Trên thị trường năng lượng, giá dầu thế giới giảm khoảng 1% trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đang khiến thị trường lo ngại.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 7/2017 trên sàn New York giảm 0,26 USD (0,55%) xuống 47,40 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 8/2017 trên sàn London cũng giảm 0,48 USD (0,96%) xuống 49,47 USD/thùng.
Ngày 5/6, Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arập thống nhất (UAE), Bahrain, Yemen và Chính phủ miền Đông Libya và Maldives đã đồng loạt tuyên bố đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố.
Chính quyền Doha đã lên tiếng bày tỏ "lấy làm tiếc" và coi các quyết định này là "vô lý", dựa trên những cáo buộc "vô căn cứ". Động thái này diễn ra sau khi Cairo, Riyadh và Abu Dhabi thông báo quyết định ngăn chặn một số kênh truyền hình vệ tinh, các trang tin tức và một số tờ báo được tài trợ hoặc đặt trụ sở tại Qatar. Ba quốc gia trên nói rằng các phương tiện truyền thông chịu các lệnh phong tỏa vì có liên quan đến việc truyền bá chủ nghĩa khủng bố và kích động bất ổn chính trị.
Các chuyên gia phân tích nhận định một số nước Arab quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha gây lo ngại về khả năng ảnh hưởng xấu đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu.
Bốn nước Vùng Vịnh gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) thông báo cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar với cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố. Trong khi đó, liên minh quân sự Arập do Saudi Arabia đứng đầu chống phiến quân tại Yemen cũng thông báo sẽ chấm dứt tư cách thành viên của Qatar.
Ngân hàng ANZ cho rằng giới đầu tư vẫn đang hoài nghi khả năng tái cân bằng thị trường của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), khi giá dầu vẫn chịu áp lực trước những dấu hiệu gia tăng sản lượng dầu của Mỹ. Số lượng giàn khoan tại Mỹ tăng thêm 11 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 2/6 lên 733 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.
Về thông tin liên quan, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Vladimir Kolychev nhận định giá dầu sẽ lại giảm về mức 40 USD/thùng sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nước ngoài OPEC kết thúc.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, Vladimir Kolychev, giá dầu sẽ lại giảm về mức 40 USD/thùng sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước ngoài OPEC kết thúc vào quý I/2018, và Bộ Phát triển kinh tế Nga sẽ phải xem xét lại các dự báo vĩ mô.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững ở mức cao nhất trong 6 tuần do số liệu việc làm gây thất vọng của Mỹ đã làm giảm khả năng Fed "mạnh tay" nâng lãi suất.
Giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.279,11 USD/ounce vào lúc kết thúc phiên giao dịch sau khi đã có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 21/4 là 1.283,27 USD/ounce; vàng giao tháng 8/2017 tăng 0,2% lên 1.282,7 USD/ounce.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Standard Chartered cho rằng báo cáo việc làm yếu hơn dự đoán của Mỹ đã đẩy giá vàng đi lên, song không ảnh hưởng đến khả năng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng Sáu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng đồng thời làm đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Trước cuộc họp của Fed sẽ diễn ra vào tuần tới, giới đầu tư hiện đang đón đợi một loại sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong tuần này, bao gồm phiên điều trần của cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey trước quốc hội nước này, cuộc tổng tuyển cử của nước Anh và cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Cùng phiên, giá bạc chạm mức cao nhất kể từ ngày 26/4 là 17,64 USD/ounce, trong khi giá bạch kim không biến động nhiều và được giao dịch ở mức 952 USD/ounce.
Nền kinh tế hàng đầu thế giới tuần qua tiếp tục nhận được những thông tin không mấy lạc quan. Số việc làm trong tháng trước ngoại trừ ngành nông nghiệp chỉ đạt mức 139.000 việc làm mới thấp hơn mức 181.000 dự kiến và 174.000 việc thực tế kỳ trước.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,3% so với 4,4% dự báo. Số người xin bảo hiểm thất nghiệp đã tăng lên 248.000 đơn so với mức 239.000 đơn dự báo và 235.000 đơn kỳ trước.
Mặc dù chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ mua của người tiêu dùng không bao gồm nhóm thực phẩm và năng lượng có phần tốt lên khi đạt mức 0,2%, cao hơn 1% so với dự báo và -1% thực tế kỳ trước, lạm phát chi tiêu tiêu dùng cá nhân ở mức 0,4% theo dự báo, cao hơn mức 0,3% của kỳ trước đó.
Giá nhà ở tăng cũng thu hút các nhà đầu tư và ngành công nghiệp nhà ở nước này, đạt 5,9% trong khi dự báo chỉ 5,6%.
Tuy nhiên, chỉ số niềm tin tiêu dùng hạ xuống mức 117.9 điểm so với mức dự báo 120.1 điểm và 119.4 điểm kỳ trước, cho thấy các điều kiện kinh tế hiện tại và tương lai của Mỹ không được người tiêu dùng đánh giá cao.
Chỉ số đo lường hoạt động của các doanh nghiệp trong khu vực sản xuất gần như không đổi, giữ ở mức 54.9 điểm.
Doanh số nhà chờ bán không bao gồm xây mới giảm xuống mức -1,3%, thấp hơn mức 0,7% dự kiến và -0,9% thực tế kỳ trước. Chi tiêu xây dựng giảm xuống mức -1,4% so với mức 0,5% dự báo.
Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ tiếp tục tăng lên mức -47,6 tỷ đô la Mỹ, cao hơn mức -45,5 tỷ USD dự báo và -45,3 tỷ USD thực tế kỳ trước. Chỉ số USD Index đã giảm từ 97,30 xuống còn 96,58.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê và đường đồng loạt tăng do các nhà đầu cơ mua mạnh.
Cà phê arabica giao tháng 7 giá tăng 0,15 US cent tương đương 1,09% lên 13,89 US cents/lb; robusta giao tháng 7 giá tăng 15 USD tương đương 0,76% lên 1.996 USD/tấn.
Đường thô giao tháng 7 cũng tăng 0,15 US cent tương đương 1,09% lên 13,89 US cent/lb, đường trắng giao tháng 8 giá tăng 2,6 USD tương đương 0,63% lên 412,90 USD/tấn.
Các thương gia cho biết thị trường mấy ngày qua đã rơi vào tình trạng bán mạnh quá mức và đang có sự điều chỉnh, mặc dù giá vẫn thấp nhất 15 tháng.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

47,40

-0,26

-0,55%

Dầu Brent

USD/thùng

49,471

-0,48

-0,96%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

33.910,00

-850,00

-2,45%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,98

0,00

-0,03%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

153,20

-0,61

-0,40%

Dầu đốt

US cent/gallon

145,46

-0,47

-0,32%

Dầu khí

USD/tấn

432,25

+1,00

+0,23%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

47.590,00

-970,00

-2,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.284,60

+1,90

+0,15%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.518,00

-17,00

-0,37%

Bạc New York

USD/ounce

17,57

-0,02

-0,09%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,20

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz,

955,13

+1,16

+0,12%

Palladium giao ngay

USD/t oz,

844,77

-0,11

-0,01%

Đồng New York

US cent/lb

255,45

-0,30

-0,12%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.628,00

-37,00

-0,65%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.903,00

-28,00

-1,45%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.485,00

-44,00

-1,74%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.145,00

-155,00

-0,76%

Ngô

US cent/bushel

372,25

-0,75

-0,20%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

431,00

+1,50

+0,35%

Lúa mạch

US cent/bushel

243,00

+0,75

+0,31%

Gạo thô

USD/cwt

11,05

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

922,25

+0,25

+0,03%

Khô đậu tương

USD/tấn

301,10

+0,50

+0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,25

-0,06

-0,19%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

510,90

+1,20

+0,24%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.988,00

-13,00

-0,65%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

128,45

+2,90

+2,31%

Đường thô

US cent/lb

13,89

+0,15

+1,09%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

135,75

+3,25

+2,45%

Bông

US cent/lb

72,58

-0,03

-0,04%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

351,60

-1,90

-0,54%

Cao su TOCOM

JPY/kg

188,00

-3,50

-1,83%

Ethanol CME

USD/gallon

1,56

-0,01

-0,45%

Nguồn: VITIC/Reuters. Bloomberg

 

 

Nguồn: Vinanet