Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm tăng bất chấp lo ngại nhu cầu tiêu thụ chững lại do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cũng như những đồn đoán về việc Nga vẫn là trở ngại trong việc hướng tới thỏa thuận cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) tăng 0,30 USD lên 53,25 USD/thùng, sau khi có thời điểm trong phiên mặt hàng này tăng 3% lên 54,55 USD/thùng; dầu Brent Biển Bắc cũng tăng 0,39 USD lên 62,08 USD/thùng sau khi có lúc đạt 63,58 USD/thùng.
Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí "đình chiến” về thương mại hồi cuối tuần qua trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Buenos Aires (Argentina), song Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/12/2018 tuyên bố nếu hai bên không thể giải quyết bất đồng, ông sẽ áp thuế trở lại đối với Bắc Kinh. Tuyên bố mới này khiến hoạt động bán tháo diễn ra trên thị trường và các chỉ số chính ở Phố Wall mất hơn 3%.
Mấy tuần gần đây giá dầu liên tục đi xuống do lo ngại về xung đột thương mại và triển vọng tăng trưởng kinh tế. Ngay sau khi Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí tạm hoãn việc áp các mức thuế mới trong cuộc gặp tại Argentina vào ngày 1/12/2018, giá dầu đã bật tăng 4%.
Giới đầu tư đang tập trung vào cuộc họp tại Vienna (Áo) ngày 6/12 tới của OPEC và một số nhà sản xuất dầu mỏ lớn không thuộc tổ chức này, trong đó có Nga. Hiện Nga vẫn phản đối việc cắt giảm sản lượng và trở thành rào cản lớn nhất trong nỗ lực của OPEC hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, việc chính quyền tỉnh Alberta (Canada) mới đây thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 325.000 thùng/ngày để giảm bớt tình trạng dư cung đã góp phần hỗ trợ giá “vàng đen”.
Hiện vấn đề tồn tại lớn nhất của OPEC là sự gia tăng sản lượng của Mỹ, với mức tăng khoảng 2 triệu thùng trong vòng một năm nay và đã leo lên mức 11,5 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid Al-Falih cho rằng còn quá sớm để chắc chắn rằng OPEC và các nhà xuất khẩu dầu khác sẽ cắt giảm sản xuất vì các điều khoản trong thỏa thuận vẫn chưa được thống nhất. Thị trường hiện cung đang vượt cầu do vậy cần phải cắt giảm sản lượng.
Một vấn đề lớn nữa của OPEC hiện nay là việc tăng sản lượng tại Mỹ, nơi sản lượng, chủ yếu từ các mỏ đá phiến sét. Sản lượng dầu thô của nước này đã tăng thêm 2 triệu thùng/ngày lên tới hơn 11,5 triệu thùng/ngày.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng tiếp lên mức cao nhất hơn 5 tuần trong bối cảnh đồng USD yếu đi. Giá palađi cũng tăng lên mức cao kỷ lục phiên này khi giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động đầu cơ và nguồn cung kim loại này thắt chặt.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.239,55 USD/ounce sau khi có thời điểm đạt 1.241,86 USD/ounce – mức cao nhất kể từ phiên 26/10; vàng giao giao sau 0,56% lên 1.246,6 USD/ounce.
Giá vàng trên đà tăng phiên thứ hai liên tiếp khi đồng USD tiếp tục chịu sức ép sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí "ngưng chiến" về thương mại trong 90 ngày. Chuyên gia phân tích Ross Strachan tại Capital Economics nhận định chính việc đồng bạc xanh giảm giá giúp hỗ trợ và sẽ là lực đẩy chính đối với giá vàng trong ngắn hạn.
Các nhà đầu tư hiện đang dõi theo lộ trình tăng lãi suất trong năm tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), yếu tố chi phối trực tiếp đến giá vàng.
Giá palađi phiên này tăng 2,3% lên 1.230,9 USD/ounce sau khi có lúc tăng lên mức cao kỷ lục 1.239,5 USD/ounce. Chuyên gia phân tích Jonathan Butler tại Mitsubishi nhận định thị trường palađi đang thắt chặt, nguồn cung "đi ngang", nhu cầu tăng và hoạt động đầu cơ đã giúp đẩy giá palladium lên mức cao kỷ lục. Chuyên gia này dự đoán giá palađi có thể còn tăng thêm trong ngắn hạn. Giá kim loại này đã tăng khoảng 49% kể từ giữa tháng 8/2018.
Giá bạc giao cũng tăng 1,04% lên 14,52 USD/ounce, trong khi giá bạch kim giảm 0,3% xuống 804,2 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất 7,5 tháng do nguồn cung dư thừa. Giá thép cây giao tháng 5/2019 tại Thượng Hải giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 23/4 còn 3.283 CNY (479,80 USD)/tấn trong phiên hôm qua dù chốt phiên có hồi phục lên 3.371 CNY. Thép cuộn cán nóng giảm còn 3.200 CNY/ tấn, thấp nhất kể từ 29/3/2018.
Trong khi nhu cầu tiêu thụ thép cây ở miền Nam Trung Quốc vẫn ổn định thì nguồn cung lại quá cao. Nguồn cung lớn khiến các thương gia không muốn dự trữ hàng. Dự trữ thép cây tại các kho của thương nhân Trung Quốc đã giảm xuống còn 2,94 triệu tấn tính đến ngày 30/11, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2017. Nguồn cung thép cuộn cán nóng cũng vẫn ở mức cao trong khi nhu cầu từ khu vực sản xuất, bao gồm cả xe ô tô yếu.
Giá thép thanh đã giảm 1/4 kể từ khi đạt mức cao nhất trong 7 năm là 4.418 CNY vào cuối tháng 8.
Trên thị trường
nông sản, giá cà phê arabica và robusta kỳ hạn trên sàn ICE giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng do kỳ vọng nguồn cung toàn cầu dồi dào.
Cà phê arabica giao tháng 3/2019 đã giảm 0,9 cent, tương đương 0,8%, xuống 1,069 USD /lb sau khi chạm mức thấp nhất trong hai tháng là 1,06 USD/lb. Cà phê robusta tháng 3/2019 giảm 9 USD, tương đương 0,6%, ở mức 1.581 USD/tấn sau khi giảm xuống còn 1.579 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 3/10.
Cà phê rớt giá do triển vọng nguồn cung dồi dào, đặc biệt từ nước sản xuất hàng đầu Brazil. Xuất khẩu cà phê hạt của nước này trong tháng 11 đạt mức cao kỷ lục 3,89 triệu bao. Đồng real Brazil yếu đang hỗ trợ hoạt động bán ra. Xuất khẩu cà phê Colombia trong tháng 11 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khả năng hiện tượng thời tiết El Nino sẽ diễn ra vào đầu năm 2019 có thể làm giảm lượng mưa của nước này và ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng cà phê.
Đối với mặt hàng đường, giá đường thô giao tháng 3/2019 giảm 0,16 US cent tương đương 1,2% xuống 12,75 US cent/lb, trong khi đường trắng giao tháng 3/2019 giảm 6,1 USD tương đương 1,7% xuống 344,30 USD/tấn.
Ủy ban mía đường Thái Lan thông qua ngân sách hỗ trợ người trồng mía lên đến 50 baht/tấn, tối đa 5.000 baht/người. Nông dân sẽ được trả mức giá khoảng 880 - 900 baht/tấn. Trong kế hoạch tái cơ cấu ngành đường, Chính phủ nước này sẽ tiếp tục điều chỉnh các Mục khác trong Luật mía đường (ban hành năm 1984) vốn đang được sửa đổi từ năm 2014.
Kể từ năm 2016, Thái Lan đã thả nổi giá đường bán lẻ trong nước từ mức giá cố định 23,5 baht/kg. Cơ chế giá cố định đã được áp dụng từ năm 2009, thời điểm Chính quyền bãi bỏ hệ thống hạn ngạch đường. Từ 15/1/2018, Chính phủ Thái Lan bãi bỏ việc thu 5 baht từ mức giá nhà máy đóng góp vào Quỹ Mía đường. Mặc dù vậy, bên cạnh kế hoạch tái cơ cấu, một số biện pháp khác cũng được duy trì như tỉ lệ chia sẻ lợi nhuận 70:30 giữa nông dân và người sản xuất. Thêm vào đó, Chỉnh phủ Thái Lan khuyến khích sử dụng đường trong kế hoạch kinh tế sinh học. Chính phủ đã phân bổ 500.000 tấn đường để sản xuất xăng ethanol thay thế cho nguyên liệu sắn vốn đang tăng giá.
Hiện nay Thái Lan xếp thứ tư thế giới về sản lượng đường và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu. Trong năm 2018, Thái Lan đã sản xuất 14,71 triệu tấn đường tăng 46,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Về xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tăng 50% đạt 7,54 triệu tấn. Dự báo trong năm 2018, xuất khẩu đạt 11 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến năm, tăng 58,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đối với vụ mùa thu hoạch 2018 - 2019, Ủy ban mía đường đã đề xuất mức giá khởi điểm là 680 baht/tấn đối với mía đường.
Giá cao su tham khảo tại Tokyo quay đầu giảm do các nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động chốt lời và các yếu tố cơ bản trên thị trường yếu. Giá cao su kỳ hạn tháng 5/2019 tại Tokyo giảm 2,3 JYP(0,02 USD) còn 162,6 JYP/kg. Giá cao su TSR 20 giao tháng 6/2019 tại TOCOM chốt phiên giảm 2,9 JYP/kg yên còn 146,2 JYP/kg. Cao su tại Thượng Hải kỳ hạn tháng 5/2019 giảm 105 CNY(15,35 USD) xuống còn 11.160 CNY/tấn. Giá cao su SICOM giao tháng 1/2019 cuối phiên giảm 0,3 cent còn 124 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới
Mặt hàng
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
53,25
|
+0,30
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
62,08
|
+0,39
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
41.980,00
|
-470,00
|
-1,11%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
4,53
|
+0,08
|
+1,73%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
142,30
|
-2,04
|
-1,41%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
188,68
|
-1,41
|
-0,74%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
569,50
|
-7,00
|
-1,21%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
57.650,00
|
-670,00
|
-1,15%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.242,10
|
-4,50
|
-0,36%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.477,00
|
-12,00
|
-0,27%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,57
|
-0,07
|
-0,51%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
52,60
|
+0,20
|
+0,38%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
800,18
|
-4,43
|
-0,55%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.233,90
|
+1,50
|
+0,12%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
276,40
|
+0,50
|
+0,18%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.209,00
|
-86,00
|
-1,37%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.974,00
|
0,00
|
0,00%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.589,00
|
+6,00
|
+0,23%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
19.175,00
|
+310,00
|
+1,64%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
382,75
|
-2,00
|
-0,52%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
521,00
|
-1,50
|
-0,29%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
290,25
|
-4,25
|
-1,44%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,96
|
-0,02
|
-0,18%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
911,00
|
-0,75
|
-0,08%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
314,00
|
-0,70
|
-0,22%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,83
|
-0,07
|
-0,24%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
482,20
|
-0,20
|
-0,04%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.187,00
|
-16,00
|
-0,73%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
106,90
|
-0,90
|
-0,83%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,75
|
-0,16
|
-1,24%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
144,20
|
+0,90
|
+0,63%
|
Bông
|
US cent/lb
|
79,81
|
-0,14
|
-0,18%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
328,10
|
-6,70
|
-2,00%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
161,60
|
-1,00
|
-0,62%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,27
|
+0,02
|
+1,20%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg