Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng bởi một số dấu hiệu cho thấy nguồn cung đang giảm.
Kết thúc phiên, dầu Brent Biển Bắc tăng 0,12 USD lên 62,83 USD/ thùng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,19 USD lên 53,99 USD/ thùng.
Tại Mỹ, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các công ty năng lượng trong tuần trước đã cắt giảm 21 giàn khoan dầu - mức cắt giảm nhiều nhất trong ba năm qua - đưa số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ giảm xuống còn 852 giàn khoan - mức “đáy” kể từ tháng 5/2018.
Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn đang chịu áp lực từ triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa của Trung Quốc. Điều này cũng gây áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 21/1 cho biết, nền kinh tế nước này tăng trưởng 6,6% trong năm 2018, thấp hơn so với con số 6,8% trong năm 2017 và là mức thấp nhất trong 28 năm qua ở nước này. Kết quả này làm dấy lên lo ngại rằng triển vọng tăng trưởng toàn cầu có thể ảm đạm, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng do đồng USD tăng. Vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,1% xuống 1.279,53 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 28/12/2018 (1.276,31 USD/ounce); vàng giao sau giảm 0,2% xuống 1.279,6 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá palađi giảm 1,1% xuống 1.361,50 USD/ounce, bạc giảm 0,7% xuống 15,22 USD/ounce trong khi bạch kim giảm 0,8% xuống 791 USD/ounce.
Kể từ giữa tháng 8/2018 đến nay giá vàng đã tăng hơn 10%, phần lớn do thị trường chứng khoán bất ổn và đồng USD suy yếu. Nhìn chugn, vàng vẫn được hỗ trợ từ đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chấm dứt chính sách thắt chặt tiền tệ, nền kinh tế toàn cầu chậm lại và những bất ổn địa chính trị.
Nga đã vượt Trung Quốc để trở thành người nắm giữ vàng lớn thứ 5 trên thế giới vì các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến lượng mua vào của ngân hàng trung ương quốc gia này lên cao kỉ lục trong năm 2018. Với sự hỗ trợ từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, ngân hàng trung ương quốc gia này đã đặt cược rất lớn vào vàng, thường được coi là nơi trú ẩn an toàn hoặc là chiến lược phòng vệ tự nhiên chống lại đồng USD, với hoạt động mua vào tích cực trong 10 năm qua.
Năm 2018, vàng mua vào của Nga đã tăng vọt vì lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ giảm sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty Nga hồi tháng 4/2018, sự trừng phát nghiêm khắc nhất kể từ khi Moscow sáp nhập Crimea từ Ukraine trong năm 2014.
Ngân hàng trung ương Nga đã mua 8,8 triệu ounce trong năm ngoái, cơ quan này cho biết vào hôm 18/1, phá vỡ kỉ lục 7,2 triệu ounce thiết lập vào 2017. Tính đến ngày 1/1/2019, ngân hàng trung ương Nga đã nắm giữ 67,9 triệu ounce vàng, tăng từ 59,1 triệu ounce vào đầu năm 2018, đưa quốc gia này trở thành nhà nắm giữ vàng lớn thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Đức, Pháp và Italy.
Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ 6 khi báo cáo dự trữ vàng chỉ tăng một lần trong hơn hai năm, với tỉ lệ nắm giữ lên tới 59,6 triệu ounce trong tháng 12/2018 từ 59,2 triệu ounce hồi tháng 10/2016.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng giảm do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc sau số liệu cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế suy yếu và hoạt động sản xuất chậm lại trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Giá đồng kỳ hạn trên sàn London giảm 1,2% xuống 5.981 USD/tấn. Đồng được sử dụng rộng rãi trong ngành năng lượng và xây dựng đạt mức cao nhất 3 tuần (6.077 USD/tấn) trong tuần trước đó.
Nền kinh tế Trung Quốc trong quý 4/2018 chịu áp lực từ nhu cầu nội địa và thuế quan Mỹ suy giảm, kéo tăng trưởng năm 2018 xuống 6,6%, thấp nhất trong gần 3 thập kỷ.
Các nhà phân tích BofAML cho biết: "Trung Quốc vẫn là một yếu tố quan trọng quyết định thị trường đồng. Việc chính phủ mở rộng chính sách kích thích tài chính và tiền tệ cho tới nay vẫn chưa hỗ trợ nhiều cho thị trường này".
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2018, do dự kiến nhu cầu sẽ tăng khi dự trữ thép của nước này giảm và kỳ vọng Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế. Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên kết thúc phiên tăng 2,2% lên 533 CNY (78,53 USD)/tấn, trong phiên có lúc tăng 3,2% lên 538 CNY/tấn, cao nhất kể từ 2/3/2018. Trong khi đó, giá quặng sắt giao ngay sang Trung Quốc giảm 1,1% xuống 74,8 USD/tấn, trong phiên trước đó tăng 0,7% lên 75,6 USD/tấn.
Giá thép cây kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 1,4% lên 3.645 CNY/tấn, cao nhất kể từ đầu tháng 11/2018 và giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 3.515 CNY/tấn.
Sản lượng thép thô trung bình ngày trong tháng 12/2018 của Trung Quốc chạm mức thấp nhất kể từ tháng 3/2018, do các nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê giảm bối cảnh giao dịch trầm lắng. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 6 USD tương đương 0,4% xuống 1.538 USD/tấn. Thị trường nông sản Mỹ nghỉ lễ trong phiên vừa qua.
Giá đường trắng tăng do hoạt động mua vào và nhiều dấu hiệu cho thấy sản lượng giảm tại Ấn Độ - nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2019 tăng 1,6 USD tương đương 0,5% lên 354,7 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt mức cao 355,4 USD/tấn.
Sản lượng đường của Ấn Độ dự kiến sẽ giảm 2,5% xuống 30,7 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu vào tháng 10/2018.
Giá cao su tại Tokyo tăng cao nhất gần 8 tháng, do hoạt động mua đầu cơ, trong khi giá dầu tăng cao đã hỗ trợ giá cao su, lấn át lo ngại về tăng trưởng kinh tế tại nước mua hàng đầu thế giới – Trung Quốc. Giá cao su kỳ hạn tháng 6/2019 trên sàn TOCOM tăng 4,8 JPY tương đương 2,6% lên 191 JPY (1,74 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 193,4 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 30/5/2018. Đồng thời giá cao su TSR20 kỳ hạn tháng 7/2019 trên sàn TOCOM tăng 3,1% lên 158 JPY/kg và giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn Thượng Hải tăng 180 CNY lên 11.845 CNY (1.743 USD)/tấn.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm nhẹ trong quý 4/2018 so với cùng quý năm ngoái, do đầu tư và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, khi Washington gây áp lực thương mại, khiến tăng trưởng năm 2018 chỉ đạt 6,6%, thấp nhất 28 năm.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,99

+0,19

Dầu Brent

USD/thùng

62,83

+0,12

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.430,00

-190,00

-0,46%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,32

-0,17

-4,80%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

144,55

-0,73

-0,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

191,68

+0,08

+0,04%

Dầu khí

USD/tấn

575,75

+1,25

+0,22%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

57.410,00

-90,00

-0,16%

Vàng New York

USD/ounce

1.278,90

-3,70

-0,29%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.497,00

-16,00

-0,35%

Bạc New York

USD/ounce

15,28

-0,12

-0,77%

Bạc TOCOM

JPY/g

54,00

+0,50

+0,93%

Bạch kim

USD/ounce

795,44

-1,40

-0,18%

Palađi

USD/ounce

1.358,35

-4,53

-0,33%

Đồng New York

US cent/lb

268,20

-3,70

-1,36%

Đồng LME

USD/tấn

5.981,00

-71,00

-1,17%

Nhôm LME

USD/tấn

1.852,00

-18,00

-0,96%

Kẽm LME

USD/tấn

2.588,00

+8,00

+0,31%

Thiếc LME

USD/tấn

20.650,00

+25,00

+0,12%

Ngô

US cent/bushel

381,00

-0,75

-0,20%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

519,00

+1,25

+0,24%

Lúa mạch

US cent/bushel

298,00

-0,75

-0,25%

Gạo thô

USD/cwt

10,58

-0,04

-0,42%

Đậu tương

US cent/bushel

919,25

+2,50

+0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

315,30

+0,20

+0,06%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,15

+0,14

+0,48%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

482,30

-0,30

-0,06%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.307,00

-28,00

-1,20%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

104,95

+2,55

+2,49%

Đường thô

US cent/lb

13,03

+0,18

+1,40%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

119,85

+0,35

+0,29%

Bông

US cent/lb

73,89

-0,48

-0,65%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

354,90

-4,50

-1,25%

Cao su TOCOM

JPY/kg

188,50

-2,50

-1,31%

Ethanol CME

USD/gallon

1,28

0,00

-0,16%

Nguồn: VITIC/Bloomberg. Reuters. CafeF

 

Nguồn: Vinanet