Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô đảo chiều tăng nhẹ nhờ thông tin về dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ giảm.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 8/2017 tăng 0,39 USD, lên 45,52 USD/thùng, dầu Brent giao tháng 9/2017 cũng tăng 0,32 USD, lên 48,11 USD/thùng tại London.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm tới 6,3 triệu thùng, nhiều hơn mức dự báo giảm 2,3 triệu thùng dầu của các chuyên gia, xuống mức 502,9 triệu thùng trong tuần tính đến 30/6, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017.
Thông báo mới của EIA giúp thị trường “dịu đi” nỗi lo về tình trạng dư dôi nguồn cung toàn cầu.
Giá than nhiệt xuất khẩu từ cảng Newcastle (Australia) đã tăng 20% kể từ giữa tháng 5 và hiện ở mức cao nhất kể từ tháng 4 do hoạt động khai thác mỏ than ở Australia gặp khó khăn làm khan hiếm nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ ở bán cầu bắc đang trong mùa cao điểm.
Mưa quá nhiều ở Trung Quốc buộc nước này phải thắt chặt các hoạt động phát thuỷ điện cũng làm giảm công suất điện tại thị trường này, bao gồm cả nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới, buộc ngành phải tăng công suất sản xuất nhiệt điện để bù đắp chỗ thiếu hụt.
Đã mấy tuần qua thị trường than trở nên khan hiếm, khiến giá than giao ngay tại Newcastle – tham chiếu cho toàn thị trường châu Á - tăng 18% lên 84,20 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 20/4.
Theo Deutsche Bank, giá than tăng còn do nhiều yếu tố khác, bao gồm cả sự cố hầm lò liên quan đến thời tiết tại các mỏ than ở Indonesia (mưa lớn và lũ lụt) và Nam Phi (thời tiết xấu gây khó khăn cho việc bốc xếp than ở cảng trên vịnh Richards), cũng như cuộc đình công của công nhân ngành than ở Hunter Valley (Australia) hồi tháng 6 làm giảm sản lượng trong tháng. Tại Trung Quốc, mưa lớn đã khiến nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới – đập Tam Hiệp, có công suất khoảng 20.000 megawatt - phải cắt giảm 6.000 MW để giảm bớt áp lực nước xả lũ. Các đập thuỷ điện khác cũng bị ảnh hưởng, với tổng công suất thuỷ điện giảm khoảng 13.000 MW. Các thương gia tính toán rằng con số đó tương đương công suất của khoảng 12 nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hoặc nhà máy điện nguyên tử.
Ba nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới – Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ – đã gia tăng khai thác than trong năm 2017 sau khi sản lượng than toàn cầu năm 2016 đột ngột giảm.
Mới đây hãng năng lượng BP của Anh cho biết khai thác than trên toàn cầu năm 2016 giảm 6,5%, mức giảm chưa từng có trong lịch sử. Trung Quốc và Mỹ góp một nửa vào tổng mức giảm đó, trong khi sản lượng của Ấn Độ tăng.
Nhưng tình hình năm nay hoàn toàn khác. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017, sản lượng của 3 nước đã tăng ít nhâtgs 121 triệu tấn, tương đương 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tăng mạnh nhất là ở Mỹ với 19%, theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng giảm nhẹ khi giới đầu tư gia tăng sự cẩn trọng đối với tốc độ tăng lãi suất của Mỹ.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá vàng giao ngay có thời điểm giảm 0,2% xuống 1.224,47 USD/ounce, sau khi giảm xuống 1.217,14 USD/ounce trong phiên trước đó, mức thấp nhất kể từ ngày 10/5. Vàng giao tháng 8 giá ổn định ở mức 1.223,30 USD/ounce.
Các nhà giao dịch cho biết giá vàng vẫn đang giao dịch trong biên độ hẹp, trước khi Mỹ công bố số liệu về thị trường việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng khi cho rằng Fed sẽ tạm ngừng việc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, sau khi đã tăng lãi suất vào đầu năm nay.
Theo nhà phân tích Edward Meir, thuộc INTL FCStone, với sự vững giá của đồng USD và sự ổn định của thị trường chứng khoán Mỹ, giá vàng sẽ vẫn đi xuống trong ngắn hạn.
Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, cho biết lượng vàng do quỹ này nắm giữ đã giảm 0,66% xuống 840,67 tấn trong phiên 5/7.
Tâm lý giới đầu tư phiên này tiếp tục chịu sự chi phối từ tình hình tại bán đảo Triều Tiên, khi CHDCND Triều Tiên ngày 4/7 thông báo đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), đồng thời cảnh báo loại tên lửa này có thể tấn công bất kỳ đâu trên thế giới. Đây là vụ phóng tên lửa thứ 10 của Triều Tiên trong năm nay và là vụ thứ sáu kể từ khi ông Moon Jae-in nhậm chức Tổng thống Hàn Quốc ngày 10/5 vừa qua.
Giới đầu tư hiện cũng đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách tháng 6/2017 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), dự kiến công bố trong cùng ngày, để tìm kiếm manh mối về các đợt tăng lãi suất tiếp theo của ngân hàng này từ nay tới cuối năm.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá nhôm tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 5 tuần do lo ngại nguồn cung sụt giảm khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch chống ô nhiễm môi trường, buộc những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phải dừng hoạt động.
Hợp đồng mua bán nhôm tham chiếu trên sàn giao dịch London (LME) đã lên mức 1.935 USD/tấn, cao nhất kể từ 30/5. Kim loại này đã tăng giá hơn 20% kể từ đầu tháng 5, và suốt 4 tháng qua luôn quanh quẩn ở mức khoảng 1.900 USD/tấn.
Tăng giá hơn 20% từ đầu năm tới nay, triển vọng giá nhôm dài hạn tới nay vẫn rất khó đoán.
Sản xuất nhôm cần rất nhiều năng lượng (điện chiếm khoảng 30-40% chi phí sản xuất nhôm), mà năng lượng tại Trung Quốc chủ yếu sản xuất từ than đá (nhiệt điện), nên nhôm trở thành một trong những lĩnh vực bị cắt giảm sản lượng mạnh nhất. Trung Quốc năm 2016 góp 55% vào tổng sản lượng nhôm toàn cầu, ước tính gần 59 triệu tấn, theo Viện Nhôm Quốc tế. Đầu năm nay, Trung Quốc đã buộc các nhà máy sản xuất nhôm và thép ở 28 thành phố phải cắt giảm sản xuất trong mùa đông vì khói bụi gia tăng đáng quan ngại tại Bắc Kinh. Khoảng 3 đến 6 triệu tấn công suất sản xuất nhôm bị cắt giảm. Đã có 3 dự án khai thác mỏ nhôm ở khu tự trị Tân Cương (miền tây nước này) phải dừng hoạt động.
Trong khi nguồn cung từ Trung Quốc khan hiếm dần thì nhu cầu vẫn mạnh nên giá tăng là không tránh khỏi. Nhu cầu nhôm sản xuất lon đựng đồ uống tại bán cầu Bắc đang tăng mạnh trong mùa hè. Ngành ô tô cũng gia tăng đáng kể khối lượng nhôm tiêu thụ.
Các chuyên gia cho biết triển vọng dài hạn của thị trường hàng hóa thế giới vẫn rất mơ hồ, do sự thiếu chắc chắn về nền kinh tế Trung Quốc – nước tiêu thụ nguyên liệu hàng đầu thế giới, nhất là kim loại công nghiệp. Tại hội thảo ở Hongkong diễn ra hồi tháng 5, ông John Johnson, CEO của hãng tư vấn hàng hóa CRU China có trụ sở ở London nhận định thị trường nhôm đang có “rất nhiều nguy cơ” cả theo hướng giảm cũng như tăng giá. “Không có yếu tố thực sự nổi bật chi phối xu hướng thị trường”. Cũng tại hội thảo này, bà Yi Zhu, giám đốc nghiên cứu về khai thác mỏ toàn cầu của Bloomberg Intelligence cũng cho biết: "Tôi không tin rằng sẽ dễ dàng có những thay đổi lớn về nguồn cung ở các lĩnh vực nhôm và thép chỉ vì ngành than”, với hàm ý rằng chính phủ Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng hạn chế sản lượng chỉ bởi một vài cơ sở sản xuất. Theo bà, các cơ sở sản xuất tư nhân “có thể vận động chính quyền địa phương thông qua một số quy định” để duy trì sản lượng, do đó dư cung có thể sẽ còn kéo dài, và sẽ vẫn tiếp tục xuất khẩu “chừng nào giá thế giới vẫn còn cao”.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô tăng 0,2 US cent tương đương 1,5% lên 13,92 US cent/lb, giao dịch trong khoảng giá của 2 phiên trước. Đường trắng giao tháng 10 giá tăng 2,2 USD tương đương 389,10 USD/tấn. Mức cộng đường trắng giao tháng 8 so với tháng 10 lên mức 28,80 USD/tấn, cao nhất kể từ cuối tháng 6.
Cà phê trái lại giảm 7 USD tương đương 0,3 US cent xuống 2.150 USD/tấn. Robusta gảm 32 US cent/lb so với robusta, không xa mức thấp 24 US cent của tháng trước - mức thấp nhất kể từ 2008. Arabica giao tháng 9 giá giảm 0,9 US cent tương đương 0,7% xuống 1,291 USD/lb.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
45,52
|
+0,39
|
+1,12%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
48,11
|
+0,32
|
+1,08%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
33.730,00
|
-270,00
|
-0,79%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,89
|
+0,00
|
+0,03%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
151,12
|
-1,75
|
-1,14%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
146,62
|
-1,57
|
-1,06%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
435,00
|
-11,50
|
-2,58%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
48.900,00
|
-160,00
|
-0,33%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.219,70
|
-3,60
|
-0,29%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.454,00
|
+4,00
|
+0,09%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,85
|
-0,14
|
-0,86%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,20
|
-0,50
|
-0,85%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
906,98
|
-4,29
|
-0,47%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
837,63
|
+1,97
|
+0,24%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
265,40
|
-0,75
|
-0,28%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.851,00
|
+10,00
|
+0,17%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.944,00
|
+15,00
|
+0,78%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.785,00
|
+3,50
|
+0,13%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.945,00
|
+265,00
|
+1,35%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
389,00
|
-1,50
|
-0,38%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
533,75
|
-5,25
|
-0,97%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
277,75
|
+1,50
|
+0,54%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,93
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.002,25
|
+3,00
|
+0,30%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
332,50
|
+2,80
|
+0,85%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,27
|
-0,11
|
-0,33%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
516,00
|
-2,40
|
-0,46%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
1.927,00
|
-20,00
|
-1,03%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
129,10
|
-0,90
|
-0,69%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,92
|
+0,20
|
+1,46%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
136,80
|
-2,55
|
-1,83%
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,15
|
-0,20
|
-0,29%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
352,80
|
-1,60
|
-0,45%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
197,70
|
+1,20
|
+0,61%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,51
|
-0,01
|
-0,73%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg