Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng nhẹ bởi cam kết cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ từ các nước thành viên vùng Vịnh trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giúp xoa dịu sự nghi ngờ kéo dài của thị trường về sự hợp tác của OPEC với các nước sản xuất dầu mỏ khác nhằm giảm tình trạng dư cung kéo dài.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York tăng 54 US cent lên 49,72 USD/thùng, giá dầu Brent trên sàn London giao cùng kỳ hạn tăng 54 US cent lên 50,47 USD/thùng.
Giám đốc phụ trách nghiên cứu hàng hóa thuộc nhà cung cấp dữ liệu năng lượng ClipperData, Matt Smith, cho biết các hoạt động giao dịch bị chi phối bởi kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC. Tuy nhiên, ông cho biết tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu của OPEC đang tăng sẽ làm thị trường bi quan về tình trạng dư cung dầu mỏ.
Trong khi, ông David Thompson, Phó Giám đốc điều hành Powerhouse cho rằng dù có tâm lý hoài nghi về khả năng đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các thành viên OPEC, song thị trường vẫn ngóng chờ các thông tin liên quan trước cuộc họp của tổ chức này vào cuối tháng 11 tới.
Giá dầu thô thế giới còn được hỗ trợ bởi thông tin kho dự trữ dầu mỏ tuần qua của Mỹ giảm 553.000 thùng, tuần giảm thứ 7 liên tiếp trong 8 tuần qua. Điều này đã làm thị trường càng thêm hy vọng về khả năng tái cân bằng của thị trường đang diễn ra.
Lượng dầu thô xuất khẩu của Iran (nhà sản xuất lớn thứ 3 khối OPEC) dự kiến sẽ giảm 5% trong tháng 11 xuống mức thấp nhất trong 4 tháng nay, do sụt giảm nhu cầu từ châu Âu. Bù lại, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu từ Iran, sau khi đã giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay trong tháng 10. Lượng dầu mà Iran xuất sang Trung Quốc sẽ tăng 35% so với tháng 10 lên 609.000 thùng/ngày, sang Ấn Độ sẽ đạt 581.000 thùng/ngày.
Hồi tháng 9, tổng lượng xuất khẩu của Iran đạt 2,6 triệu thùng / ngày, mức cao nhất trong 5 năm qua. Tuy nhiên, đến tháng 11 thì mức xuất khẩu chưa tính dầu siêu nhẹ đông đặc (ultralight oil condensate) được cho là sẽ giảm xuống còn 1,89 triệu thùng/ngày, so với 2,14 triệu của tháng 9. Mặc dù vậy, con số này vẫn sẽ cao hơn 156% so với tháng 11 năm ngoái.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững trong bối cảnh chịu chịu nhiều sức ép từ sự tăng giá của đồng USD.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.270 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2016 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX) tăng 2,9 USD (0,23%) lên 1.269,50 USD/ounce.
Theo các nhà giao dịch, trong tuần này, những đồn đoán về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất đã đẩy đồng USD lên mức cao nhất trong chín tháng so với rổ tiền tệ và kiềm chế đà tăng của giá vàng. Trong phiên 27/10, chỉ số đồng USD đã tăng khoảng 0,3%.
Tuy nhiên, nhu cầu vàng tại Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai thế giới, đã giúp hỗ trợ giá kim loại quý này và ngăn chặn đà bán tháo trên các thị trường, trước triển vọng Fed nâng lãi suất trong tháng 12/2016.
Bill O'Neill, nhà đồng sáng lập LOGIC Advisors, nhận định trong ngắn hạn mối lo ngại về lãi suất vẫn tác động tiêu cực đến thị trường vàng, song về dài hạn giá mặt hàng này sẽ được đẩy lên cao hơn.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, cho biết tính đến ngày 26/10 lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã giảm 1,49% xuống 942,59 tấn.
Trên thị trường nông sản, cà phê arabica lên mức cao kỷ lục 20 tháng, đậu tương cũng cao nhất 2 tháng còn đường và cacao giảm giá.
Cac phê tăng giá bởi dự báo nguồn cung khan hiếm. Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 12 tăng 1,1 US cent hay 0,67% lên 1,648 USD/lb. Trong phiên có lúc giá lập kỷ lục cao 20 tháng là 1,6640 USD. Robusta duy trì ở mức cao nhất 2 năm với hợp đồng giao tháng 1 trên sàn London có luc chạm 2.188 USD/tấn.
Các nhà đầu tư đang hoạt động tích cực trên thị trường khi mưa làm chậm lại vụ thu hoạch ở Việt Nam và thời tiết ở khu vực trồng robusta của Brazil cũng không thuận lợi.
Đậu tương đạt mức cao nhất 2 tháng sau số liệu cho thấy xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh. Trong vòng 24 giờ qua, Mỹ đã bán 396.000 tấn đậu tương sang Trung Quốc và 129.000 tấn sang các thị trường khác.

Giá hàng hóa thế giới

 

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

49,72

+0,54

+0,04%

Dầu Brent

USD/thùng

50,47

+0,54

+0,02%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

32.790,00

+300,00

+0,92%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,09

+0,02

+0,68%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

148,78

+0,07

+0,05%

Dầu đốt

US cent/gallon

156,66

-0,35

-0,22%

Dầu khí

USD/tấn

464,00

-1,75

-0,38%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

42.710,00

+430,00

+1,02%

Vàng New York

USD/ounce

1.270,20

+0,70

+0,06%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.270,00

+26,00

+0,61%

Bạc New York

USD/ounce

17,63

-0,01

-0,05%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,30

+0,60

+1,02%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

968,35

+4,05

+0,42%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

614,75

+1,46

+0,24%

Đồng New York

US cent/lb

216,05

-0,30

-0,14%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.790,00

+50,00

+1,05%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.699,00

+20,00

+1,19%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.364,00

+25,00

+1,07%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.380,00

-45,00

-0,22%

Ngô

US cent/bushel

357,75

+0,25

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

417,25

+2,75

+0,66%

Lúa mạch

US cent/bushel

228,50

-3,50

-1,51%

Gạo thô

USD/cwt

10,42

+0,16

+1,56%

Đậu tương

US cent/bushel

1.025,75

+0,75

+0,07%

Khô đậu tương

USD/tấn

327,90

+0,30

+0,09%

Dầu đậu tương

US cent/lb

35,22

+0,11

+0,31%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

520,00

+0,50

+0,10%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.632,00

-28,00

-1,05%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

164,80

+1,10

+0,67%

Đường thô

US cent/lb

22,59

-0,08

-0,35%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

211,75

+4,15

+2,00%

Bông

US cent/lb

69,70

-0,06

-0,09%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

315,10

-1,60

-0,51%

Cao su TOCOM

JPY/kg

181,90

+1,10

+0,61%

Ethanol CME

USD/gallon

1,57

+0,02

+1,49%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 


Nguồn: Vinanet