Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 4% mặc dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ. Nguyên nhân giảm bởi những dữ liệu yếu kém về lĩnh vực chế tạo đang khiến các nhà đầu tư quan ngại rằng kinh tế toàn cầu tăng chậm lại có thể làm giảm nhu cầu đối với dầu mỏ.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc trên thị trường London hạ 4,1% xuống 62,40 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 4,8% xuống 56,25 USD/thùng, sau khi tăng lên mức cao nhất trong hơn 5 tuần vào phiên trước.
Ngày 2/7/2019, OPEC+, gồm các nước thành viên OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu, đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày, được ký kết tại Algeria hồi năm 2018, tới tháng 3/2019. OPEC+ cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2019 đã giảm xuống 1,14 triệu thùng/ngày, trong khi tăng trưởng nguồn cung bên ngoài OPEC dự kiến sẽ ở mức 2,14 triệu thùng/ngày. Đây là lý do chính khiến OPEC+ tiếp tục hạn chế nguồn cung.
Liên minh này đã cắt giảm nguồn cung dầu thô từ năm 2017, nhằm chặn đà giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng với Mỹ, quốc gia đã vượt Nga và Saudi Arabia để trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí nối lại các vòng đàm phán thương mại, nhưng hoạt động tại các nhà máy từ Châu Á tới Châu Âu đều đồng loạt giảm trong tháng 6/2019, trong khi ở Mỹ cũng giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm. Hơn nữa, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/7/2019 tuyên bố bất cứ thỏa thuận nào cũng phải nghiêng lợi thế về phía Mỹ. Điều này gây nghi ngờ về triển vọng kết quả các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Mỹ với Trung Quốc.
Số liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) ngày 2/7 cho thấy dự trữ dầu của Mỹ giảm 5 triệu thùng xuống 469,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 28/6. Chính phủ Mỹ dự kiến công bố số liệu chính thức vào ngày 3/7.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm bởi lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 1,55% lên 1.405,53 USD/ounce. Phiên trước, giá vàng giao ngay giảm 1,8% - mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 11/2016. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tăng 1,3% lên 1.408 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm do các lo ngại về tăng trưởng toàn cầu, thương mại thế giới và việc lợi suất trái phiếu Anh giảm xuống mức thấp trong 2 năm rưỡi là yếu tố chính chi phối giá vàng trong phiên này. Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mark Carney mới đây đã chỉ ra các rủi ro bắt nguồn từ Brexit và các bất đồng thương mại, làm dấy lên đồn đoán BoE có thể hạ lãi suất trong 12 tháng tới.
Cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro ngày 2/7/2019 cho biết các cuộc đàm phán về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng việc hai bên vẫn chưa tiến đến một thỏa thuận là yếu tố có lợi cho kim loại quý này. Trong khi đó, Washington ngày 1/7/2019 gia tăng sức ép với châu Âu trong một tranh chấp kéo dài về việc Liên minh châu Âu (EU) trợ cấp cho ngành nhà sản xuất máy bay, đồng thời đe dọa áp thuế đối với lượng hàng hóa EU trị giá 4 tỷ USD. Văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ đã bổ sung nhiều mặt hàng, trong đó có ô-liu, pho mát Italy và rượu whiskey của Scotland, vào danh sách hàng hóa EU có thể bị áp thuế nhập khẩu trị giá 21 tỷ USD mà Washington công bố hồi tháng Tư vừa qua.
Thị trường hiện chú ý tới số liệu việc làm phi nông nghiệp của Mỹ dự kiến công bố vào ngày 5/7/2019 để tìm kiếm manh mối về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trong tháng này.
Giá bạc phiên vừa qua tiến 0,47% lên 15,21 USD/ounce, trong khi giá palađi tiến 0,87% lên 1.560,51 USD/ounce. Giá bạch kim phiên này hạ 0,2% xuống 828,75 USD/ounce, sau khi tăng lên mức cao trong gần bảy tuần trong phiên trước.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá quặng sắt tiếp tục tăng do lo ngại nguồn cung thiếu hụt.
Tại Trung Quốc, giá quặng sắt giao tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 4,6% lên 894,5 CNY/tấn (130,37 USD/tấn), là phiên tăng thứ 4 liên tiếp. Đây là mức giá cao nhất kể từ khi sở giao dịch Đại Liên ra mắt hợp đồng này vào năm 2013.
Thị trường quặng sắt ghi nhận quý 2/2019 là quý tăng giá mạnh nhất kể từ cuối năm 2016, chủ yếu do dự đoán nguồn cung tại Trung Quốc vẫn bị hạn chế trong nửa sau của năm 2019.
“Nhìn chung, chúng tôi vẫn bi quan vào nguồn cung quặng sắt trong ngắn hạn”, ông Hui Heng Tan, chuyên gia phân tích tại công ty môi giới Marex Spectron, cho biết.
Tính đến ngày 28/6/2019, tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc chỉ đạt 115,25 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, theo số liệu của HomeSteel. Nguồn cung từ Brazil giảm vì Tập đoàn khai khoáng Vale phải đóng cửa một số mỏ quặng để kiểm tra an toàn lao động sau sự cố vỡ đập hồi tháng 1. Trong khi đó, hoạt động khai quặng tại Australia cũng gặp trục trặc và thời tiết bất lợi.
Giới chuyên gia dự đoán thị trường quặng sắt thế giới sẽ thiếu hụt nguồn cung tới năm 2020.
Giá thép tại Trung Quốc giảm sau khi ông Ma Jun, cố vấn cho ngân hàng trung ương Trung Quốc, cho biết khả năng tăng trưởng GDP năm 2019 trên mức 6% là rất lớn nếu căng thẳng thương mại không diễn biến xấu đi. “Khi đó, chúng ta không cần phải thực hiện các biện pháp kích thích mới và quy mô lớn nữa”.
Giá thép xây dựng giao tháng 10/2019 tại sở giao dịch hàng hóa Thượng Hải giảm 2,1% xuống 4.023 nhân dân tệ/tấn. Sau 9 phiên tăng liên tiếp, giá thép từng lên đỉnh hơn 8 năm trong phiên trước.
Ngoài ra, giá thép cuộn cán nóng cũng rời đỉnh, giảm 2,7% xuống 3.882 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép được hỗ trợ phần lớn trong năm nay bởi kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng khi Trung Quốc ban hành các biện pháp kích thích kinh tế. Trong khi đó, nguồn cung bị thắt chặt vì chính phủ siết quy định hạn chế sản xuất công nghiệp để cải thiện chất lượng môi trường.
Trung Quốc sẽ yêu cầu chính quyền địa phương nâng mức tiêu chuẩn mà các dự án công nghiệp mới phải đáp ứng, đồng thời giảm số lượng nhà máy gây ô nhiễm tại khu vực có điều kiện môi trường đang suy giảm, Reuters trích lời một quan chức.
Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2 tuần do triển vọng kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa. Các số liệu về sản xuất đã gây lo ngại lớn cho các nhà đầu tư vào mặt hàng kim loại công nghiệp, bởi đồng được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động xây dựng cũng như trong sản xuất.
Kết thúc phiên vừa qua, đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,1% xuống 5.886 USD/tấn, thấp nhất kể từ 18/6/2019.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica trên sàn New York phiên vừa qua giảm do thị trường điều chỉnh sau khi giá lên mức cao nhất 7 tháng bởi lo ngại thời tiết lạnh ở Brazil.
Arabica giao tháng 9/2019 giảm 1,7 UScent tương đương 1,53% xuống 1,0965 USD/lb. Nguồn cung arabica nhìn chung vẫn dồi dào. Brazil đã xuất khẩu 2,8 triệu bao cà phê (1 bao = 60 kg) trong tháng 6/2019, tăng so với 2,16 triệu bao cùng kỳ năm ngoái.
Robusta trong phiên vừa qua (kỳ hạn tháng 9/2019) cũng giảm 30 USD tương đương 2,04% xuống 1.444 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 3 tuần ở phiên liền trước.
Giá đường thô giao tháng 10/2019 giảm 0,22 UScent (1,75%) xuống 12,35 USD/lb, trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 giảm 7,2 USD tương đương 2,2% xuống 319,70 USD/tấn.
Thị trường xuất hiện lo ngại rằng mưa ít hơn bình thường ở Ấn Độ có thể hạn chế sản lượng đường tại quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới này, trong khi sản lượng đường ở Brazil cũng giảm vì tăng cường sản xuất ethanol. Brazil đã sản xuất 1,4 triệu tấn đường thô trong tháng 6/2019, giảm so với 1,71 triệu tấn cùng tháng năm trước.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) giảm xuống mức thấp nhất một tháng rưỡi do các quỹ nước ngoài bán ra mạnh, mặc dù các nhà tiêu thụ tăng mua vào cuối phiên kéo giá hồi phục phần nào.
Kết thúc phiên vừa qua, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 4,2 JPY, tương đương 2,2%, xuống 191 JPY (1,76 USD)/kg, đầu phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ 15/5/2019 là 185,4 JPY/kg.
Cao su kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Thượng Hải cũng giảm 90 CNY xuống 11.325 CNY (1.651 USD)/tấn lúc đóng cửa giao dịch, sau khi có lúc chỉ 11.135 CNY, thấp nhất kể từ 29/3/2019.
Giá dầu thô tăng sau khi OPEC quyết định kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, các quỹ đầu tư vẫn lo ngại về nguy cơ kinh tế toàn cầu suy yếu. Kinh tế Trung Quốc đang chậm lại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tiêu thụ ô tô tại Trung Quốc tháng 4/2019 giảm, nguyên nhân được cho là bởi những quy định mới khắt khe hơn ở 15 tỉnh và thành phố của nước này – nơi chiếm hơn 60% tổng tiêu thụ ô tô trên toàn cầu.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

56,25

 

-4,8%

Dầu Brent

USD/thùng

62,40

-2,66

-4,09%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.530,00

-1.940,00

-4,68%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,24

0,00

0,00%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

187,77

+0,74

+0,40%

Dầu đốt

US cent/gallon

189,66

+1,03

+0,55%

Dầu khí

USD/tấn

577,50

-13,00

-2,20%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

57.820,00

-1.560,00

-2,63%

Vàng New York

USD/ounce

1.429,00

+21,00

+1,49%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.886,00

+58,00

+1,20%

Bạc New York

USD/ounce

15,37

+0,13

+0,83%

Bạc TOCOM

JPY/g

52,30

-0,70

-1,32%

Bạch kim

USD/ounce

832,01

+1,90

+0,23%

Palađi

USD/ounce

1.562,55

-0,66

-0,04%

Đồng New York

US cent/lb

266,60

+0,20

+0,08%

Đồng LME

USD/tấn

5.887,00

-67,50

-1,13%

Nhôm LME

USD/tấn

1.782,00

-12,00

-0,67%

Kẽm LME

USD/tấn

2.479,00

+17,00

+0,69%

Thiếc LME

USD/tấn

17.700,00

-1.200,00

-6,35%

Ngô

US cent/bushel

426,00

+3,50

+0,83%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

503,25

-8,50

-1,66%

Lúa mạch

US cent/bushel

288,50

+3,75

+1,32%

Gạo thô

USD/cwt

11,27

-0,25

-2,21%

Đậu tương

US cent/bushel

898,75

-9,75

-1,07%

Khô đậu tương

USD/tấn

313,00

-1,60

-0,51%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,26

-0,33

-1,15%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

451,20

-4,70

-1,03%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.472,00

-29,00

-1,16%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,65

-1,70

-1,53%

Đường thô

US cent/lb

12,35

-0,22

-1,75%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

100,25

-0,25

-0,25%

Bông

US cent/lb

67,29

+0,71

+1,07%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

391,10

-3,00

-0,76%

Cao su TOCOM

JPY/kg

189,00

-2,00

-1,05%

Ethanol CME

USD/gallon

1,50

+0,00

+0,27%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

 

Nguồn: Vinanet