Trên thị trường năng lượng, giá dầu Brent vượt ngưỡng 50 USD/thùng tháng 11/2015 khi sản lượng và lượng dầu lưu kho Mỹ tiếp tục giảm.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 7/2016 trên sàn New York tăng 16 cent, tương đương 0,3%, lên 49,17 USD/thùng, ghi nhận phiên tăng đầu tiên trong 5 phiên vừa qua.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 32 cent, tương ứng 0,6%, lên 50,04 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.
Số liệu của Mỹ cho thấy giá dầu ở mức thấp và việc cắt giảm chi phí của các công ty dầu mỏ hơn một năm qua đã làm giảm nguồn cung, kéo giảm tình trạng thừa cung mà không cần sự can thiệp của OPEC.
Lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 27/5 giảm 1,4 triệu thùng khi các nhà máy lọc dầu tăng tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất.
Sản lượng dầu thô của Mỹ tuần qua cũng giảm 32.000 thùng/ngày xuống 8,735 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ tháng 9/2014, cho thấy việc các công ty cắt giảm chi phí đầu tư đã tác động đến sản lượng.
Tuy nhiên, kết quả cuộc họp hôm 2/6 của OPEC đã không đưa tới việc nhất trí được việc áp dụng trần sản lượng tại phiên họp ở Vienna.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vẫn quanh mức thấp nhất 3 tháng trong bối cảnh USD mạnh lên sau khi ECB điều chỉnh tăng dự đoán lạm phát, giới đầu tư cẩn trọng trước thềm báo cáo việc làm.
Giá vàng giao ngay giảm 0,1% xuống 1.210,96 USD/ounce, trong khi đó giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 2,1 USD, tương ứng 0,2%, xuống 1.212,6 USD/ounce, thấp nhất kể từ 16/2.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vẫn giữ nguyên lãi suất và Chủ tịch ECB Mario Draghi cho biết, lạm phát có thể vẫn rất thấp hoặc ở mức âm trong vài tháng tới.
Trong phiên, euro giảm trong khi giá cổ phiếu trên các thị trường chủ chốt xuống thấp nhất gần một tuần và chỉ số đôla tăng khoảng 0,05%.
Giới đầu tư sẽ tập trung vào số liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ, công bố vào thứ Sáu 3/6. Số liệu tích cực sẽ làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất trong phiên họp 14-15/6.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 16,01 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,4% xuống 953 USD/ounce và giá palladium giảm 2,1% xuống 533,23 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, kẽm vọt lên mức cao kỷ lục 10 tháng do lo ngại về nguồn cung.
Kẽm giao sau 3 tháng trên sàn London đã tăng 1,2% lên 1.995 USD/tấn vào lúc đóng cửa. Trong phiên có lúc giá đạt 2.004 USD/tấn, cao nhất kể từ 23/7/2014.
Kẽm tăng giá mạnh nhất trong số các kim loại cơ bản trong năm nay do dự báo thiếu cung sau khi nhiều mỏ lớn đóng cửa. Trong tuần này, kẽm đã tăng giá 4%, và tính từ đầu năm đã tăng giá 23%.
Thép thanh trên sàn giao dịch Thượng Hải trái lại giảm xuống mức thấp nhất gần 3 tháng trong bối cảnh lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc.
Nguồn cung thép tại Trung Quốc đã tăng mạnh kể từ khi giá hồi phục vào tháng 3 và 4 vừa qua, khiến các nhà máy thép nước này nâng tỷ lệ sử dụng công suất trở lại, kể cả hoạt động lại những nhà máy đã tạm ngừng sản xuất.
Thép thanh giao kỳ hạn trên sàn Thượng Hải đóng cửa phiên vừa qua giảm 0,4% xuống 1.954 NDT (297 USD)/tấn. Hôm đầu tuần 30/5, giá đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4/3, là 1.894 USD/tấn.
Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất ở các nhà máy thép Trung Quốc đã đạt 91% tính tới thời điểm 27/5, cao nhất kể từ tháng 9/2015.
Quặng sắt giao ngay tới cảng Thiên Tân (Trung Quốc) giảm 0,6% xuống 49,30 USD/tấn ngày 2/6, thấp nhất kể từ 29/2.
Trên thị trường nông sản, cà phê tiếp tục diễn biến trái chiều. Tại London, robusta giảm 9-14 USD/tấn. Trái lại tại New York, arabica tăng 1,1-1,15 cent/lb.
Mức cộng giá cà phê Việt Nam ổn định trong bối cảnh báo cáo cho thấy xuất khẩu cà phê tháng 5/2016 tăng 61% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá cà phê Indonesia giảm do USD mạnh lên so với rupiah.
Xuất khẩu cà phê tháng 6/2016 của Việt Nam - nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới - dự báo đạt 150.000-170.000 tấn (2,5-3,83 triệu bao) so với 170.000 tấn trong tháng 5/2016.
Những cơn mưa đã trở lại tại vùng trồng cà phê vốn đang khô hạn của Việt Nam sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 30 năm qua. Sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2016-2017 dự báo giảm 8-30%.
Trong khi đó, giá cà phê tại Indonesia giảm. Giá cộng thêm cà phê Indonesia giảm chủ yếu do USD tăng giá so với đồng nội tệ rupiah, theo một nhà xuất khẩu tại Lampung.

Giá hàng hóa thế giới

 

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

49,17

+0,16

+0,03%

Dầu Brent

USD/thùng

50,04

+0,32

+0,06%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

32.290,00

+150,00

+0,47%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,41

+0,00

+0,17%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

162,64

-0,82

-0,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

150,69

-0,19

-0,13%

Dầu khí

USD/tấn

448,25

-1,50

-0,33%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

45.250,00

+270,00

+0,60%

Vàng New York

USD/ounce

1.211,90

-0,70

-0,06%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.224,00

-24,00

-0,56%

Bạc New York

USD/ounce

15,99

-0,03

-0,22%

Bạc TOCOM

JPY/g

55,80

-0,20

-0,36%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

956,90

-1,65

-0,17%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

534,11

+0,18

+0,03%

Đồng New York

US cent/lb

207,05

+0,05

+0,02%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.608,00

-9,00

-0,19%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.540,00

-29,00

-1,85%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

1.982,00

+11,00

+0,56%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

16.275,00

+75,00

+0,46%

Ngô

US cent/bushel

414,75

-0,50

-0,12%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

484,00

-1,50

-0,31%

Lúa mạch

US cent/bushel

189,00

-1,75

-0,92%

Gạo thô

USD/cwt

11,44

+0,07

+0,62%

Đậu tương

US cent/bushel

1.143,50

-0,75

-0,07%

Khô đậu tương

USD/tấn

419,50

+1,20

+0,29%

Dầu đậu tương

US cent/lb

32,27

+0,01

+0,03%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

520,60

0,00

0,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

3.042,00

+15,00

+0,50%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

123,00

+1,10

+0,90%

Đường thô

US cent/lb

18,08

+0,67

+3,85%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

157,05

+2,80

+1,82%

Bông

US cent/lb

63,25

+0,38

+0,60%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

296,80

+0,30

+0,10%

Cao su TOCOM

JPY/kg

158,30

+0,60

+0,38%

Ethanol CME

USD/gallon

1,66

+0,00

+0,24%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 


Nguồn: Vinanet