Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do đồng USD tiếp tục tăng so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2018 trên sàn New York giảm 1,32 USD xuống 67,25 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 7 trên sàn London giảm 1,56 USD xuống 73,13 USD/thùng.
Chỉ số USD, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt khác, đã tăng 0,66% lên 92,451 vào cuối phiên giao dịch, mức cao nhất trong vòng gần 4 tháng, sau số liệu lạm phát gần đây của Mỹ tăng. Đồng USD mạnh lên khiến dầu thô trở nên kém hấp dẫn hơn so với những người nắm giữ các đồng tiền khác.
Sản lượng và dự trữ dầu thô của Mỹ đang tăng cũng gây áp lực lên thị trường. Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ phát hành vào ngày hôm nay.
Tuy nhiên, thị trường dầu vẫn nhận được sự hỗ trợ từ dự báo khả năng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, dẫn đến khả năng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran và tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu năng lượng của nước này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong một phát biểu mới đây cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ quyết định rút Washington khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với nhóm P5+1 (gồm 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Mỹ cùng với Đức) năm 2015 - hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), Tổng thống D.Trump hiện đặt thời hạn chót để các nước châu Âu soạn hiệp định bổ sung cho JCPOA là ngày 12/5 tới, sau đó Washington sẽ chính thức đưa ra quyết định cuối cùng. Thị trường dầu luôn nhạy cảm với bất cứ tiến triển nào về các lệnh trừng phạt Iran.
Về thông tin liên quan, Venezuela đã đề nghị giảm 30% giá dầu thô xuất khẩu cho Ấn Độ nếu giao dịch được thông qua tiền kỹ thuật số Petro. Đề xuất của quốc gia Nam Mỹ có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới có vẻ hấp dẫn khi giá dầu thô đã đạt mức 75 USD/thùng. Tuy nhiên, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ không quan tâm bởi việc giao dịch bằng tiền kỹ thuật số có thể là một rào cản.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng trong bối cảnh USD mạnh lên Vàng giao ngay đã giảm 0,7% xuống 1.305,72 USD/ounce, trong phiên có lúc rơi xuống 1.301,51 USD/ounce – mức thấp nhất kể từ ngày 29/12/2017; vàng giao tháng 6/2018 cũng giảm 0,9% (12,4 USD) xuống khép phiên ở mức 1.306,8 USD/ounce.
Lãi suất có xu hướng tăng gây áp lực cho giá vàng, do việc tăng chi phí nắm giữ các tài sản phi lợi nhuận như vàng trong khi khiến đồng USD tăng giá. Lãi suất cực thấp là một yếu tố quan trọng thúc đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục sau khủng khoảng tài chính toàn cầu. Theo chiến lược gia Josh Graves thuộc công ty tư vấn thông tin thị trường RJO Futures, việc thị trường đồn đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành khoảng bốn đợt tăng lãi suất trong năm nay càng tạo đà tăng cho đồng USD, trong khi gây sức ép đi xuống đối với giá vàng. Dù không kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp lần này, song thị trường vẫn sẽ tập trung chú ý vào cuộc họp kéo dài hai ngày (từ 1-2/5) nhằm tìm kiếm những chỉ dấu về khả tăng lãi suất của ngân hàng này trong tháng Sáu.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Căng thẳng địa chính trị toàn cầu trên bán đảo Triều Tiên đã lùi dần cũng gây sức ép cho giá vàng. Hơn nữa theo các nhà phân tích kỹ thuật, hiện nay vàng dường như dễ bị mất giá tiếp sau khi vượt qua những mức hỗ trợ quan trọng.
Về những kim loại quý khác, giá bạc để mất 1,2% xuống 16,11 USD/ounce, sau khi đã có lúc giảm còn 16,04 USD/ounce – thấp nhất trong hơn bốn tháng qua.
Giá bạch kim phiên này cũng giảm 1,2% xuống 892,1 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức thấp nhất kể từ ngày 18/12/2017 là 888,5 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng xuống mức thấp nhất gần 4 tuần do lo lắng về nhu cầu từ Trung Quốc – thị trường tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới - và đồng USD tăng.
Giá đồng sàn giao dịch Kim loại London đóng cửa giảm 0,9% xuống 6.745 USD/tấn, trong phiên có lúc giá giảm xuống 6.710 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 4/4. Nhu cầu của Trung Quốc đối với kim loại công nghiệp thường phục hồi trong quý 2 trước khi hoạt động xây dựng tăng trở lại trong những tháng mùa hè.
Nhà phân tích Caroline Bain tại Capital Economics cho biết "chúng tôi nghĩ hoạt động xây dựng sẽ dịu lại trong năm nay do chính phủ hạn chế cho vay để kiểm soát bong bóng thị trường bất động sản". Tăng trưởng lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc trong tháng 3 giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm, do các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh rủi ro nợ và tranh cãi thương mại với Mỹ. Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu đồng toàn cầu, ước tính khoảng 24 triệu tấn trong năm nay.
Đồng USD đang mạnh lên khiến các hàng hóa định giá bằng đồng tiền này như đồng đắt hơn cho những người sử dụng đồng tiền khác, điều này có thể hạn chế nhu cầu. Quyết định chính sách tiền tệ của Fed sẽ công bố vào ngày 2/5.
Tuy nhiên, lo lắng về gián đoạn nguồn cung bởi các cuộc đàm phán về hợp đồng lao động tại Chile dự kiến hỗ trợ giá đồng.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta giao tháng 7 tăng 59 USD tương đương 3,4% lên 1.815 USD/tấn, vào 60 giây cuối phiên giao dịch có lúc gia tăng mạnh 3,5% lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2017 (1.845 USD/tấn). Arabica cũng tăng 2 US cent tương đương 1,6% lên 1,248 USD/lb, mức cao nhất 2 tháng rưỡi.
Trái với cà phê, giá ddường thô kỳ hạn tháng 7 chốt phiên giảm 0,06 US cent (0,5%) xuống 11,69 US cent/lb do nhu cầu yếu. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 5,4 USD (1,6%) xuống 325,4 USD/tấn. Giá đã tăng trong những phiên gần đây từ mức thấp nhất năm 2008, tuy nhiên các đại lý cho biết sự phục hồi này đã mất đà do thị trường điều chỉnh và nhu cầu mua đã giảm đi. Sự phục hồi mong manh gần đây của thị trường này đã bị suy yếu bởi sự sụt giảm của đồng nội tệ Brazil trong ngày 30/4. Một đồng real của Brazil yếu hơn khuyến khích các nhà sản xuất bán ra bởi doanh thu dưới dạng đồng nội tệ đang được cải thiện. Tâm lý cũng yếu bởi lo lắng Ấn Độ có thể sớm xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tháng trước, các bộ trưởng Ấn Độ đã ủng hộ kế hoạch trợ giá cho người trồng mía trong một nỗ lực thực hiện xuất khẩu và giảm dư thừa đường trong nước, nhưng một quyết định vẫn chưa được đưa ra.
Cao su tăng giá trong phiên vừa qua, với hợp đồng giao tháng 10 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng 7,3 JPY (3,9%) lên 192,9 JPY (1,76 USD)/kg sau khi chạm mức 19,32 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 16/3. Giá cao su cũng được hỗ trợ sau khi Kyodo News báo cáo rằng doanh số bán ô tô mới tại Nhật Bản tăng 3,2% trong tháng 4 so với một năm trước, tăng lần đầu tiên so với năm trước trong 7 tháng qua. Ước tính xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 4 tăng 10% so với tháng 4/2017 lên 330.910 tấn.
Nhật Bản khởi động tuần lễ vàng cho các ngày lễ, với các thị trường đóng cửa trong ngày thứ Hai (30/4), thứ Năm (3/5) và thứ Sáu (4/5), làm giảm bớt hoạt động giao dịch.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

67,37

+0,12

+0,18%

Dầu Brent

USD/thùng

73,12

-0,01

-0,01%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

46.610,00

-850,00

-1,79%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,80

0,00

-0,04%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

208,34

-0,42

-0,20%

Dầu đốt

US cent/gallon

210,50

+0,53

+0,25%

Dầu khí

USD/tấn

640,75

-3,50

-0,54%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

63.560,00

-920,00

-1,43%

Vàng New York

USD/ounce

1.308,10

+1,30

+0,10%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.604,00

-1,00

-0,02%

Bạc New York

USD/ounce

57,30

+0,20

+0,35%

Bạc TOCOM

JPY/g

16,31

+0,15

+0,91%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

898,02

+3,39

+0,38%

Palladium giao ngay

USD/ounce

951,93

+3,35

+0,35%

Đồng New York

US cent/lb

307,30

+3,55

+1,17%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.745,00

-62,00

-0,91%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.260,00

+5,00

+0,22%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.052,00

-75,00

-2,40%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.205,00

+30,00

+0,14%

Ngô

US cent/bushel

405,00

-0,75

-0,18%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

525,25

-4,00

-0,76%

Lúa mạch

US cent/bushel

237,25

-0,50

-0,21%

Gạo thô

USD/cwt

12,92

+0,04

+0,27%

Đậu tương

US cent/bushel

1.051,25

-2,00

-0,19%

Khô đậu tương

USD/tấn

403,80

-0,60

-0,15%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,51

+0,18

+0,59%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

529,30

-0,80

-0,15%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.894,00

+69,00

+2,44%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

124,80

+2,00

+1,63%

Đường thô

US cent/lb

11,69

-0,06

-0,51%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

158,00

+2,30

+1,48%

Bông

US cent/lb

84,69

+0,21

+0,25%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

572,10

+10,00

+1,78%

Cao su TOCOM

JPY/kg

189,60

-3,30

-1,71%

Ethanol CME

USD/gallon

1,45

0,00

0,00%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet