Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do lượng dầu xuất khẩu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng và đồng USD mạnh lên thúc đẩy hoạt động bán ra.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,82 USD, hay 3,7% xuống còn 47,79 USD/thùng, là phiên thứ 8 liên tiếp tăng giá. Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 1,94 USD, hay 4,12% và được giao dịch ở mức 45,13 USD/thùng.
Theo số liệu của Thomson Reuters, lượng dầu xuất khẩu của OPEC đã đạt mức 25,92 triệu thùng/ngày trong tháng 6, tăng 450.000 thùng/ngày so với tháng 5 và 1,9 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng tăng thứ hai liên tiếp.
Trước đó, kết quả khảo sát sản lượng hàng tháng của OPEC do hãng tin Reuters tiến hành cho thấy sản lượng của khối này trong tháng Sáu đã ghi nhận một mức cao trong năm 2017, do Nigeria và Libya, vốn là hai quốc gia được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời nhiều quan chức Chính phủ Nga cho hay Moskva, vốn dẫn dắt các nước sản xuất dầu ngoài OPEC khác tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng của khối này, sẽ phản đối bất cứ đề xuất nào về việc cắt giảm sâu hơn tại cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC dự kiến sẽ diễn ra trong tháng này.
Cũng có ý kiến cho rằng đồng USD mạnh lên đã làm giảm động lực đầu tư vào các hàng hóa được định giá bằng đồng tiền này như dầu. “Đồng bạc xanh” dù đã thu hẹp đà tăng trước đó song vẫn ở gần mức cao nhất trong một tuần qua.
Tuy nhiên, giá dầu trong phiên này đã thu hẹp đà giảm sau số liệu từ Viện xăng dầu Mỹ (API) cho thấy lượng dầu dự trữ của nước này đã giảm 5,8 triệu thùng xuống còn 503,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/6, vượt dự đoán giảm 2,3 triệu thùng được đưa ra trước đó.
Số liệu chính thức từ Bộ Năng lượng Mỹ sẽ được công bố vào lúc 22 giờ ngày hôm nay theo giờ Việt Nam.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng thế giới vững sau khi biên bản họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chỉ ra sự chia rẽ ngày càng tăng giữa các nhà hoạch định chính sách về triển vọng lạm phát.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá vàng giao ngay hạ 0,02% xuống 1.223,37 USD/ounce, sau khi có lúc rơi xuống 1.217,14 USD/ounce – mức thấp nhất kể từ phiên giao dịch 10/5. Vàng giao tháng 8/2017 chốt ở mức 1.221,7 USD/ounce, tăng 0,2% so với mức đóng cửa phiên đầu tuần.
Chỉ số đồng USD phiên này không thay đổi nhiều sau đà tăng 0,3%. Đồng bạc xanh mạnh lên khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà giao dịch nắm giữ các đồng tiền khác.
Tâm lý giới đầu tư phiên này tiếp tục chịu sự chi phối từ tình hình tại bán đảo Triều Tiên, khi CHDCND Triều Tiên ngày 4/7 thông báo đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đồng thời cảnh báo loại tên lửa này có thể tấn công bất kỳ đâu trên thế giới. Đây là vụ phóng tên lửa thứ 10 của Triều Tiên trong năm nay và là vụ thứ sáu kể từ khi ông Moon Jae-in nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc ngày 10/5 vừa qua.
Hiện giới giao dịch đang dõi theo số liệu việc làm tháng 6 của Mỹ dự kiến công bố vào cuối tuần – yếu tố có thể ảnh hưởng tới nhịp độ tăng lãi suất của Fed.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm xuống 15,84 USD/ounce – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016, giá bạch kim cũng hạ xuống 896,25 USD/ounce – mức thấp nhất kể từ ngày 9/5, trong khi giá paladium giảm 1,3% xuống 840,7 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá thép thanh lên mức cao nhất 3,5 năm do Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy gây lo ngại thiếu cung.
Thép cây hợp đồng giao sau trên sàn Thượng Hải đã tăng lên 3.474 NDT (511)/tấn trong ngày 5/7, mức cao chưa từng có kể từ tháng 1/2014. So với đầu năm, giá đã tăng 27%.
“Các nhà máy bắt đầu vào giai đoạn bảo dưỡng thiết bị định kỳ hàng năm, nguồn cung sẽ trở nên khan hiếm hơn trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc quyết liệt ngăn chặn sản xuất thép kém chất lượng”, Reuters dẫn lời một thương gia ở tỉnh Phúc Kiến cho biết.
Do giá tăng, số hợp đồng mở đối với mặt hàng thép cây trên sàn Thượng Hải đã lên mức cao kỷ lục, đạt 5,63 triệu hợp đồng vào ngày 3/7, tương đương 237 triệu tấn.
Giá thép cây tăng cũng đẩy giá quặng sắt trên sàn Đại Liên lên mức cao nhất 6 tuần trong phiên 4/7, là 493 USD/tấn, mức chưa từng có kể từ 23/5.
Để từng bước giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và sản xuất thép dư thừa, đến cuối tháng 6 vừa qua Trung Quốc đã buộc đóng cửa toàn bộ những cơ sở sản xuất thép chất lượng kém sử dụng công nghệ lò nung cảm ứng. Tháng 8 tới chính quyền các địa phương sẽ cử các đội giám sát đến kiểm tra kết quả chiến dịch đóng cửa nói trên để đảm bảo các cơ sở đó không sản xuất trở lại.
Khối lượng thép cây mà các thương gia Trung Quốc dự trữ đã giảm xuống 2,73 triệu tấn tính đến 30/6, chỉ nhỉnh hơn chút ít so với mức thấp nhất trong vòng 6 tháng chạm tới hồi đầu tháng 6, theo số liệu điều tra của SteelHome. Lưu trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng Trung Quốc tuần vừa qua ở mức 140,3 triệu tấn, giảm 1,15 triệu tấn so với 141,45 triệu tấn tuần trước đó – mức cao nhất kể từ năm 2014, cũng théo số liệu của SteelHome.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết xuất khẩu sản phẩm thép của nước này tháng 5 vừa qua đã giảm 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 6,98 triệu tấn, và tính chung trong 5 tháng giảm 25,9% xuống 34,19 triệu tấn. Trái lại, nhập khẩu thép trong tháng 5 tăng 300.000 tấn so với tháng trước đó và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước, lên 1,11 triệu tấn, đưa tổng nhập khẩu trong 5 tháng lên 5,67 triệu tấn, tăng 6,5% so theo năm.
Nguyên nhân bởi công suất sản xuất thép chất lượng thấp trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm trên 120 triệu tấn.
Dự báo về giá thép tăng càng được củng cố khi Bộ Kinh tế Nhật Bản cho biết sản lượng thép thô của nước này quý 3/2017 có thể giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước xuống 26,29 triệu tấn. Trong khi đó, Morgan Stanley mới đây dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng 3% trong năm nay lên 1,6 tỷ tấn, sau đó tăng tiếp 1% lên 1,62 tỷ tấn vào năm 2018.
Thị trường thép thế giới đang hướng tới sự cân bằng hơn sau chiến dịch cắt giảm mạnh sản lượng của Trung Quốc, mặc dù các chuyên gia đánh giá rằng có thể sẽ không bền vững.
Báo cáo của Morgan Stanley dự báo sản lượng thép thô toàn cầu sẽ tăng 3% trong năm 2017 lên 1,65 tỷ tấn, và tăng thêm 1% trong năm 2018 lên 1,67 tỷ tấn. Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất toàn cầu sẽ trung bình 86% trong năm nay, tăng 11% so với 2016, trước khi tăng tiếp lên 89% vào năm tới.
Theo ngân hàng này, giá thép trung bình của Trung Quốc năm nay sẽ là 440 USD/tấn, còn thép châu Âu và Mỹ sẽ lần lượt 539 USD/tấn và 657 USD/tấn. Giá năm 2018 được dự báo sẽ tăng lên 470 USD/tấn tại Trung Quốc nhưng sẽ giảm xuống 455 USD/tấn ở châu Âu. Thép Mỹ sẽ giảm 22 USD/tấn trong năm tới xuống 635 USD/tấn.
Morgan Stanley tiên đoán Trung Quốc sẽ sản xuất 825 triệu tấn thép thô/năm trong 2 năm tới, cần tới 1,2 tỷ tấn quặng sắt, trong đó nhập khẩu 1 tỷ tấn, còn lại sản xuất trong nước. Từ năm 2025, sản xuất của Trung Quốc có thể giảm 2,5% mỗi năm.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giảm, cà phê Arabica tăng lên mức cao kỷ lục 3 tuần.
Đường thô giao tháng 10 giá giảm 0,2 US cent hoặc 1,4% xuống 13,72 US cent/lb, đường trắng giao tháng 10 giá giảm 2 USD tương đương 0,5% xuống 386,90 USD/tấn. Các thương gia cho biết thị trường lại tập trung vào dự báo nguồn cung sẽ dư thừa trong niên vụ 2017/18.
Cà phê tăng giá trong phiên vừa qua, với Arabica giá tăng 2,3% lên 1,30 USD/lb, sau khi có lúc lên 1,312 USD, cao nhất kể từ ngày 12/6.
Cà phê robusta giao tháng 9 giá tăng 8 USD 8 USD tương đương 0,4% lên 2.157 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

45,13

-1,94

-4,12%

Dầu Brent

USD/thùng

47,79

- 1,82

-3,7%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

33.780,00

-1.210,00

-3,46%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,86

+0,02

+0,77%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

151,45

+1,21

+0,81%

Dầu đốt

US cent/gallon

148,48

+0,63

+0,43%

Dầu khí

USD/tấn

440,25

-1,75

-0,40%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.960,00

-1.220,00

-2,43%

Vàng New York

USD/ounce

1.224,30

+2,60

+0,21%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.446,00

-9,00

-0,20%

Bạc New York

USD/ounce

15,99

+0,09

+0,59%

Bạc TOCOM

JPY/g

58,90

0,00

0,00%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

907,07

-3,26

-0,36%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

841,89

-1,18

-0,14%

Đồng New York

US cent/lb

265,60

-0,40

-0,15%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.841,00

-51,00

-0,87%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.929,00

+1,00

+0,05%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.781,50

-11,50

-0,41%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

19.680,00

-270,00

-1,35%

Ngô

US cent/bushel

384,50

-7,50

-1,91%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

540,50

-19,50

-3,48%

Lúa mạch

US cent/bushel

273,25

-14,00

-4,87%

Gạo thô

USD/cwt

11,91

0,00

0,00%

Đậu tương

US cent/bushel

992,50

-1,75

-0,18%

Khô đậu tương

USD/tấn

326,00

+0,40

+0,12%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,53

-0,18

-0,53%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

510,30

-0,50

-0,10%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.947,00

-11,00

-0,56%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

130,00

+2,30

+1,80%

Đường thô

US cent/lb

13,72

-0,20

-1,44%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

139,35

+5,70

+4,26%

Bông

US cent/lb

67,44

-0,22

-0,33%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

354,40

-3,30

-0,92%

Cao su TOCOM

JPY/kg

196,00

-1,50

-0,76%

Ethanol CME

USD/gallon

1,52

-0,01

-0,79%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg, CafeF

Nguồn: Vinanet