Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hối thúc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định gia tăng sản lượng tại cuộc họp của khối này ở Algeria.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giảm 78 US cent xuống 78,70 USD/thùng, dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giảm 32 US cent xuống 70,80 USD/thùng.
Tổng thống Trump đã gây áp lực lên cuộc họp của OPEC thông qua bài đăng trên trang cá nhân Twitter rằng OPEC cần hạ giá dầu. OPEC và các nước sản xuất dầu khác, trong đó có Nga, sẽ nhóm họp ở Algeria vào ngày 23/9/2018 tới để thảo luận về cách phân bổ mức tăng sản lượng để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran, nhưng cuộc họp này được dự đoán khó có thể đưa ra một thỏa thuận về việc gia tăng chính thức sản lượng dầu thô.
Chuyên gia Tariq Zahir của công ty Tyche Capital Advisors ở New York cho rằng bài đăng của ông Trump có thể khiến giá dầu giảm nhẹ, đồng thời dự đoán những bài đăng như vậy của vị tổng thống này sẽ tiếp tục xuất hiện trong bối cảnh đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ đang đến gần.
Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào ngày 6/11/2018 sẽ xác định xem đảng Cộng hòa có duy trì được quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện Mỹ hay không. Tuy nhiên, nhiều thương nhân và nhà phân tích dự đoán dầu Brent sẽ sớm vượt ngưỡng 80 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng đạt mức cao nhất trong gần một tuần do USD yếu đi trong khi mối lo ngại về tác động của “cuộc chiến” thương mại Mỹ-Trung trong ngắn hạn lắng dịu.
Vàng giao ngay đạt 1.028,31 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 14/9; còn giá vàng giao tháng 12/2018 tăng 3 USD (0,3%) lên 1.211,30 USD/ounce.
Đồng USD đã chạm mức thấp của chín tuần so với rổ tiền tệ, giữa lúc chứng khoán thế giới đi lên, nhờ giới đầu tư cho rằng tác động từ chính sách thuế “trã đũa” lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không tồi tệ như dự kiến ban đầu.
Chuyên gia Alasdair Macleod, thuộc trang GoldMoney.com, nhận định Mỹ đang “tự giết mình” với chính sách áp thuế, khi chính sách này làm khó Mỹ nhiều hơn Trung Quốc. Do đó, ý tưởng về việc đồng USD tiếp tục tăng giá là không thực tế.
Trong những tháng gần đây, các nhà đầu tư đã tăng cường mua vào đồng USD và bán ra vàng với lập luận rằng Mỹ sẽ chịu thiệt hại ít hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đang dần mất lòng tin vào khả năng trụ vững của kinh tế Mỹ trước “cuộc chiến” thương mại với Trung Quốc.
Kết quả một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy, cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là chính sách kinh tế tồi tệ đối với Mỹ và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể giảm xuống 2% trong quý IV/2018, sau khi tăng trưởng 4,1% trong quý II/2018.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá hầu hết được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu, với đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất 9 tuần so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Đồng đồng kết thúc phiên giảm sau hai ngày tăng trước đó, do lo ngại về sức khỏe nền kinh tế toàn cầu và lãi suất của Mỹ tăng trước cuộc họp của ngân hàng trung ương. Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng giảm 0,6% xuống 6.082 USD/tấn. Đồng đã giảm 18% kể từ khi chạm mức cao nhất trong 4,5 năm tại 7.348 USD/tấn hồi tháng 6/2018, nhưng đã phục hồi 5% từ mức thấp nhất một năm tại 5.773 USD/tấn hồi tháng 8/2018.
Giá thép cây xây dựng của Thượng Hải giảm 1,2% trong phiên qua, sau 4 phiên tăng liên tiếp bởi động thái tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Hợp đồng thép cây trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 1,2% xuống 4.124 CNY (602,14 USD)/tấn, sau khi tăng trong phiên trước lên mức cao nhất kể tử tháng 11/9/2018 tại 4.205 CNY/tấn.
Ủy ban Phát triển và Cải tổ Quốc gia (NDRC) tại nước này cho biết trong cuộc họp báo ngày 18/9 rằng Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư trong cơ sở hạ tầng, cũng như trong nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. Điều đó và sự thúc đẩy phát triển mạng lưới tàu điện ngầm tại một số thành phố lớn nhất Trung Quốc đang hỗ trợ triển vọng sáng sủa cho lĩnh vực thép khổng lồ của quốc gia này.
Thành phố Tô Châu nằm ở phía đông tỉnh Giang Tô và Trường Xuân tại phái đông bắc tỉnh Cát Lâm, cũng như Thâm Quyến ở miền nam, tháng trước đã thông báo kế hoạch chi tiêu tương đương hàng tỷ USD thúc đẩy các hệ thống ngầm tổng cộng 1.600 km, điều này sẽ tiêu thụ nhiều thép.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giao tháng 3/2018 giảm 0,02 US cent tương đương 0,2% xuống 11,62 US cent/lb, đường trắng giao cùng kỳ hạn vững ở 330,20 USD/tấn. Nguồn cung đường trắng bị thắt chặt ở châu Âu và Nga đang giữ giá đường trắng ổn định.
Đối với mặt hàng cà phê, giá arabica giao tháng 12/2018 tăng 3,05 US cent tương đương 3,2% lên 99,75 US cent/lb. Đồng real Brazil tăng phiên thứ 2 liên tiếp so với USD ngăn giá cà phê sụ giảm. Tuy nhiên, đồng tiền này vẫn quanh mức thấp nhất 3 năm.
Robusta giao tháng 11/2018 tại London tăng 3,2% lên 1.508 USD/tấn. Robusta Việt Nam loại 2 (5% hạt đen và vỡ) giá trừ lùi 30 – 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tại London. Nông dân tại Tây Nguyên chào cà phê ở mức 32.000 – 32.500 đồng/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016, theo xu hướng các thị trường toàn cầu. Nhu cầu cà phê tại Việt Nam tăng nhẹ trong tuần này sau khi nguồn cung cấp giảm vào cuối vụ thu hoạch tại nước đối thủ Indonesia.
Nhà phân tích độc lập Nguyễn Quang Bình cho biết "có nhu cầu nhưng họ không thể mua quá nhiều ... Nông dân vẫn nghĩ mức giá này quá thấp và không muốn bán".
Đối với hạt có dầu, Mỹ đã vượt qua Brazil để trở thành nhà cung cấp đậu tương lớn nhất cho thị trường châu Âu. Trong vòng 12 tuần tính đến trung tuần tháng 9/2018, đậu tương Mỹ chiếm khoảng 52% nhập khẩu đậu tương của EU, tăng 133% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 1,47 triệu tấn. Cùng kỳ năm 2017, Mỹ chỉ chiếm 25% nhập khẩu đậu tương của EU.
Cũng trong 12 tuần nói trên, Brazil chỉ còn chiếm 40% thị trường nhập khẩu đậu tương có quy mô 35 triệu tấn mỗi năm của châu Âu.
Trong chuyến thăm Washington hồi tháng 7/2018, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) Jean-Claude Juncker hứa với Tổng thống Donald Trump rằng châu Âu sẽ tăng nhập khẩu đậu tương Mỹ, đổi lại Mỹ sẽ không tăng thuế nhập khẩu đối với xe hơi từ châu Âu. Thỏa thuận này đã giúp ngăn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-châu Âu.
Các số liệu về nhập khẩu đậu tương của EU cho thấy khối này có vẻ đang thực thi đúng thỏa thuận với Mỹ. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cho rằng việc châu Âu tăng mua đậu tương Mỹ chủ yếu là kết quả của diễn biến giá cả trên thị trường toàn cầu.
Do Trung Quốc đã áp thuế 25% lên đậu tương Mỹ, các nhà nhập khẩu đậu tương Trung Quốc chuyển sang mua đậu tương Brazil. Từ tháng 6, Trung Quốc đã gần như dừng mua đậu tương Mỹ. Điều này khiến giá đậu Mỹ giảm xuống mà giá đậu Brazil lại tăng. Vì vậy, các nhà nhập khẩu đậu tương châu Âu tất yếu sẽ tăng mua đậu Mỹ. Hiện tại, châu Âu không có hàng rào thương mại nào đặt ra đối với đậu tương Mỹ.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai năm, do sự gia tăng tại Thượng Hải thúc đẩy việc mua bù để đóng các hợp đồng bán khống.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2019 trên sàn TOCOM chốt phiên tăng 3,7 JPY hay 2,2% lên 169,6 JPY (1,51 USD)/kg, sau khi đạt mức cao nhất một tuần tại 170 JPY trong đầu phiên giao dịch.
Cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải đóng cửa tăng 455 CNY lên 12.570 CNY (1.834 USD)/tấn. Trong đầu phiên giá đã tăng lên mức cao nhất một tháng tại 12.720 CNY.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
70,80
|
-0,32
|
-0,45%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
78,70
|
-0,78
|
-0,01%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
51.800,00
|
-370,00
|
-0,71%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,96
|
-0,02
|
-0,60%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
201,54
|
+0,08
|
+0,04%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
223,05
|
+0,25
|
+0,11%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
687,00
|
-1,00
|
-0,15%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
69.960,00
|
-270,00
|
-0,38%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.213,30
|
+2,00
|
+0,17%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.359,00
|
+29,00
|
+0,67%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,41
|
+0,10
|
+0,70%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
52,00
|
+0,50
|
+0,97%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
836,08
|
+0,57
|
+0,07%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.052,02
|
-0,48
|
-0,05%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
275,80
|
+1,80
|
+0,66%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.082,00
|
-39,00
|
-0,64%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.043,00
|
+17,00
|
+0,84%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.455,00
|
+21,00
|
+0,86%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.960,00
|
+90,00
|
+0,48%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
354,00
|
+1,50
|
+0,43%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
522,25
|
-1,75
|
-0,33%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
250,25
|
+1,25
|
+0,50%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,85
|
-0,03
|
-0,30%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
845,00
|
-5,25
|
-0,62%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
311,70
|
-2,70
|
-0,86%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,75
|
-0,11
|
-0,39%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
489,60
|
+0,50
|
+0,10%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.201,00
|
+6,00
|
+0,27%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
99,75
|
+3,05
|
+3,15%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,62
|
-0,02
|
-0,17%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
147,40
|
+0,80
|
+0,55%
|
Bông
|
US cent/lb
|
78,33
|
-0,14
|
-0,18%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
345,00
|
-2,20
|
-0,63%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
168,30
|
-1,30
|
-0,77%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,26
|
+0,01
|
+0,56%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg