Trên thị trường năng lượng, giá dầu đạt mức cao nhất trong vòng 3 tháng bởi giới đầu tư lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung và số liệu công nghiệp của Trung Quốc khởi sắc, giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao tình hình ở Trung Đông sau các cuộc không kích của Mỹ ở Iraq và Syria.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent đạt 68,99 USD/thùng, trong khi dầu thô Mỹ (WTI) đạt 62,34 USD/thùng, đều là mức cao nhất kể từ 17/9/2019. Từ đầu năm 2019 tới nay, giá dầu Brent đã tăng 27%, trong khi WTI tăng khoảng 36%.
South China Morning Post dẫn một nguồn tin thân cận cho biết “Washington đã gửi lời mời và Bắc Kinh đã chấp nhận", ý muốn nói đến thỏa thuận thương mại. Tâm lý lạc quan về thỏa thuận này tiếp tục đẩy tăng nhu cầu đối với những tài sản rủi ro như dầu mỏ, chứng khoán và các mặt hàng công nghiệp khác.
Tại Trung Quốc, kết quả thăm dò sơ bộ cho thấy hoạt động tại các nhà máy trong tháng 12/2019 tăng nhanh trở lại.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sát tình hình chiến sự ở Trung Đông sau khi Mỹ tiến hành không kích vào các tay súng Kata’ib Hezbollah tại Iraq và Syria hôm 29/12 nhằm trả đũa cho đợt tấn công của nhóm này tại Iraq làm 1 công dân Mỹ thiệt mạng. Mỏ dầu Nassiriya ở miền Nam Iraq đã buộc phải ngừng hoạt động ngay sau đó, và đã hoạt động trở lại vào ngày 30/12/2019. Công ty dầu mỏ quốc gia Lybia NOC cho biết họ cũng đang xem xét đóng cửa cảng Zawiya ở miền Tây nước này và sơ tán nhân viên khỏi nhà máy lọc dầu.
Tuy nhiên, về triển vọng thị trường năm 2020, chiến lược gia dầu mỏ Harry Tchilinguirian của BNP Paribas lại cho rằng lượng tồn trữ còn rất nhiều sẽ cản trở nỗ lực của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đồng minh trong việc kiềm chế sản lượng. Ông này cho rằng kể cả việc OPEC+ tiếp tục hạn chế sản lượng trong quý 1 năm tới thì cũng không đủ để ngăn lượng tồn trữ gia tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng đi lên do lo ngại gia tăng về kinh tế toàn cầu và USD yếu đi. Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.515,26 USD/ounce; tuần trước hợp đồng này đã tăng 2,2%. Trong khi đó, vàng kỳ hạn tháng 2/2020 vững ở 1.518,6 USD/ounce. USD đã giảm 3 phiên liên tiếp, trong đó phiên vừa qua giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2019. Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 18% do lo ngại kinh tế toàn cầu suy yếu. Nhà phân tích
Chuyên gia Lukman Otunuga thuộc công ty FXTM cho rằng: “Nếu tiếp tục xu hướng hiện nay, giá vàng có thể đạt khoảng 1.535 – 1.550 USD trong quý 1/2020”.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng duy trì ở mức cao nhất trong vòng gần 8 tháng do nhà đầu tư bớt lo ngại về những căng thẳng trong thương mại toàn cầu và Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới – thông báo chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Đồng kỳ hạn 3 tháng trên sàn London chốt phiên ở mức 6.213 USD/tấn - gần cao nhất kể từ tháng 5/2019 và đang chuẩn bị kết thúc một tháng tăng mạnh nhất trong vòng 2 năm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ sử dụng lãi suất cho vay cơ bản (LPR) làm chuẩn mực mới để định giá các khoản cho vay – hiện đang áp dụng lãi suất thả nổi. Động thái này được các nhà phân tích cho rằng có thể giúp giảm chi phí cho vay, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) vững trong bối cảnh giao dịch trầm lắng. Quặng kỳ hạn tháng 5/2020 chốt ở mức 641,5 CNY (91,86 USD)/tấn. Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2020 cùng lúc giảm 0,2% xuống 89,93 USD/tấn.
Lượng quặng sắt lưu tại các cảng biển của Trung Quốc đã tăng tuần thứ 2 liên tiếp. Nhập khẩu quặng sắt vào nước này mấy tháng gần đây liên tiếp tăng. Sau khi đạt mức cao kỷ lục 126,5 USD/tấn hồi tháng 7/2019, giá quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc liên tiếp giảm, hiện chỉ còn 92 USD/tấn (loại 62% sắt). Tuy nhiên, so với đầu năm 2019, giá hiện vẫn cao hơn khoảng 140%, là năm tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm.
Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng biển Trung Quốc ngày 27/12/2019 đạt 130,75 triệu tấn, cao nhất kể từ đầu tháng 11/2019.
Các nhà phân tích của ING dự báo giá quặng sắt sẽ tiếp tục chịu sức ép giảm trong năm 2020 bởi nguồn cung tăng từ Brazil và xuất khẩu từ Austria cũng gia tăng. Họ dự báo giá sẽ xuống chỉ 75 USD/tấn vào cuối 2020.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương vừa lập đỉnh cao chưa từng có kể từ tháng 8/2018 bởi lạc quan rằng xuất khẩu đậu tương Mỹ sẽ tăng sau khi ký được thỏa thuận Giai đoạn 1 với Trung Quốc và cũng do giá dầu cọ cao kỷ lục 3 năm.
Trên sàn Chicago, đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 kết thúc phiên tăng 11 US cent lên 9,52-1/2 USD/bushel, cao nhất kể từ 13/6/2018.
Giá dầu cọ trên thị trường Malaysia vừa đạt mức cao kỷ lục 3 năm, với hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn Bursa cuối phiên tăng 55 ringgit, tương đương 1,79%, lên 3.128 ringgit (762,09 USD)/tấn; trước đó cùng phiên có lúc đạt 3.140 ringgit/tấn, cao nhất kể từ 25/1/2017.
Từ đầu năm 2019 đến nay, giá đã tăng ít nhất 47%, là năm tăng mạnh nhất kể từ 2009.
“Thị trường đang chờ đợi số liệu chính thức về sản lượng và xuất khẩu của tháng 12, cũng như về sự thay đổi thuế suất của Ấn Độ theo thỏa thuận trong hiệp định với ASEAN”, nhà nghiên cứu Anilkumar Bagani thuộc hãng môi giới dầu thực vật Sunvin Group ở Mumbai cho biết.
Tuần qua, giá dầu cọ lần đầu tiên trong vòng 3 năm đã vượt mốc 3.000 ringgit do dự báo sản lượng của Malaysia tháng 12/2019 thấp hơn dự kiến ban đầu.
Hiệp hội Dầu cọ Malaysia và Hiệp hội các nhà máy Dầu cọ Bán đảo miền Nam nước này lần lượt dự báo sản lượng dầu cọ tháng 12/2019 giảm 16% và 27%. Năng suất nửa đầu năm 2020 dự báo cũng sẽ giảm do ít mưa và người trồng cọ ở cả Malaysia và Indonesia đều hạn chế đầu tư phân bón cho cây.
Xuất khẩu dầu cọ Malaysia trong 15 ngày đầu tháng 12/2019 giảm khoảng 8,5% - 12,8% so với cùng kỳ năm trước do giá cao làm hạn chế nhu cầu. Tuy nhiên, tiêu thụ nội địa ở cả Malaysia và Indonesia dự báo sẽ đều tăng do chính sách quy định tăng tỷ lệ dầu sinh học trong nhiên liệu.
Giá cao su trên cả 3 sàn Tokyo, Thượng Hải và Singapore đều tăng trong phiên giao dịch vừa qua. Cụ thể, hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Tokyo tăng 1,2 JPY (0,011 USD) lên 200,1 JPY/kg; trên sàn Thượng Hải tăng 125 CNY (17,9 USD) lên 12.985 CNY/tấn; trong khi kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Singapore tăng 0,2% lên 143,5 US cent/kg.
Phiên liền trước, giá dầu thô đạt mức cao kỷ lục 3 tháng - do lạc quan về triển vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận thương mại - đã góp phần đẩy giá cao su đi lên. 
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

61,68

-0,04

-0,06%

Dầu Brent

USD/thùng

68,44

+0,28

+0,41%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.520,00

-400,00

-0,93%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,19

-0,04

-2,02%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

172,83

-1,90

-1,09%

Dầu đốt

US cent/gallon

204,06

-0,90

-0,44%

Dầu khí

USD/tấn

620,75

-5,25

-0,84%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.990,00

-240,00

-0,41%

Vàng New York

USD/ounce

1.518,60

+0,50

+0,03%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.296,00

-13,00

-0,24%

Bạc New York

USD/ounce

18,00

+0,06

+0,32%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,80

-0,20

-0,32%

Bạch kim

USD/ounce

959,43

+0,37

+0,04%

Palađi

USD/ounce

1.908,78

-0,42

-0,02%

Đồng New York

US cent/lb

283,35

+0,40

+0,14%

Đồng LME

USD/tấn

6.214,00

-1,00

-0,02%

Nhôm LME

USD/tấn

1.825,00

+11,00

+0,61%

Kẽm LME

USD/tấn

2.305,00

+31,00

+1,36%

Thiếc LME

USD/tấn

17.120,00

-5,00

-0,03%

Ngô

US cent/bushel

388,25

-1,75

-0,45%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

556,00

-0,25

-0,04%

Lúa mạch

US cent/bushel

290,50

+2,00

+0,69%

Gạo thô

USD/cwt

13,26

+0,09

+0,65%

Đậu tương

US cent/bushel

952,50

+11,00

+1,17%

Khô đậu tương

USD/tấn

302,30

+1,90

+0,63%

Dầu đậu tương

US cent/lb

35,45

+0,41

+1,17%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

479,20

+5,00

+1,05%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.463,00

-34,00

-1,36%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

132,15

-0,35

-0,26%

Đường thô

US cent/lb

13,53

-0,01

-0,07%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

100,30

-0,25

-0,25%

Bông

US cent/lb

69,56

+0,64

+0,93%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

427,80

-0,10

-0,02%

Cao su TOCOM

JPY/kg

200,00

-0,10

-0,05%

Ethanol CME

USD/gallon

1,42

0,00

-0,28%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg