Trên thị trường năng lượng, giá dầu quay đầu giảm do dự trữ của Mỹ giảm ít hơn dự đoán. Kết thúc phiên, dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 9/2018 giảm 2,23 USD xuống 66,94 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 10/2018 cũng giảm 2,37 USD xuống 72,28 USD/thùng.
Báo cáo hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của nước này giảm 1,4 triệu thùng xuống 407,4 triệu thùng trong tuần trước, thấp hơn mức dự báo giảm 3 triệu thùng của các nhà phân tích tham gia cuộc khảo sát do hãng tin Bloomberg tiến hành. Trong khi đó, dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất, bao gồm diesel và dầu sưởi tăng hơn dự kiến. Theo EIA, dự trữ xăng của Mỹ tăng 2,9 triệu thùng trong tuần trước.
Giá dầu giảm cũng bởi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và số liệu nhập khẩu của Trung Quốc cho thấy nhu cầu năng lượng của nước này giảm.
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 7 tăng nhẹ sau 2 tháng giảm liên tiếp, lên 8,48 triệu thùng/ngày (bpd) so với 8,18 triệu bpd cùng tháng năm ngoái và 8,36 triệu bpd tháng trước đó, nhưng vẫn ở mức thấp thứ 3 trong năm nay.
Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ có trị giá 16 tỷ USD (từ nhiên liệu, sản phẩm thép đến ô tô và thiết bị y tế). Cuộc chiến thương mại leo thang đã ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư lo ngại tiềm năng của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới suy giảm sẽ khiến nhu cầu hàng hóa giảm.
Về phía mình, các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ dường như đã tìm thấy một bạn hàng thay thế cho đối tác lâu nay Trung Quốc, đó là Ấn Độ. Dữ liệu tổng hợp bởi Oil Research and Forecast (Nghiên cứu và Dự đoán về Dầu) từ Thomson Reuters cho thấy Ấn Độ đã đặt mua tổng cộng 9,94 triệu thùng dầu thô từ Mỹ, tương đương khoảng 319.000 thùng/ngày, dự kiến sẽ cập cảng trong tháng Tám này. Lượng dầu này cao gần gấp ba con số 119.000 thùng/ngày Ấn Độ nhập khẩu từ Mỹ trong tháng 7/2018, và cao hơn nhiều mức 190.000 thùng/ngày được ghi nhận trong tháng 11/2017 (mức cao kỷ lục trước đó tính theo tháng). Đáng lưu ý đơn đặt hàng riêng trong tháng 8/2018 cao hơn tổng lượng dầu Ấn Độ nhập khẩu trong các tháng 1-7/2018 là 9,65 triệu thùng dầu từ Mỹ, cho thấy mức độ gia tăng mạnh.
Việc các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ để mắt và quan tâm đến dầu mỏ Mỹ được cho là một tin vui đối với các nhà sản xuất dầu khí đá phiến của Mỹ, hiện đang tìm kiếm các khách hàng ngoài Trung Quốc - nước có khả năng giảm nhập khẩu “vàng đen” của Mỹ khi tranh cãi thương mại giữa Bắc Kinh và Washington gia tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng nhẹ. Vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.213,14 USD/ounce, gần mức 1.204 USD/ounce chạm tới vào tuần trước - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2017; vàng giao sau tăng 2,7 USD (0,2%) lên 1.221 USD/ounce. Đồng USD, sau khi đạt mức cao của ba tuần hôm 6/8/2018, đã quay đầu đi xuống so với giỏ tiền tệ chính trên thị trường.
Giá vàng trên thị trường thế giới đã giảm hơn 10% kể từ tháng 4/2018 tới nay.
Giá vàng nhích lên trong bối cảnh đồng USD “đánh mất” đà tăng trước đó. Tuy nhiên, kim loại quý này dự kiến vẫn khó tăng mạnh do lãi suất tại Mỹ tăng lên và nhu cầu mua trái phiếu chính phủ của Mỹ khá mạnh.
Chuyên gia phân tích Peter Fertig thuộc Quantitative Commodity Research cho hay Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong năm nay, điều có thể đẩy giá đồng USD lên cao, vốn là một yếu tố gây bất lợi cho vàng. Fed được cho là sẽ thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất thêm hai lần trong năm nay và ba lần vào năm 2019. Cuộc họp chính sách sắp tới diễn ra vào tháng 9/2018. Ông cũng Fertig lưu ý thêm rằng căng thẳng thương mại trên toàn cầu gia tăng sẽ khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào trái phiếu chính phủ của Mỹ, tài sản được coi là kênh "trú ẩn" an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 15,42 USD/ounce, giá bạch kim giao ngay tăng 0,7% lên 831,70 USD/ounce, trong khi giá palađi giảm 0,6% xuống 900,90 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 23/7 là 889,90 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng duy trì ổn định trong phiên vừa qua sau khi Mỹ thông báo kế hoạch áp thuế mới đối với hàng hóa trị giá 16 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc từ cuối tháng này. Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,1% xuống còn 6.168 USD/tấn.
Nhà tư vấn Peter Fertig thuộc Quantitative Commodity Research nhận định: "Thị trường đồng vẫn chịu ảnh hưởng bởi xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc". Nhập khẩu quặng đồng của Trung Quốc trong tháng 7/2018 đạt mức cao kỷ lục, do các nhà máy luyện kim của nước này đẩy mạnh mua nguyên liệu để tăng công suất sản xuất và tận dụng cơ hội lợi nhuận từ việc tinh luyện đang ở mức cao.
Trong khi đó, nhôm tăng hơn 3% lên 2.133,5 USD/tấn, cao nhất 2 tuần. Xuất khẩu nhôm của Trung Quốc trong tháng 7/2018 tăng khá mạnh do đồng nhân dân tệ (CNY) suy yếu và thị trường chịu áp lực bởi thuế quan nhập khẩu của Mỹ và căng thẳng thương mại gia tăng.
Các kim loại khác biến động trái chiều, chì giảm 0,6% xuống còn 2.136 USD/tấn, thiếc giảm 0,6% lên 19.400 USD/tấn, kẽm tăng 0,5% lên 2.612 USD/tấn, nickel tăng 1,4% lên 14.050 USD/tấn.
Giá sắt và thép tại Trung Quốc giảm do các thương nhân lo ngại giá tăng cao không xuất phát từ nhu cầu thực tế mà do tranh chấp thương mại với Washington leo thang.
Thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 0,1% xuống còn 4.236 CNY (621,52 USD)/tấn (phiên trước đó đạt mức cao nhất 6 năm), trong khi quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên cũng đảo chiều sau 3 ngày tăng liên tiếp, giảm 0,6% xuống còn 509 CNY/tấn.
Thành phố Xingtai thuộc tỉnh Hà Bắc đã chỉ thị cho các nhà máy thép, và than cốc cắt giảm sản xuất từ ngày 15/8 nhằm giảm ô nhiễm môi trường – điều có thể khiến nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép giảm đi.
Trong tháng 7/2018, Trung Quốc đã nhập khẩu 89,96 triệu tấn quặng sắt, tăng 8,1% so với tháng trước đó, do sản lượng và lợi nhuận của các nhà máy thép tăng mạnh.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2018 giảm 1,12 US cent tương đương 1,1% xuống còn 1,0785 USD/lb, cà phê robusta cùng kỳ hạn giảm 13 USD, tương đương 0,8% xuống còn 1.655 USD/tấn; đường thô kỳ hạn tháng 10 giảm 0,7 US cent tương đương 0,6% xuống còn 10,81 cent/lb.
Giá cao su tại Tokyo tăng phiên thứ 3 liên tiếp lên mức cao nhất 3 tuần theo xu hướng giá dầu thô phiên liền trước và biến động của thị trường cao su tại Thượng Hải. Cao su giao tháng 1/2019 trên sàn Tokyo kết thúc phiên tăng 2,6 JPY tương đương 1,5% lên 174 JPY (1,57 USD)/kg, trong phiên có lúc đạt 174,5 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 19/7/2018; cao su giao cùng kỳ hạn tại Thượng Hải tăng 165 CNY lên 12.500 CNY (1.830 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ giữa tháng 3/2018.
Nhà phân tích Toshitaka Tazawa thuộc công ty môi giới hàng hóa Fujitomi Co. cho rằng: "Giá cao su trên sàn Tokyo sẽ giới hạn ở mức khoảng 175 JPY do các nhà đầu tư lo ngại về xung đột giữa Trung Quốc - Mỹ và có khả năng Washington sẽ áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với xe hơi của Nhật Bản".
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
66,94
|
-2,23
|
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
72,28
|
-2,37
|
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
48.550,00
|
-1.400,00
|
-2,80%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,95
|
+0,00
|
+0,03%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
201,71
|
-0,24
|
-0,12%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
211,79
|
+0,22
|
+0,10%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
648,50
|
0,00
|
0,00%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
66.460,00
|
-1.310,00
|
-1,93%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.220,30
|
-0,70
|
-0,06%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.312,00
|
-15,00
|
-0,35%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,43
|
-0,01
|
-0,05%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
55,00
|
-0,10
|
-0,18%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
832,51
|
+1,18
|
+0,14%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
904,81
|
+3,68
|
+0,41%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
275,15
|
+0,05
|
+0,02%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.173,00
|
-2,00
|
-0,03%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.106,00
|
+68,00
|
+3,34%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.612,00
|
+12,00
|
+0,46%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.400,00
|
-175,00
|
-0,89%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
384,75
|
-0,25
|
-0,06%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
593,00
|
+1,75
|
+0,30%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
275,00
|
+2,00
|
+0,73%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,61
|
-0,04
|
-0,38%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
912,75
|
+2,25
|
+0,25%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
337,80
|
+0,40
|
+0,12%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,95
|
+0,04
|
+0,14%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
509,10
|
-1,60
|
-0,31%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.150,00
|
+10,00
|
+0,47%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
107,85
|
-1,20
|
-1,10%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,81
|
-0,07
|
-0,64%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
164,20
|
-0,30
|
-0,18%
|
Bông
|
US cent/lb
|
87,17
|
-0,01
|
-0,01%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
411,40
|
-15,00
|
-3,52%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
173,00
|
-1,00
|
-0,57%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,39
|
-0,03
|
-2,25%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg