Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh phiên thứ tư liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2014, trước khả năng Mỹ có thể áp đặt lệnh trừng phạt trở lại đối với Iran và lo ngại sản lượng dầu của Venezuela sụt giảm thêm nữa.
Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2018 tăng 1,01 USD, tương đương 1,5%, lên 70,73 USD/thùng, là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014 vượt ngưỡng 70 USD/thùng; trong khi đó dầu Brent giao tháng 7/2018 tăng 1,3 USD (1,7%) lên 76,17 USD/thùng.
Thực thi kết quả của một vụ kiện tụng giữa hai bên, hãng dầu lửa Mỹ ConocoPhillips đã có những bước đi giành quyền kiểm soát số tài sản dầu lửa trị giá 2 tỷ USD ở vùng Caribbean khỏi công ty dầu lửa quốc doanh PDVSA của Venezuela. Động thái này có thể khiến sản lượng khai thác và lượng dầu xuất khẩu vốn đã giảm của PDVSA giảm sâu hơn.
Tập đoàn dầu mỏ ConocoPhillips (Mỹ) tiếp quản các tài sản ở khu vực Caribe của tập đoàn dầu khí PDVSA, theo phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) có trụ sở tại Paris, Pháp. Theo nhà quản lý nghiên cứu thị trường Gene McGillian của Tradition tại Stamford, nếu ConocoPhillips thành công thì sẽ hạn chế phần nào doanh thu của PDVSA và khiến doanh nghiệp này gặp thêm khó khăn trong hoạt động sản xuất. Động thái này sẽ tác động tới khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của PDVSA, tương đương khoảng khoảng 400.000 thùng/ngày. Trong quý 1/2018, PDVSA đã xuất khẩu 1,19 triệu thùng dầu thô/ngày từ các cơ sở sản xuất ở Venezuela và Caribbean, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Khủng hoảng kinh tế khiến Venezuela không thể đầu tư đầy đủ cho ngành dầu khí của mình, và sản lượng dầu của nước này hiện đã giảm một nửa so với mức hồi đầu thập niên 2000, còn 1,5 triệu thùng/ngày.
Ông Shannon Rivkin, Giám đốc đầu tư công ty Rivkin Securities ở Australia, nói giá giá dầu đã bị đẩy lên bởi "những lo ngại gia tăng về sự sụp đổ kinh tế ở Venezuela và ngành công nghiệp dầu lửa của nước này".
Trên trang Twitter cá nhân, ngày 7/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ thông báo quyết định của mình về việc liệu có rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không vào lúc 14 giờ ngày 8/5 theo giờ địa phương, tức 1 giờ sáng 9/5 theo giờ Việt Nam. Trước đó, Tổng thống Trump đã đặt ra thời hạn chót vào ngày 12/5, theo đó nếu các nước châu Âu cũng kí thỏa thuận là Anh, Pháp và Đức không bổ sung những điều khoản để khắc phục cái mà ông gọi những thiếu sót thì ông sẽ rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận này.
Chuyên gia phân tích năng lượng Joe McMonigle thuộc công ty Hedgeye Research nhận định: “Tôi thấy có dấu hiệu rằng ông Trump đang lên kế hoạch tái áp đặt lệnh trừng phạt, và giờ chỉ còn câu hỏi thị trường dầu sẽ diễn biến ra sao”.
Nếu ông Trump khôi phục các lệnh trừng phạt cơ bản, theo luật pháp Mỹ thì cần ít nhất 180 ngày để những lệnh này có hiệu lực để đảm bảo lợi ích quốc gia của Mỹ (có sự chuẩn bị cho nguồn cung thay thế dầu của Iran).
Iran đã trở lại địa vị cường quốc xuất khẩu dầu vào tháng 1/2016, khi nước này được dỡ lệnh trừng phạt quốc tế để đổi lấy việc Tehran kiềm chế chương trình phát triển hạt nhân. Tổng thống Trump nghi ngờ Iran không trung thực trong việc thực thi thỏa thuận này, nên tuyên bố có thể rút khỏi thỏa thuận vào ngày 12/5.
Mặc dù vậy, một số nhà giao dịch tỏ ra nghi ngờ về khả năng giá dầu còn tăng nhiều. Các quỹ đầu cơ đã cắt giảm số hợp đồng đầu cơ giá lên đối với dầu thô giao sau và trạng thái quyền chọn dầu trong tuần kết thúc vào ngày 1/5. Số hợp đồng đầu cơ giá lên đã bị cắt giảm 11.825, còn 444.060 hợp đồng - theo số liệu của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC).
Vấn đề khiến các nhà đầu cơ giá lên thận trọng chính là sản lượng dầu ngày càng cao của Mỹ. Trong vòng 2 năm qua, sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 1/4, đạt mức 10,62 triệu thùng/ngày.
Theo dự báo, sản lượng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, có khả năng vượt mức 11 triệu thùng/ngày của Nga - quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới - khi các công ty dầu đá phiến của Mỹ hoạt động ngày càng tích cực.
Hôm thứ Sáu tuần trước, công ty dịch vụ mỏ dầu Baker Hughes công bố dữ liệu cho thấy các công ty năng lượng của Mỹ đưa thêm 9 giàn khoan dầu vào hoạt động trong tuần kết thúc vào ngày 4/5, nâng tổng số giàn khoan dầu đang hoạt động ở nước này lên con số 834 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trở lại sau 3 phiên tăng liên tiếp trước đó do chỉ số đồng USD (dollar index) tăng mạnh. Vàng giao ngay giảm 0,04 % xuống 1.314,08 USD/ounce, trong khi vàng giao sau giảm 0,6 USD (0,05%) xuống 1.314,10 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt đã tăng lên mức cao nhất trong năm 2018 sau khi số liệu về tiền lương và việc làm của Mỹ không làm thay đổi nhiều quan điểm của giới đầu tư về thể trạng của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư vẫn dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay.
Giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ, do lãi suất tăng sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng đồng thời làm đồng USD tăng giá khiến kim loại quý này trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,1% xuống còn 16,47 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,7% lên 911,90 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, sản xuất thép ở Trung Quốc mạnh lên kéo giá sắt và kẽm tăng theo. Tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất của các nhà máy thép Trung Quốc tuần qua tiếp tục tăng thêm 1,24 điểm phần trăm, từ mức 68,92 điểm của tuàn trước đó, mức cao nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái.
Quặng sắt giao tháng 9 tăng 0,2% lên 470 NDT (73,86 USD). Đây là phiên thứ 2 Trung Quốc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch trực tiếp mặt hàng quặng sắt. Hồi tháng 3 nước này đã mở cửa thị trường giao dịch dầu thô cho khách hàng quốc tế.
Xuất khẩu quặng sắt Australia từ cảng Hedland sang Trung Quốc trong tháng 4 tăng 3,3% so với tháng trước đó, lên 36,15 triệu tấn.
Giá kẽm kỳ hạn giao sau trên sàn Thượng Hải cũng đảo chiều tăng sau 8 phiên liên tiếp giảm do hoạt động mua vào diễn ra mạnh mẽ. Giá đã tăng 2,3% trong phiên vừa qua, lên 23.910 NDT (3.756,19 USD)/tấn; trong phiên có lúc giá chỉ 23.145 NDT, thấp nhất kể từ cuối tháng 8.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabic giao tháng 7 giảm 1,85 US cent (1,5%) xuống 1,2075 USD/lb, mức thấp nhất kể từ 16/4 do nội tệ Brazil (real) yếu so với USD và thời tiết khô ráo ở Brazil thuận lợi cho việc thu hoạch và phơi sấy cà phê. Đường cũng giảm giá, với đường thô giao tháng 7 giảm 0,19 US cent (1,7%) xuống 11,32 US cent/lb và tiếp tục duy trì quanh mức thấp nhất 2 năm rưỡi. Nguồn cung dư thừa gây áp lực triền miên lên giá đường. Đồng real Brazil giảm giá càng khiến giá đường giảm sâu. Công ty môi giới đường Mỹ, JSG Commodities, dự báo giá đường thô có thể sẽ còn giảm tiếp xuống chỉ 8 US cent (kỳ hạn giao tháng 10).
Giá dầu cọ kỳ hạn giao sau trên thị trường Malaysia đã tăng mạnh theo xu hướng giá dầu mỏ và dầu đậu tương. Kết thúc phiên giao dịch, dầu cọ giao tháng 7 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 1,6% lên 2.377 ringgit (603,30 USD)/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ 17/4. Đầu phiên, có lúc giá tăng 1,7% lên 2.379 ringgit, cao nhất kể từ 2/5. Dầu đậu tương trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) phiên cuối tuần trước (4/5) tăng 0,9%. Dự trữ dầu cọ của Malaysia tính đến cuối tháng 4 ước tính giảm 4,1% xuống 2,23 triệu tấn, thấp nhất trong vòng 6 tháng; xuất khẩu trong tháng 4 ước tính cũng giảm 5,5% so với tháng trước, xuống 1,48 triệu tấn, mặc dù sản lượng vẫn duy trì ở 1,57 triệu tấn.
Giá bông kỳ hạn trên sàn New York giảm gần 1% vào lúc đóng cửa phiên vừa qua do hoạt động bán kiếm lời sau khi vào giữa phiên giá vọt lên mức cao kỷ lục 4 năm bởi lo ngại thiếu cung bông chất lượng cao. Hợp đồng giao tháng 7 chốt phiên giảm 0,91 US cent tương đương 1,05% xuống 85,99 US cent/lb; trong phiên có lúc giá đạt 88,08 US cent, cao nhất kể từ tháng 5/2014. Nguồn cung bông chất lượng tốt có dấu hiệu thiếu hụt vì nhu cầu mạnh ở các thị trường xuất khẩu, trong khi đó thời tiết tháng tới dự báo sẽ khô hạn. Xuất khẩu bông của Mỹ trong tuần tới 26/4 tăng 3% so với tuần trước đó, lên 432,600 kiện, song trong tuần tới 3/5
Giá cao su tại Tokyo tăng theo xu hướng giá tại Thượng Hải và do giá dầu có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Hợp đồng giao tháng 10 trên sàn Tokyo kết thúc phiên tăng 1,5 yen lên 193,5 JPY/1,77 USD mặc dù đầu phiên có lúc giá thấp chỉ 188,9 JPY. Hợp đồng giao tháng 9 trên sàn Thượng Hải tăng 140 NDT lên 11.765 NDT (1.849 USD)/tấn, trong phiên có lúc giá cũng chỉ 11.510 NDT.
Tuy nhiên, nhà phân tích Toshitaka Tazawa thuộc hãng môi giới hàng hóa Fujitomi Co. cho hay: “Mức kháng cự kỹ thuật chỉ cao hơn 195 JPY một chút và rất khó để cao su Tokyo vượt mức này dù giá dầu tăng thêm nữa, bởi giá dầu là yếu tố duy nhất hậu thuẫn giá cao su lúc này”. Hồi tháng 2 và tháng 3, giá cao su đã rất “cố gắng” nhưng cũng không thể phá ngưỡng 160 JPY do lo ngại dự trữ mặt hàng này gia tăng.
Dự trữ cao su tại các kho của sàn Tokyo đã đạt 13.792 tấn vào ngày 20/4, tăng 134 tấn so với thời điểm 10/4 và gấp gần 11 lần so với cách đây mọt năm.
Xuất khẩu cao su của Campuchia trong quý 1/2018 đạt 39.147 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

70,73

+0,01

+1,5%

Dầu Brent

USD/thùng

76,17

+1,30

+1,74%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.650,00

-140,00

-0,29%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,74

-0,01

-0,22%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

212,03

-1,37

-0,64%

Dầu đốt

US cent/gallon

217,00

-1,50

-0,69%

Dầu khí

USD/tấn

662,75

+13,75

+2,12%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

64.870,00

-180,00

-0,28%

Vàng New York

USD/ounce

1.314,70

+0,60

+0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.598,00

-2,00

-0,04%

Bạc New York

USD/ounce

16,51

+0,01

+0,06%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,80

-0,10

-0,17%

Bạch kim giao ngay

USD/ounce

910,92

-0,68

-0,07%

Palladium giao ngay

USD/ounce

972,75

+0,47

+0,05%

Đồng New York

US cent/lb

307,55

-0,35

-0,11%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.826,00

-1,00

-0,01%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.350,00

+81,00

+3,57%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.055,00

+48,00

+1,60%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.230,00

+25,00

+0,12%

Ngô

US cent/bushel

400,75

-5,50

-1,35%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

511,50

-14,75

-2,80%

Lúa mạch

US cent/bushel

236,25

+1,25

+0,53%

Gạo thô

USD/cwt

12,77

-0,16

-1,24%

Đậu tương

US cent/bushel

1.011,50

-25,25

-2,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

382,50

-11,20

-2,84%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,87

+0,10

+0,32%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

524,90

-2,20

-0,42%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.848,00

+71,00

+2,56%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

120,75

-1,85

-1,51%

Đường thô

US cent/lb

11,32

-0,19

-1,65%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

164,60

+2,70

+1,67%

Bông

US cent/lb

85,99

-0,91

-1,05%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

586,50

+10,00

+1,73%

Cao su TOCOM

JPY/kg

193,50

0,00

0,00%

Ethanol CME

USD/gallon

1,48

-0,02

-1,40%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn: Vinanet