Thị trường hàng hóa thế giới đồng loạt tăng giá một phần do USD và chứng khoán giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản, lên 1,5-1,75%, mức cao nhất trong một thập niên.
Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed trong năm 2018, dựa trên triển vọng tăng trưởng vững mạnh của nền kinh tế Mỹ, đáng chú ý là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giữ ở mức dưới 300.000 trong 158 tuần liên tiếp, chuỗi dài ngày nhất kể từ năm 1970; và trong tháng 2/2018, lĩnh vực phi nông nghiệp đã tạo mới được 313.000 việc làm, mức cao nhất kể từ tháng 7/2016 và tỷ lệ thất nghiệp duy trì ổn định ở mức 4,1% tháng thứ năm liên tiếp.
Sau thông báo của Fed, sắc đỏ thống trị các sàn chứng khoán thế giới. Chỉ số Dow Jones chốt phiên đã giảm 44,96 điểm (tương đương 0,18%) xuống còn 24.682,31 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 5,01 điểm (tương đương 0,18%) xuống 2.711,93 điểm và chỉ số Nasdaq giảm 19,02 điểm (tương đương 0,26%) xuống 7.345,29 điểm. Chỉ số FTSE 100 tại thị trường London (Vương quốc Anh) chốt phiên với mức giảm 0,3% xuống còn 7.038,97 điểm, chỉ số DAX 30 tại Frankfurt (Đức) “đứng yên” ở mức 12.309,15 điểm khi đóng cửa. Còn chỉ số CAC 40 ở Paris (Pháp) chốt phiên đã giảm 0,2% xuống còn 5239,74 điểm.
Đồng USD cũng giảm do hoạt động bán tháo, trái với thông lệ là USD tăng khi Fed nâng lãi suất. Cụ thể, tỷ giá của cặp ngoại tệ GBP/USD tăng lên mức cao nhất trong hơn một tháng qua, cặp USD/JPY giảm xuống dưới ngưỡng 106, trong khi cặp USD/CAD đang giao dịch ở mức 1,2890. Lý do bởi số lần tăng lãi suất mà Fed dự kiến cho năm 2018 (3 lần) và 2019 (2 lần) thấp hơn so với tiên đoán của thị trường và Chủ tịch Fed không thật sự lạc quan về tình hình lạm phát Mỹ, đồng thời đưa ra một cái nhìn không mấy rõ ràng về sự chắc chắn của chính sách thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, các nhà đầu tư đã không bị ảnh hưởng bởi việc tăng lãi suất và quay trở lại bán đồng USD.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần nhờ một loạt các yếu tố hậu thuẫn: Lượng dầu dự trữ của Mỹ bất ngờ giảm mạnh, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu mỏ khác tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng, thị trường đang lo ngại về tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran và đồng USD yếu đi.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 5/2018 tăng 1,63 USD, hay 2,6% lên 65,17 USD/thùng, mức cao nhất kể từ phiên 2/2/2018, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tăng 3% lên 69,47 USD/thùng.
Số liệu được công bố mới đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này bất ngờ giảm 2,6 triệu thùng, trong khi trước đó các nhà phân tích dự đoán lượng dầu thô dự trữ của Mỹ sẽ tăng thêm 2,5 triệu thùng. Cùng ngày, OPEC cũng cho biết mức tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối đã đạt mức cao kỷ lục trong tháng Hai. Trong khi đó, thị trường vẫn đang lo ngại rằng Mỹ có thể tái áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Iran. Công ty tư vấn năng lượng FGE cho rằng các lệnh trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt với Iran có thể khiến lượng dầu xuất khẩu của quốc gia Trung Đông này giảm từ 250.000-500.000 thùng/ngày vào cuối năm nay so với mức xuất khẩu 2-2,2 triệu thùng/ngày hồi đầu năm 2016 khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng tăng do USD giảm. Vàng giao ngay tăng 1,8%, lên mức 1.334,75 USD/ounce, trong phiên có lúc giá vọt lên 1.335,47 USD/ounce, cao nhất kể từ ngày 7/3; vàng giao tháng 4/2018 cũng tăng 0,7% lên 1.321,5 USD/ounce.
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến công bố khoản thuế nhập khẩu lên đến 60 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc vào ngày thứ Sáu (23/3), sau khi ông đã áp thuế nhập khẩu với thép và nhôm trong tháng này. Các nhà đầu tư lo ngại rằng hành động của ông Trump có thể leo thang thành một cuộc chiến thương mại nếu Trung Quốc và các nước khác trả đũa, đe dọa tới tăng trưởng toàn cầu.
George Milling-Stanley, chiến lược gia tại State Street Global Advisors dự báo giá vàng có thể tăng lên 1.350 - 1.400 USD/ounce trong thời gian tới.
Về những kim loại quý khác, bạc tăng 2,8% lên 16,63 USD/ounce; bạch kim tăng 1,9% lên 958,40 USD/ounce và palađi tăng 1,5% lên 993 USD/ounce.
Đối với kim loại cơ bản, giá đồng kẽm và nhôm đồng loạt phục hồi từ mức thấp 3 tháng do giá dầu tăng mạnh và đồng USD sụt giảm.
Giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,6% lên 6.793 USD/tấn, trong phiên có lúc giá chạm 6.702 USD/tấn, mức thấp 3 tháng.
Tổ chức Nghiên cứu Đồng cho biết thị trường đồng tinh chế trên thế giới dư thừa 17.000 tấn trong tháng 12/2017, so với thâm hụt 41.000 tấn trong tháng 11/2017. Các công nhân tại mỏ đồng Los Pelambres, Chile đã lựa chọn kéo dài thời hạn điều chỉnh của chính phủ trong một nỗ lực đạt được thỏa thuận hợp đồng lao động mới.
Giá nhôm tăng 0,2% lên 2.081 USD/tấn mặc dù trong phiên có lúc giảm xuống chỉ 2.062,50 USD/tấn mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12. Viện Nhôm Quốc tế (IAI) cho biết sản lượng nhôm cơ bản toàn cầu không tính Trung Quốc đã giảm xuống 2.009 triệu tấn trong tháng 2 từ 2.221 triệu tấn trong tháng 1.
Nhà phân tích Casper Burgering của công ty ABN Amro cho biết trong khi thiếu vắng các yếu tố cung cầu mạnh, các kim loại chủ yếu chịu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê giảm bởi áp lực bán mạnh vào cuối phiên sau khi giá tăng trong hầu hết phiên, do đồng real của Brazil mạnh lên so với đồng USD. Cà phê arabia kỳ hạn tháng 5 giảm 0,1 US cent (0,1%) xuống 1,1885 USD/lb. Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 giảm 2 USD hay 0,11% xuống 1.752 USD/tấn.
Đường thô tăng giá trong phiên vừa qua do hoạt động mua mạnh. Đường thô kỳ hạn tháng 5 tăng 0,11 US cent (0,9%) lên 12,67 US cent/lb; đường trắng cùng kỳ hạn tăng 3,6 USD (1%) lên 353,4 USD/tấn.
Ấn Độ đang thúc đẩy các nhà sản xuất đường xuất khẩu ra thị trường quốc tế để tránh dư thừa nội địa, tuy nhiên các thương gia ngành đường cho biết giá đường Ấn Độ hiện vẫn cao hơn khoảng 150 USD/tấn so với giá thế giới, vậy nên việc xuất khẩu từ thị trường này sẽ không dễ dàng.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
65,17
|
+1,63
|
+2,6%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
69,67
|
+3,8
|
+3%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
42.550,00
|
+1.520,00
|
+3,70%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,65
|
+0,02
|
+0,61%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
201,45
|
+0,23
|
+0,11%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
201,05
|
+0,68
|
+0,34%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
613,25
|
+2,25
|
+0,37%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
58.260,00
|
+1.400,00
|
+2,46%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.333,90
|
+12,40
|
+0,94%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.524,00
|
+37,00
|
+0,82%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,57
|
+0,15
|
+0,89%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
56,30
|
+0,30
|
+0,54%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
962,24
|
+4,46
|
+0,47%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
995,52
|
+4,84
|
+0,49%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
307,85
|
+2,00
|
+0,65%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.793,00
|
+38,00
|
+0,56%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.081,00
|
+5,00
|
+0,24%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.249,00
|
+46,00
|
+1,44%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
21.000,00
|
+325,00
|
+1,57%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
375,75
|
+0,75
|
+0,20%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
455,50
|
+2,00
|
+0,44%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
229,00
|
-2,50
|
-1,08%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,32
|
+0,11
|
+0,90%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.033,75
|
+4,00
|
+0,39%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
367,40
|
+2,90
|
+0,80%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
32,32
|
-0,05
|
-0,15%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
520,70
|
-0,30
|
-0,06%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.524,00
|
+44,00
|
+1,77%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
118,85
|
-0,10
|
-0,08%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,67
|
+0,11
|
+0,88%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
137,15
|
-0,25
|
-0,18%
|
Bông
|
US cent/lb
|
82,59
|
-0,49
|
-0,59%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
482,80
|
-6,90
|
-1,41%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
187,60
|
+0,60
|
+0,32%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,47
|
+0,01
|
+0,62%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg