33%

Kẽm LME

USD/tấn

2.818,00

+37,00

+1,33%

Thiếc LME

USD/tấn

21.275,00

+100,00

+0,47%

Ngô

US cent/bushel

371,50

+0,25

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

456,25

-0,25

-0,05%

Lúa mạch

US cent/bushel

273,25

+0,25

+0,09%

Gạo thô

USD/cwt

10,82

+0,04

+0,37%

Đậu tương

US cent/bushel

901,50

-2,50

-0,28%

Khô đậu tương

USD/tấn

309,80

-1,00

-0,32%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,22

-0,02

-0,07%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

464,20

-0,30

-0,06%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.202,00

+6,00

+0,27%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

96,65

-0,20

-0,21%

Đường thô

US cent/lb

12,78

-0,06

-0,47%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

129,25

+0,75

+0,58%

Bông

US cent/lb

75,49

-0,16

-0,21%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

385,50

-5,10

-1,31%

Cao su TOCOM

JPY/kg

192,70

-2,50

-1,28%

Ethanol CME

USD/gallon

1,41

-0,01

-1,05%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters, CafeF

Nguồn: Vinanet