Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng được khích lệ bởi chứng khoán Mỹ tăng điểm và USD vững so với các đồng tiền chủ chốt.
Dầu Brent giao tháng 6 tăng 58 US cent lên 69,34 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas tăng 56 US cent lên 64,94 USD/thùng. Chênh lệch giá giữa 2 loại tiếp tục nới rộng lên 5 USD, mức cao nhất kể từ tháng 6, khiến dầu Brent giảm sức hấp dẫn đối với các nhà máy lọc dầu. Tính từ đầu năm tới nay, giá dầu tăng khoảng 4%, trong chuỗi quý tăng giá dài nhất kể từ cuối năm 2010.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, các nhà khoan dầu đã giảm 7 giàn khoan trong tuần tính tới 29/3, đưa tổng số giàn khoan xuống 797 giàn. Baker Hughes đã công bố báo cáo về số giàn khoan của Bắc Mỹ trong ngày 29/3, sớm hơn một ngày so với thường lệ, do nghỉ lễ trong ngày 30/3.
Sự đồng thuận lớn đối với thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga đã giúp đẩy giá tăng cao. Các nguồn tin OPEC cho hay tổ chức này cùng các nước sản xuất dầu chủ chốt có khả năng tiếp tục duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết năm 2018.
Tuy nhiên, nguồn cung tăng ở Mỹ đang cản trở xu hướng giá tăng. Lượng dầu tại các kho dự trữ thương mại của Mỹ đã tăng 1,6 triệu thùng/ngày trong tuần trước, còn sản lượng chạm mức kỷ lục 10,43 triệu thùng/ngày.
Tại Thượng Hải, giá dầu giảm khoảng 8% trong phiên vừa qua. Reuters đưa tin Trung Quốc đang tiến hành những bước đầu tiên để thanh toán dầu thô nhập khẩu bằng NDT thay vì bằng USD.
Trên thị trường kim loại quý, vàng giảm do USD vững so với rổ các đồng tiền chủ chốt. Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.323,19 USD/ounce, trong phiên có lúc giá xuống 1.321,21 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 21/3; vàng giao tháng 6 giảm 2,7 USD (0,2%) và chốt phiên ở mức 1.327,30 USD/ounce.
Tình hình trên bán đảo Triều Tiên dịu lại. Thông tin từ Hàn Quốc cho biết Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ cùng gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra vào ngày 27/4 (lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ).
Tuy nhiên, chiến lược gia Carsten Fritsch, thuộc Commerzbank, tại Frankfurt, nhận định giá vàng vẫn được hỗ trợ bởi quan hệ căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Moscow trong ngày thứ Năm (29/3) đã trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại St.Petersburg nhằm đáp trả hành động Mỹ và một số nước phương Tây khác trục xuất hơn 100 nhà ngoại giao Nga sau vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái bị đầu độc.
Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng mối lo về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng chi phối tâm lý của các nhà đầu tư. Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 29/3 cảnh báo các đề xuất thuế quan của Mỹ đối với mặt hàng thép nhập khẩu có nguy cơ tạo ra một phản ứng dây chuyền, khiến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch lan rộng trên toàn thế giới.
Với vai trò là nơi “trú ấn an toàn” trước những bất ổn về chính trị và tài chính, giá vàng đang có quý thứ 3 liên tiếp tăng với mức tăng 1,6%.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm kết thúc phiên giảm 1,1% xuống 2.005 USD/tấn xuống mức thấp nhất 8 tháng do dự trữ tăng. Giới đầu tư nghi ngờ hiệu quả cắt giảm sản lượng trong mùa Đông ở Trung Quốc khi dự trữ tại Thượng Hải đã lên tới kỷ lục lịch sử gần 1 triệu tấn, cao hơn gần 20% so với đầu tháng 2. Chương trình cắt giảm sản lượng trong mùa Đông ở Trung Quốc đã kết thúc cách đây 2 tuần, theo đó Bắc Kinh buộc các nhà máy luyện nhôm ở các thành phố miền Bắc phải giảm 30% sản lượng từ giữa tháng 11 năm ngoái tới giữa tháng 3 năm nay. Tuy nhiên, khối lượng giảm thực tế thấp hơn nhiều so với mức dự đoán. Trong khi đó Mỹ tăng mạnh thuế nhôm khiến giới chuyên gia nhận định nguồn cung ra những thị trường khác sẽ còn nhiều hơn nữa.
Quặng sắt đang tiến tới kết thúc quý 1 giảm mạnh nhất kể từ 2015 do lo ngại xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu, trong bối cảnh tồn trữ tăng cao. Kết thúc phiên vừa qua, quặng sắt trên sàn Đại Liên chốt ở 383 NDT/tấn, tính chung cả quý 1 giảm 17,4% (nhiều nhất kể từ quý 3/2015); tại cảng Tần Hoàng Đảo giảm 3% xuống 63,12 USD/tấn (giảm 13% trong quý 1, nhiều nhất trong vòng 3 quý). Tình hình càng thêm trầm trọng khi thời hạn cắt giảm sản lượng trong mùa đông để giảm thiểu ô nhiễm đã kết thúc vào ngày 15/3, nguồn cung nhiều mặt hàng do đó sẽ càng tăng cao. Tồn trữ quặn sắt tại cảng Thượng Hải đạt trên 160 triệu tấn, mức cao kỷ lục và gấp đôi so với cuối 2015. “Có vẻ như chưa đến mùa nhu cầu hồi phục ở Trung Quốc (lục địa). Nếu đến tháng 4 nhu cầu vẫn không tăng thì giá sẽ giảm thê thảm vào mùa Hè”, nhà phân tích Helen Lau của hãng môi giới Argonaut Securities ở Hong Kong cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê robusta giao tháng 5 giảm 4 USD tương đương 0,2% xuống 1.725 USD/tấn, trong khi arabica giao cùng kỳ hạn tăng 0,4 US cent tương đương 0,3% lên 1,1815 USD/lb.
Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam tuần này trầm lắng do ít nhu cầu từ khách hàng quốc tế, trong khi đó giao dịch tại Indonesia khá sôi động vì nước này đang thu hoạch với khối lượng không nhiều. Tại Lumpung, cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) của Indonesia giá vững ở +140 USD/tấn so với hợp đồng giao tháng 5 trên sàn London, tương tự như cách đây 6 tuần. Tuy nhiên giao dịch khá sôi động vì có thêm nguồn cung từ vụ thu hoạch phụ (vụ chính phải tới cuối năm mới thu hoạch). Trong khi đó tại Việt Nam, thị trường khá yên ắng bởi khách hàng muốn chờ xem xu hướng rõ ràng hơn, kể cả về triển vọng sản lượng ở Indonesia và Brazil. Cà phê nhân xô tại Đắc lắc được chào bán giá 36.800-37.000 đồng (1,61 – 1,62 USD)/kg , giảm nhẹ so với 37.500 đồng cách đây một tuần do giá tại London mấy phiên trước giảm mạnh, ngày 23/3 xuống chỉ 1.671 USD/tấn. Các thương gia Việt Nam chào bán cà phê robusta loại 2 (5% đen/vỡ) thấp hơn 40 USD/tấn so với hợp đồng giao tháng 5 tại London, và thấp hơn 70 USD/tấn so với hợp đồng giao tháng 7, nhưng chỉ một số ít hợp đồng khớp lệnh.
Với mặt hàng đường, giá đường thô giao tháng 5 có lúc giảm xuống chỉ 12,18 US cent/lb, thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi, trước khi hồi phục nhẹ lên 12,35 US cent vào lúc đóng cửa (tăng 0,14 US cent tương đương 1,2% so với phiên trước). Đường trắng giao cùng kỳ hạn trái lại tăng 3,4 USD tương đương 1% lên 351,20 USD/tấn. Tính cả tháng 3 giá giảm khoảng 8,4%. Lo ngại Ấn Độ nới lỏng các quy chế xuất khẩu đường khiến nguồn cung càng gia tăng trên thị trường thế giới càng gây áp lực giảm giá đường.
Ngày 28/3, Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng các quy định xuất khẩu đường, cho phép các nhà máy đường bán ra thị trường nước ngoài cho đến cuối niên vụ hiện nay (kết thúc vào 30/9/2018) - động thái có thể khiến giá đường thế giới đi xuống. Nước sử dụng nhiều đường nhất thế giới này đang tìm cách giảm bớt lượng tồn trữ quá nhiều gây giảm giá trên thị trường nội địa. Sản lượng niên vụ 2017/18 của nước này chắc chắn đạt kỷ lục 29,5 triệu tấn, tăng tới 45% so với vụ trước.
Giá cao su tại Tokyo tăng 1% lên mức cao nhất gần 1 tuần theo xu hướng giá tại Thượng Hải (do hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu lại) và nhờ đồng Yen yếu đi (giảm 0,2% so với USD). Điều này hỗ trợ giá tại các thị trường Đông Nam Á tăng theo.
Hợp đồng kỳ hạn giao tháng 9 tại Tokyo tăng 1,8 JPY lên 182 JPY/kg vào cuối ngày, trong phiên có lúc giá chạm 183 JPY; hợp đồng giao tháng 5 tại Thượng Hải tăng 35 JPY lên 11.100 NDT/tấn. Cao su tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia đồng loạt tăng nhẹ 0,01-0,02 USD/kg.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
64,94
|
+0,56
|
+0,84%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
69,34
|
+0,58
|
+0,84%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
42.850,00
|
+110,00
|
+0,26%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,73
|
+0,03
|
+1,22%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
201,92
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
202,56
|
+1,17
|
+0,58%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
618,00
|
+1,75
|
+0,28%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
59.460,00
|
+180,00
|
+0,30%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.329,60
|
-0,40
|
-0,03%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.526,00
|
-10,00
|
-0,22%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,34
|
+0,09
|
+0,54%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
56,00
|
0,00
|
0,00%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
932,06
|
+0,11
|
+0,01%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
953,44
|
+0,20
|
+0,02%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
302,30
|
+2,10
|
+0,70%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.714,00
|
+49,00
|
+0,74%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.004,50
|
-22,50
|
-1,11%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.274,00
|
-10,00
|
-0,30%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
21.100,00
|
+210,00
|
+1,01%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
387,75
|
+14,25
|
+3,82%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
451,00
|
+5,50
|
+1,23%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
225,00
|
+3,25
|
+1,47%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,36
|
-0,09
|
-0,72%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.044,75
|
+26,75
|
+2,63%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
384,00
|
+12,70
|
+3,42%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,87
|
+0,25
|
+0,79%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
522,70
|
+0,90
|
+0,17%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.556,00
|
-41,00
|
-1,58%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
118,15
|
+0,40
|
+0,34%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,35
|
+0,14
|
+1,15%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
141,10
|
0,00
|
0,00%
|
Bông
|
US cent/lb
|
81,46
|
+0,72
|
+0,89%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
515,70
|
+8,60
|
+1,70%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
182,80
|
+0,80
|
+0,44%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,47
|
+0,03
|
+1,94%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg