Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm tiếp sau khi Saudi Arabia và Nga cho biết có thể bơm thêm dầu ra thị trường trong khi sản lượng tại Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giảm 1,12 USD xuống 75,32 USD/thùng, đầu phiên có lúc giá xuống mức thấp nhất 3 tuần là 74,49 USD/thùng; dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 1,41 USD xuống 66,47 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất 6 tuần là 65,80 USD/thùng.
Mức chênh lệch giá của hai loại dầu trên đã lên tới 9,38 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 3/2015. Khối lượng giao dịch thấp do các thị trường Mỹ và Anh đều nghỉ lễ.
Đầu năm 2016, giá dầu chạm mức thấp nhất trong hơn một thập niên (chưa đầy 30 USD/thùng. Do đó, từ năm 2017, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước sản xuất lớn khác như Nga bắt đầu giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày để giảm bớt tình trạng dư cung và hỗ trợ giá. Hành động này đã góp phần giúp giá dầu tăng trở lại, với dầu Brent trong tháng 5 này có lúc vượt mức 80 USD/thùng, làm dấy lên lo ngại giá dầu cao có thể tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thế giới và đẩy lạm phát lên cao. Để ứng phó nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu, Saudi Arabia - quốc gia dẫn đầu OPEC – và nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga đã thảo luận về việc hạ thấp mức cắt giảm sản lượng “vàng đen” nói trên và tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày. Bộ trưởng Năng lượng Nga, ông Alexander Novak cho hay hiện tại sản lượng dầu giảm khoảng 2,7 triệu thùng/ngày, cao hơn so với mức cam kết 1 triệu thùng/ngày, chủ yếu do sản lượng của Venezuela giảm.
Trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ không có dấu hiệu tăng chậm lại khi các nhà khoan dầu tiếp tục mở rộng hoạt động tìm kiếm các mỏ dầu mới để khai thác. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 27% trong hai năm qua lên 10,73 triệu thùng/ngày, bám sát mức sản lượng 11 triệu thùng/ngày của Nga. Các công ty năng lượng của Mỹ đã tăng thêm 15 giàn khoan dầu mới trong tuần kết thúc vào ngày 25/5, đưa tổng số giàn khoan đang hoạt động lên 859, mức cao nhất kể từ năm 2015, một dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm bởi lại hy vọng Mỹ và Triều Tiên sẽ tiếp tục kế hoạch gặp gỡ vào tháng 6, làm giảm bớt căng thẳng chính trị và nhu cầu đối với vàng như một kênh đầu tư an toàn.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống còn 1.297,70 USD/ounce, vàng kỳ hạn tháng 6 của Mỹ giảm 0,4% xuống 1.298,20 USD/ounce. Trong khi đó, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2018 đến nay, khiến vàng – kim loại quý được định giá bằng USD – trở nên đắt hơn đối với những người mua sử dụng các đồng tiền khác.
Vàng thường được coi là kênh đầu tư an toàn trong những giai đoạn bất ổn trên thế giới. Kim loại quý này được giao dịch trong biên độ 1.310-1.360 USD/ounce kể từ khi đạt mức cao nhất trong 18 tháng vào tháng 1/2018, song có xu hướng giảm giá trong tháng Năm này khi đồng USD mạnh lên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua đã để ngỏ khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 tới.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,05% xuống còn 16,47 USD/ounce; bạch kim tăng 0,6% lên 902 USD/ounce, trong khi giá palađi tăng 0,5% lên 984,50 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thép tăng lên mức cao nhất một tuần sau khi số liệu cho thấy lợi nhuận tại các nhà sản xuất thép đã hỗ trợ tăng trưởng tại các công ty công nghiệp Trung Quốc. Giá thép thanh kỳ hạn tháng 10 tại Thượng Hải đóng cửa thay đổi ít tại 3.579 NDT/tấn sau khi chạm mức 3.626 NDT/tấn. Dự trữ thép giảm liên tục từ tháng 3 cho thấy nhu cầu mạnh tại Trung Quốc, nước sử dụng và sản xuất hàng đầu thế giới. Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 22% so với cùng tháng năm ngoái lên 576 tỉ NDT (90 tỉ USD), do lợi nhuận của các doanh nghiệp sắt và thép tăng 260%. Theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome, dự trữ sản phẩm thép xây dựng tại Trung Quốc đã giảm 38% từ mức cao 5 năm hồi giữa tháng 3 xuống 6,03 triệu tấn trong giữa tháng 5.
Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên đóng cửa giảm 1% xuống 453,5 NDT/tấn, rời khỏi mức 448,5 NDT/tấn, thấp nhất kể từ 18/4. Dự trữ quặng sắt tại tại các cảng lớn của Trung Quốc đạt 160,58 triệu tấn trong ngày 25/5, tăng 1,6 triệu tấn so với tuần trước đó và gần mức kỷ lục 161,68 triệu tấn đã đạt được hồi tháng 4.
Giá chì tại Sàn giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 1,1% xuống 19.870 NDT (3.109 USD)/tấn. Trước đó, giá đã lập kỷ lục cao gần 8 tháng. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng mạnh nhất 6 tháng, do các công ty được hưởng lợi từ giá tăng cao và nhu cầu tăng mạnh.
Trên thị trường nông sản, giá cao su phục hồi. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 tại sàn giao dịch hàng hóa Tokyo đóng cửa tăng 0,3 JPY lên 193,4 JPY/kg. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải giảm 140 NDT đóng cửa tại 11.720 NDT/tấn. Dự trữ cao su tại các kho được giám sát bởi Sở giao dịch Kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,7% so với phiên trước.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
66,47
|
-1,13
|
-1,66%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
75,32
|
-1,41
|
-1,52%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
48.070,00
|
+50,00
|
+0,10%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,95
|
+0,01
|
+0,24%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
214,47
|
-3,67
|
-1,68%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
218,79
|
-2,19
|
-0,99%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
668,25
|
+0,50
|
+0,07%
|
Dầu lửa Tokyo
|
JPY/kl
|
65.560,00
|
-10,00
|
-0,02%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.304,00
|
-5,00
|
-0,38%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.549,00
|
-8,00
|
-0,18%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,50
|
-0,05
|
-0,31%
|
Bạc Tokyo
|
JPY/g
|
57,60
|
-0,30
|
-0,52%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
906,10
|
+1,67
|
+0,18%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
984,85
|
+2,85
|
+0,29%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
306,70
|
-1,05
|
-0,34%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.885,00
|
+5,00
|
+0,07%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.263,00
|
-18,00
|
-0,79%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.051,00
|
+17,00
|
+0,56%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
20.150,00
|
-275,00
|
-1,35%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
408,50
|
+2,50
|
+0,62%
|
Lúa mì
|
US cent/bushel
|
549,75
|
+6,75
|
+1,24%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
252,00
|
+3,25
|
+1,31%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,55
|
-0,02
|
-0,17%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.047,25
|
+5,75
|
+0,55%
|
Khô dầu
|
USD/tấn
|
382,90
|
+2,60
|
+0,68%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,31
|
-0,03
|
-0,10%
|
Hạt cải
|
CAD/tấn
|
536,30
|
+0,10
|
+0,02%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.556,00
|
-47,00
|
-1,81%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
120,40
|
-0,15
|
-0,12%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,46
|
+0,08
|
+0,65%
|
Nước cam
|
US cent/lb
|
169,30
|
+0,90
|
+0,53%
|
Bông
|
US cent/lb
|
88,70
|
+2,05
|
+2,37%
|
Lông cừu
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
599,30
|
+10,00
|
+1,70%
|
Cao su Tokyo
|
JPY/kg
|
191,70
|
-0,20
|
-0,10%
|
Ethanol
|
USD/gallon
|
1,53
|
+0,01
|
+0,66%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg