Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh hơn 2% lên mức cao nhất trong gần 6 tháng qua do gia tăng các quan ngại về giảm nguồn cung dầu thô toàn cầu sau khi Mỹ thông báo chấm dứt cấp quy chế miễn trừ mua dầu của Iran.
Giá dầu Brent giao trong tương lai đã tăng 2,07 USD, tương đương 2,88%, lên mức 74,04 USD/thùng, có thời điểm đạt 74,52 USD/thùng cũng là mức cao nhất kể từ ngày 01/11/2018.
Giá dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giao trong tương lai cũng tăng 1,70 USD/thùng, tương đương 2,66%, lên mức 65,70 USD/thùng, sau khi có lúc đạt 65,92 USD/thùng, cao nhất kể từ ngày 31/10/2018.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 22/4 đã quyết định chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả 8 nước và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Iran mà không đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Dự kiên, các quy chế miễn trừ này sẽ hết hiệu lực vào tháng 5 tới.
Vào tháng 11/2018, Mỹ đã tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran nhưng cấp quy chế miễn trừ cho 8 quốc gia và vùng lãnh thổ được phép tiếp tục mua dầu của Iran gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp. Các nước này được phép mua hạn chế dầu thô của Iran trong thời hạn 6 tháng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng Saudi Arabia và các nước OPEC khác có thể bù đắp được bất kỳ sụt giảm nào từ nguồn cung dầu thô của Iran. Saudi Arabia cho biết sẽ phối hợp với các nước xuất khẩu dầu thô khác để bảo đảm nguồn cung dầu thô và cân bằng cung-cầu trên thị trường dầu thô thế giới.
Đánh giá về quyết định của Mỹ, nhà phân tích John Kilduff, một đối tác tại công ty Again Capital tại Mỹ, nhận định: "Các rủi ro về địa chính trị đang trở lại trong thị trường dầu thô.
Hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, những quan tâm thương mại hợp pháp sẽ tránh mua dầu thô Iran. Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ giảm từ từ".
Còn chuyên gia Jim Ritterbusch bày tỏ hy vọng: "Nói chung, chúng tôi kỳ vọng Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng để giữ giá dầu Brent xung quang mức 75-76 USD/thùng".
Cùng ngày 22/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định mục tiêu của Washington là đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức không và không có kế hoạch cấp tiếp quy chế miễn trừ sau ngày 1/5 tới.
Về phần mình, Iran tuyên bố quyết định của Mỹ về việc không cấp tiếp quy chế miễn trừ là "không có giá trị" nhưng Iran giữ mối quan hệ với các đối tác châu Âu và các nước láng giềng và sẽ "hành động một cách tương xứng".
Trung Quốc và Ấn Độ là các quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran. Theo một nguồn tin nắm được thông tin trong đàm phán Mỹ-Ấn, Ấn Độ hi vọng Washington sẽ cho phép các đồng minh tiếp tục mua dầu của Iran thay vì chấm dứt toàn bộ việc mua dầu của Iran sau tháng 5/2019.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững trong bối cảnh USD đi xuống và căng thẳng gia tăng giữa Mỹ-Iran.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.275,62 USD/ounce, gần mức thấp nhất trong gần bốn tháng là 1.270,63 USD/ounce ghi nhận trong phiên trước. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn tăng 0,1% và chốt phiên ở mức 1.277,60 USD/ounce.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 đã quyết định chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả tám quốc gia và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Iran mà không đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Ông Bob Haberkorn, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty RJO Futures, cho rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 quyết định chấm dứt toàn bộ quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả tám quốc gia và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Iran tạo ra những rủi ro địa chính trị và thúc đẩy nhu cầu đối với các kênh trú ẩn an toàn như vàng.
Bên cạnh đó, đồng USD suy yếu và chứng khoán giảm điểm cũng là những nhân tố hỗ trợ giá vàng. “Đồng bạc xanh” giảm 0,2%, từ đó khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Đối với những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,6% lên 15,02 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,8% xuống còn 893,50 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm Thượng Hải đã nhảy vọt lên mức cao gần 6 tháng do dự trữ giảm mạnh vào tuần trước và các nhà đầu tư dự kiến nhu cầu cao hơn trong quý 2. Giá nhôm tại Thượng Hải đã tăng vọt lên tới 14.200 NDT (2.115,36 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ 31/10, sau khi dữ liệu vào thứ Sáu tuần trước cho thấy dự trữ nhôm giảm xuống còn 665.067 tấn, mức thấp nhất kể từ 11/2017.
Tuy nhiên, giá nhôm dự kiến sẽ không thể tăng quá cao do chính phủ Trung Quốc khó có thể kích thích mạnh mẽ hơn nữa ngành xây dựng để tránh bong bóng bất động sản.
Giá quặng sắt và thép tại Trung Quốc đã tăng cao sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ duy trì chính sách hỗ trợ kinh tế. Giá thanh cốt thép Thượng Hải tăng 2,9% ngay sau khi thị trường mở cửa. Chốt phiên tăng 1,6% đạt 3.773 CNY(562,08 USD)/tấn. Giá quặng sắt giao tháng 9 tại sàn Đại Liên đã tăng 1,3% lên 627 CNY/tấn.
Tuần trước, Trung Quốc báo cáo tăng trưởng quý đầu tiên ở mức 6,4% nhờ sản xuất công nghiệp tăng mạnh và nhu cầu tiêu dùng có dấu hiệu cải thiện. Giá thép cũng được hỗ trợ bởi lo ngại thiếu cung khi thành phố sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn đưa ra cảnh báo khói bụi cấp độ hai, điều này đồng nghĩa với việc nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa hoặc giảm sản xuất.
Giá thép dây cuộn cán nóng (HRC) tại Mỹ vẫn thấp do nhu cầu chậm chạp trong mùa Hè.
Giá HRC tại miền trung tây nước Mỹ hiện đứng ở mức 684,40 USD/tấn. Giá thép HRC tại sở giao dịch kỳ hạn Nasdaq đạt mức 685 USD/tấn giao hàng tháng 4, 681 USD/tấn giao tháng 5 và 676 USD/tấn giao hàng tháng 6.
Một số nguồn tin thị trường cho rằng mức giá này đã chạm đáy. Thị trường đang dần phục hồi nhờ thời tiết tốt hơn tại một số khu vực bị ảnh hưởng bởi mùa đông và lũ lụt kéo dài hơn dự kiến. Nhu cầu tiêu thụ tại bờ tây đang hồi phục, có thể sẽ lan sang cả miền trung tây.
Một số thương gia cho rằng giá HRC sẽ vẫn còn một số lần chạm đáy vào tháng tới.
Một số nhà máy đang phải chịu áp lực kết thúc đơn đặt hàng vào tháng 5, có thể phải chốt giao dịch ở mức 600-620 USD/tấn. Mức giá này có thể tiếp tục được duy trì sang tháng mùa hè tiếp theo.
Đáng chú ý, giá thép tấm nhập khẩu từ Brazil đã không thay đổi trong vài tuần qua mặc dù giá quặng sắt tại đây tăng cao do các nhà máy thép Brazil phải cạnh tranh với vật liệu chi phí thấp từ Nga. Đây cũng là lý do khiến giá thép cán phẳng sẽ không tăng mạnh trong thời gian tới.
Nga đã xuất khẩu khoảng 237.000 tấn thép tấm sang Mỹ trong tháng 3/2019, tăng 159.000 tấn so với tháng trước đó. Trong khi đó, Brazil đã xuất 305.000 tấn thép tấm, giảm 195.000 tấn.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê và đường đều giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn tại Mỹ đã rời khỏi mức cao nhất trong 10 ngày do các yếu tố kỹ thuật yếu và nguồn cung dư thừa tiếp tục đè nặng lên thị trường.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 giảm 0,05 cent, tương đương 0,05%, xuống mức 92,85 cent/lb, sau khi đã lên mức 95,25 cent, mức cao nhất kể từ ngày 11/4/2019.
Giá đường thô giảm 0,22 cent, tương đương 1,7%, xuống mức 12,54 cent/lb, sau khi đạt mức cao hơn 1 tuần là 12,80 cent/lb.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo đã tăng vọt theo xu hướng tăng giá tại Thượng Hải, được thúc đẩy bởi giá dầu tăng. Giá cao su TOCOM giao hàng tháng 9 tăng 0,8 JPY (0,0071USD) đạt 189,3 JPY/kg. Giá cao su TSR20 giao hàng tháng 10 đóng cửa tăng 0,8 JPY đạt 169,8 JPY/kg.
Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải giao tháng 9 đã tăng 30 CNY(4,47 USD) chốt phiên đạt 11.480 CNY/tấn.Giá cao su tại SICOM giao tháng 5 chốt phiên ở mức 149,9 US cent/kg, tăng 0,1%. 

Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

65,70

+1,70

+2,66%

Dầu Brent

USD/thùng

74,04

+2,07

+2,88%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

48.690,00

+100,00

+0,21%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,53

+0,00

+0,12%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

213,44

+0,46

+0,22%

Dầu đốt

US cent/gallon

210,77

+0,37

+0,18%

Dầu khí

USD/tấn

647,50

-2,25

-0,35%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

65.800,00

+180,00

+0,27%

Vàng New York

USD/ounce

1.278,00

+0,40

+0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.576,00

-18,00

-0,39%

Bạc New York

USD/ounce

15,08

+0,02

+0,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

54,00

-0,40

-0,74%

Bạch kim

USD/ounce

900,18

+1,92

+0,21%

Palađi

USD/ounce

1.390,57

-1,02

-0,07%

Đồng New York

US cent/lb

291,15

+0,35

+0,12%

Đồng LME

USD/tấn

6.476,00

-80,00

-1,22%

Nhôm LME

USD/tấn

1.867,00

+17,00

+0,92%

Kẽm LME

USD/tấn

2.767,00

-52,50

-1,86%

Thiếc LME

USD/tấn

20.265,00

-140,00

-0,69%

Ngô

US cent/bushel

361,75

-1,75

-0,48%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

440,25

-1,50

-0,34%

Lúa mạch

US cent/bushel

282,25

+1,75

+0,62%

Gạo thô

USD/cwt

10,71

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

891,00

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

306,10

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,02

+0,02

+0,07%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

451,90

+0,50

+0,11%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.342,00

-30,00

-1,26%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

92,85

-0,05

-0,05%

Đường thô

US cent/lb

12,77

-0,21

-1,62%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

109,80

-0,35

-0,32%

Bông

US cent/lb

78,44

-0,03

-0,04%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

323,60

-12,10

-3,60%

Cao su TOCOM

JPY/kg

189,40

+0,10

+0,05%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

0,00

0,00%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

 

Nguồn: Vinanet