Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh bởi những dấu hiệu tích cực về nền kinh tế toàn cầu và nguồn cung thắt chặt.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc tăng 2,1% lên 69,01 USD/ thùng sau khi có lúc tăng lên 69,19 USD/ thùng – mức cao nhất kể từ tháng 11/2018; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 2,4% lên 61,59 USD/ thùng sau khi có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong gần 5 tháng là 61,72 USD/ thùng.
Một số yếu tố hỗ trợ đà tăng của giá “vàng đen” trong phiên này là việc lĩnh vực chế tạo trong tháng 3/2019 của Trung Quốc bất ngờ phục hồi lần đầu tiên trong bốn tháng, cộng với số liệu chế tạo của Mỹ tốt hơn trong tháng Ba.
Chứng khoán Mỹ tăng sau những số liệu sản xuất lạc quan từ Mỹ và Trung Quốc làm dịu đi những lo lắng về tăng trưởng toàn cầu đang chững lại. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc trong tháng 3/2019 bất ngờ trở lại tăng trưởng lần đầu tiên trong 4 tháng. Số liệu sản xuất của Mỹ cũng tốt hơn dự kiến trong tháng 3/2019.
Mỹ và Trung Quốc cho biết đã đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại. Hội đồng nhà nước Trung Quốc cho biết nước này sẽ tiếp tục dừng đánh thuế bổ sung với xe và phụ tùng ô tô sau ngày 1/4/2019, một cử chỉ thiện chí sau quyết định của Mỹ hoãn tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hoạt động cắt giảm sản lượng khai thác dầu của các thành viên thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giúp đưa nguồn cung của khối này xuống một mức thấp trong tháng 3/2019. Sản lượng khai thác dầu của các nước OPEC đã giảm 280.000 thùng dầu/ ngày từ tháng 2/2019 xuống 30,4 triệu thùng dầu/ ngày, theo kết quả cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Saudi Arabia cắt giảm sản lượng mạnh hơn yêu cầu, trong khi sản lượng khai thác dầu của Venezuela tiếp tục sụt giảm do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tình trạng mất điện.
Tại Mỹ, số liệu mới nhất từ chính quyền Mỹ cho thấy sản lượng khai thác dầu của nước này đã giảm trong tháng 1/2019 xuống 11,9 triệu thùng dầu/ ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trước khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không nâng lãi suất và sự thiếu chắc chắn về triển vọng tăng trưởng kinh tế.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.289,20 USD/ounce; trong khi vàng giao tháng 6/2019 hạ 0,33% (4,3 USD) xuống 1.294,20 USD/ounce .
Doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 2/2019 đã bất ngờ sụt giảm, làm củng cố thêm quan điểm tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại trong quý 1/2019. Điều này đã gây sức ép lên đồng USD, giúp vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những khách mua nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng đã bị hạn chế phần nào sau số liệu cho thấy hoạt động chế tạo trong tháng 3/2019 của Mỹ phục hồi.
Theo các nhà phân tích, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ không nâng lãi suất và sự không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng kinh tế có thể sẽ "tiếp sức" cho giá vàng.
Về những kim loại quý khác, giá palladium giao ngay tăng 3% lên 1.426,25 USD/ounce sau khi giảm hơn 11% trong tuần trước. Giá bạc giao ngay hạ 0,1% xuống 15,11 USD/ounce, còn giá bạch kim giao ngay cũng giảm 0,1% xuống 844,50 USD/ounce.
Công ty tư vấn Metals Focus nhận định nhu cầu vàng toàn cầu năm 2019 sẽ đạt mức cao nhất 4 năm nhờ tiêu thụ tăng cao từ các công ty trang sức giúp cân bằng sự sụt giảm trong hoạt động thu mua của các ngân hàng trung ương. Cụ thể, thế giới sẽ tiêu thụ 4.370 tấn vàng trong năm nay, mức lớn nhất kể từ 2015 và tăng nhẹ từ 4.364 tấn trong năm 2018.
Báo cáo Gold Focus 2019 của Metal Focus cũng dự báo giá vàng sẽ đạt trung bình 1.310 USD/ounce trong năm nay, tăng từ mức 1.268 USD của năm 2018 và là mức cao nhất kể từ 2013.
Tiêu thụ vàng cho trang sức sẽ tăng 3% trong 2019 lên 2.351 tấn, trong đó nhu cầu tại Ấn Độ tăng 7% và Trung Quốc 3%. Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường vàng lớn nhất thế giới. Trong khi đó, nhu cầu tại Trung Đông sẽ giảm, Metals Focus cho hay.
Hoạt động thu mua từ chính quyền, tăng gần 75% trong 2018 vì các nhgân hàng trung ương tăng vàng để đa dạng hóa dự trữ, sẽ giảm 9% trong năm nay xuống 600 tấn, báo cáo dự đoán.
Nhu cầu đầu tư vàng thực tế sẽ duy trì gần như không đổi so với năm 2018 pử 1.082 tân.s
Theo Metals Focus, nguồn cung vàng sẽ tăng 1% lên 4.707 tấn nhờ sản lượng khai thác, tái chế tăng.
Hỗ trợ giá vàng tăng là sự kết thúc của chu kì tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cùng với bất ổn chính trị và kinh tế trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Metals Focus cũng nói thêm đồng USD mạnh sẽ kìm hãm đà tăng này.
Vàng thường được xem là tài sản an toàn để đầu tư trong giai đoạn bất ổn.
Lãi suất cao tác động tiêu cực tới vàng vì khiến kim loại quí, vốn không mang lại lợi nhuận, kém thu hút đối với các nhà đầu tư, trong khi đồng USD mạnh có thể làm giảm nhu cầu khi khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn cho người mua bằng những đồng tiền khác.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nickel đóng cửa phiên vừa qua tăng sau khi số liệu sản xuất tích cực tại Trung Quốc nâng cao hy vọng nhu cầu tăng, trong khi tồn kho giảm.
Một khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 3/2019 bất ngờ tăng lần đầu tiên trong 4 tháng, dấu hiệu cho thấy các biện pháp kích thích của chính phủ có thể bắt đầu có hiệu quả tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Chốt phiên nickel tăng 0,7% lên 13.130 USD/tấn, trong phiên có lúc giá đã tăng lên 13.335 USD/tấn, cao nhất kể từ 21/3/2019.
Dự trữ nickel tại các kho được LME phê duyệt ở mức 114.738 tấn, thấp nhất kể từ năm 2012 và giảm 11% từ đầu năm tới nay. Dự trữ tại các kho do sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giám sát ở mức 8.718 tấn, giảm một nửa kể từ tháng 11/2019.
Macquarie dự kiến thị trường nickel năm nay thiếu hụt 58.000 tấn so với tình trạng thiếu hụt 243.000 tấn trong năm 2018.
Tổ chức nghiên cứu nickel quốc tế cho biết nhu cầu nickel toàn cầu ước tính 2,4 triệu tấn trong năm nay, 2/3 trong số đó dành cho các nhà máy thép không gỉ của Trung Quốc.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 7 tuần trong phiên qua sau khi ghi nhận quý tốt nhất trong 9 quý, bởi số liệu kinh tế mạnh và nguồn cung hạn hẹp sau khi Rio Tinto cắt giảm sản lượng quặng sắt xuất khẩu của họ trong năm 2019. Tình trạng kinh doanh được cải thiện một phần bởi sản lượng sản xuất và đơn hàng mới cùng tăng.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2019 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng khoảng 5,2% lên 653,5 CNY (97,4 USD)/tấn, cao nhất kể từ giữa tháng 2 trước khi đóng cửa giảm xuống 650 CNY.
Giá quặng sắt mạnh lên cũng là do công ty khai thác quặng sắt lớn thứ hai thế giới Rio Tinto giảm triển vọng xuất khẩu quặng sắt năm 2019 của họ từ khu vực Pilbara của Australia. Điều này tiếp tục gây lo lắng về nguồn cung sau khi công ty đưa ra thông báo bất khả kháng cho một số khách hàng của mình trong tuần trước.
Các nhà máy công nghiệp ở miền bắc Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất sau 6 tháng bị hạn chế vì vấn đề môi trường.
Tuy nhiên, các quan chức và chuyên gia trong ngành tại Trung Quốc đang kêu gọi các nhà máy hạn chế sản lượng do sản phẩm tràn ngập trên thị trường làm lợi nhuận giảm nghiêm trọng trong lĩnh vực này.
Giá thép thanh dùng trong xây dựng tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,1% lên 3.806 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng kỳ hạn tăng 1,9% lên 3.778 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2019 chốt phiên tăng 0,14 US cent hay 1,1% lên 12,67 US cent/lb. Hợp đồng này đã giảm 1,6% trong tháng trước và giao dịch từ 12 tới 13 US cent trong năm nay.
Đường trắng kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 5,3 USD hay 1,6% lên 330,1 USD/tấn, sau khi giảm xuống mức 320,7 USD thấp nhất trong 6 tháng.
Chênh lệch giữa đường trắng kỳ hạn tháng 5/2019 với đường thô kỳ hạn tháng 5/2019 giảm mạnh trong tháng trước xuống dưới 50 USD/tấn từ khoảng 65 USD một tháng trước. Mức chênh thấp đang hạn chế nhu cầu đường thô của các nhà máy tinh chế.
Tập đoàn đường Tereos của Pháp sẽ thanh toán cho nông dân trồng củ cải đường nhiều đợt hơn trong niên vụ này so với niên vụ trước do họ phải vật lộn với sự sụt giảm của thị trường dẫn tới thua lỗ cả năm.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2019 đóng cửa giảm 2,4 US cent hay 2,5% xuống 92,1 US cent/lb. Trong phiên giá đã xuống 91,65 US cent, thấp nhất kể từ ngày 14/12/2005.
Giá cà phê sụt giảm do nguồn cung dư thừa, đặc biệt từ Brazil.
Vụ thu hoạch của Brazil cận kề đang bổ sung thêm áp lực lên thị trường. Vụ thu hoạch cà phê arabica của Brazil bắt đầu trong tháng tới, trong khi vụ thu hoạch conilon, một loại của robusta, bắt đầu trong tháng này.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2019 chốt phiên giảm 38 USD hay 2,6% xuống 1.418 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 3 năm tại 1.414 USD/tấn.
Đối với ngũ cốc, giá ngô hồi phục sau đợt bán tháo, đậu tương và lúa mì cũng tăng.
Mưa lớn và tuyết tan nhanh trong tháng Ba đã gây ra tình trạng lụt lội ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở Midwest tại Mỹ. Thiệt hại lớn nhất được ghi nhận tại các bang nông nghiệp Nebraska và Iowa của nước này.
Mặc dù vậy, báo cáo mới nhất theo quý về dự trữ ngũ cốc và ước tính diện tích gieo trồng - cùng được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố trong tuần qua - đã cho thấy một vài số liệu gây bất ngờ. Theo đó, dự trữ ngô tại Mỹ tính đến ngày 1/3 đạt 8,6 tỷ bushel, so với khối lượng giao dịch trung bình ước tính ở mức 8,335 tỷ bushel. Diện tích trồng ngô tại Mỹ mùa Xuân năm nay được dự báo sẽ đạt 92,792 triệu mẫu Anh (1 mẫu Anh = 0,4 ha), so với mức dự báo trung bình là 91,332 triệu mẫu Anh. Theo giới phân tích, hai số liệu này đã "hợp lực" đẩy giá ngô giảm tới 4,68% trong một ngày, theo giới phân tích thị trường. Dự trữ đậu tương của Mỹ tháng Ba đạt 2,72 tỷ bushel, coa hơn con số ước tính.
Giới phân tích thị trường dự báo đồng USD mạnh lên sẽ khiến hàng hóa Mỹ trở nên kém cạnh tranh và tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu nông sản Mỹ thời gian tới.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo phục hồi từ mức thấp nhất 6 tuần (đã rớt xuống trong ngày 29/3) trong bối cảnh lạc quan về kinh tế Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới.
Một khảo sát chính thức cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 3/2019 bất ngờ tăng lần đầu tiên trong 4 tháng.
Hợp đồng cao su TOCOM giao tháng 9/2019 đóng cửa tăng 2,3 JPY hay 1,3% lên 184,5 JPY/kg. Giá cao su trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải cũng tăng 185 CNY chốt phiên tại 11.365 CNY/tấn.
Thái Lan, nhà sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới sẽ hoãn thực thi kế hoạch hạn chế xuất khẩu mặt hàng này trong vòng hơn 1 tháng do cuộc tổng tuyển cử tại quốc gia này.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

61,91

+0,32

+0,52%

Dầu Brent

USD/thùng

69,33

+0,32

+0,46%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

46.070,00

+790,00

+1,74%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,70

-0,01

-0,26%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

190,58

+0,69

+0,36%

Dầu đốt

US cent/gallon

199,39

+0,58

+0,29%

Dầu khí

USD/tấn

613,00

+4,25

+0,70%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

62.640,00

+880,00

+1,42%

Vàng New York

USD/ounce

1.292,20

-2,00

-0,15%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.601,00

0,00

0,00%

Bạc New York

USD/ounce

15,06

-0,04

-0,29%

Bạc TOCOM

JPY/g

54,20

+0,20

+0,37%

Bạch kim

USD/ounce

851,26

+1,42

+0,17%

Palađi

USD/ounce

1.424,16

+1,05

+0,07%

Đồng New York

US cent/lb

292,85

+0,40

+0,14%

Đồng LME

USD/tấn

6.471,00

-11,50

-0,18%

Nhôm LME

USD/tấn

1.899,00

-13,00

-0,68%

Kẽm LME

USD/tấn

2.933,00

+10,00

+0,34%

Thiếc LME

USD/tấn

21.475,00

+75,00

+0,35%

Ngô

US cent/bushel

362,75

+1,00

+0,28%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

464,25

+1,50

+0,32%

Lúa mạch

US cent/bushel

279,00

+0,50

+0,18%

Gạo thô

USD/cwt

10,86

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

897,25

+1,75

+0,20%

Khô đậu tương

USD/tấn

310,00

+0,60

+0,19%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,62

+0,05

+0,18%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

456,40

-0,20

-0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.327,00

+47,00

+2,06%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

92,10

-2,40

-2,54%

Đường thô

US cent/lb

12,67

+0,14

+1,12%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

123,60

+3,70

+3,09%

Bông

US cent/lb

77,18

-0,18

-0,23%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

365,70

+5,50

+1,53%

Cao su TOCOM

JPY/kg

183,20

-1,30

-0,70%

Ethanol CME

USD/gallon

1,33

-0,01

-0,82%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

Nguồn: Vinanet