Năng lượng: Giá dầu có tháng giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2016
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2018, giá dầu giảm do nguồn cung toàn cầu gia tăng mặc dù nhu cầu nhiên liệu của Mỹ cũng tăng mạnh.
Kết thúc phiên này, dầu Brent kỳ hạn giao tháng 12/2018 giảm 0,44 USD xuống 75,47 USD/thùng, kỳ hạn giao tháng 1/2019 giảm 0,91 USD xuống 75,04 USD/thùng; trong khi đó dầu ngọt nhẹ (WTI) giảm 0,87 USD xuống 65,31 USD/thùng.
Tính chung cả tháng 10/2018, giá dầu giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2016 trong bối cảnh lo ngại nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sụt giảm sau đợt giá tăng mạnh gần đây. Dầu Brent giảm 8,8%, trong khi dầu WTI giảm 10,9%, mạnh nhất kể từ tháng 7/2016.
Cả hai loại dầu Brent và WTI đều đã mất hơn 10 USD/thùng so với mức cao nhất trong 4 năm đã đạt được hôm 3/10/2018.
Theo các chuyên gia, những dấu hiệu về sự gia tăng nguồn cung trên toàn cầu đã gây sức ép đối với thị trường dầu mỏ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của nước này đã tăng 416.000 thùng/ngày lên 11,346 triệu thùng/ngày trong tháng Tám.
Số liệu từ Refinitiv Eikon cho thấy sản lượng dầu từ Nga, Mỹ và Saudi Arabia lần đầu tiên đạt 33 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2018. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ ba nhà sản xuất kể trên cũng đủ đáp ứng 1/3 nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” trên toàn cầu. Trong tháng Mười, sản lượng dầu của Nga đạt 11,41 triệu thùng/ngày, mức cao chưa từng có kể từ khi Liên Xô tan vỡ năm 1991.
Trong khi đó, những số liệu mới nhất cho thấy Iran vẫn bán được nhiều dầu. Xuất khẩu dầu của Iran đã giảm khoảng 1/3, tương đương khoảng 800.000 thùng/ngày, trong 5 tháng tính đến tháng 9/2018. Tuy nhiên, quốc gia Trung Đông này vẫn bán được gần 1,7 - 1,9 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỗi ngày trong tháng 9/2018, theo ước tính của các ngân hàng đầu tư, công ty tư vấn và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Một số quốc gia vẫn mua dầu của Iran là Thổ Nhĩ Kỳ, Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Nhật Bản. Những khách hàng lớn, như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng được cho là sẽ tiếp tục mua dầu từ quốc gia này.
Trong tháng 9/2018, Trung Quốc đã mua gần 450.000 thùng dầu/ngày từ Iran. Tuy nhiên, hai doanh nghiệp lọc dầu lớn nhất của nước này vừa được yêu cầu không mua dầu từ Iran trong tháng 11/2019 khi ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp mặt để đàm phán xoa dịu căng thẳng thương mại. Ấn Độ cũng nhập khẩu gần 600.000 thùng dầu/ngày từ Iran trong cùng tháng. Tuy nhiên, đơn hàng bắt đầu giảm dần. Theo tin tức địa phương, chính phủ Ấn Độ cho phép các nhà máy lọc dầu quốc gia sử dụng tàu chở dầu và công ty bảo hiểm của Iran để nhập khẩu dầu của nước này.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên giao dịch cuối tháng, giá vàng và bạc giảm khá mạnh. Vàng giao ngay lúc cuối phiên giảm 0,8% xuống 1.213 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.211,52 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 11/10/2018; vàng kỳ hạn giao sau giảm 10,3 USD tương đương 0,8% xuống 1.215 USD/ounce. Trong khi đó, bạc giảm 1,2% xuống 14,3 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 14,2 USD/ounce, thấp nhất kể từ ngày 10/10/2018.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD đã vượt ngưỡng 97 điểm, cao nhất kể từ tháng 6/2017. Trong tháng 10/2018, chỉ số này đã tăng 1,33%, theo dữ liệu từ trang MarketWatch.
USD tăng giá do nhu cầu phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư khi thị trường tài chính toàn cầu biến động mạnh do nỗi lo suy giảm tăng trưởng và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, tính chung trong tháng 10/2018, giá vàng kết thúc chuỗi 6 tháng giảm liên tiếp để tăng 1,7%, do thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Tính từ tháng 4/2018 đến nay, vàng đã giảm khoảng 11%, do lãi suất Mỹ tăng và chiến tranh thương mại toàn cầu đe dọa tăng trưởng kinh tế, khiến các nhà đầu tư đổ xô tìm mua USD như một tài sản trú ẩn an toàn. Lãi suất Mỹ tăng ảnh hưởng đến giá vàng khi tính bằng đồng USD, do chi phí mua vàng tăng.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt giảm
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2018, giá nhôm chạm mức thấp nhất gần 15 tháng sau số liệu cho thấy rằng tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc chậm nhất kể từ tháng 7/2016 và lo ngại nguồn cung dư thừa. Giá nhôm giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,7% xuống 1.953,5 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.953 USD/tấn, thấp nhất gần 15 tháng.
Nhôm chịu áp lực giảm, do tăng trưởng trong lĩnh vực nhà máy của Trung Quốc trong tháng 10/2018 suy giảm, chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, gia tăng lo ngại về tăng trưởng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đồng thời là nước tiêu thụ kim loại hàng đầu. Ngoài ra, đồng USD tăng cao nhất 16 tháng so với giỏ tiền tệ chủ chốt, và hướng tới tháng tăng mạnh nhất trong hơn 3 năm, khiến các kim loại mua bằng đồng USD đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá nickel cùng phiên cũng giảm 2,5% xuống 11.475 USD/tấn, thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2017, do Norilsk Nickel, Nga là một trong những nhà sản xuất nickel lớn nhất thế giới cho biết, sản lượng nickel trong quý 3/2018 đạt 53.739 tấn, tăng 9% so với cùng quý năm ngoái.
Giá thép tại Trung Quốc giảm phiên thứ 3 liên tiếp, do tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của nước này thấp nhất trong hơn 2 năm, ngay cả khi trung tâm sản xuất thép quan trọng đưa ra cảnh báo ô nhiễm và yêu cầu các nhà máy giảm 1/2 công suất sản xuất.
Giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 1,2% xuống 4.127 CNY (592,19 USD)/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 1 tuần (4.113 CNY/tấn) trong đầu phiên giao dịch. Giá thép cuộn cán nóng cũng giảm 1,6% xuống 3.802 CNY/tấn, trong phiên có lúc giảm mạnh 2,9% xuống 3.751 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 9/7/2018. Đồng thời giá quặng sắt kỳ hạn giao sau trên sàn Đại Liên giảm 0,8% xuống 533,5 CNY/tấn, phiên giảm thứ 2 liên tiếp sau khi đạt mức cao nhất 7 tháng. Tuy nhiên, tính chung trong tháng 10/2018, giá quặng sắt đã tăng 8,1%, tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2017.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc trong tháng 10/2018 giảm xuống 50,2, thấp nhất kể từ tháng 7/2016 và giảm so với 50,8 trong tháng 9/2018, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế nước này suy giảm mạnh từ cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng gia tăng.
Tính chung trong tháng 10/2018, giá kim loại cơ bản đồng loạt sụt giảm.

Nông sản: Giá đường, cà phê và cacao tăng

Giá đường giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần, do lo ngại về xuất khẩu của Ấn Độ sau hoạt động bán ra mạnh, trong khi giá cà phê cũng chạm thấp nhất 3 tuần trước khi đóng cửa tăng trở lại. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 3,1 USD tương đương 0,9% xuống 355,7 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 351,8 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 10/10/2018, song tính chung trong tháng 10/2018 giá đường tăng gần 11%. Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 0,13 US cent tương đương 1% xuống 13,14 US cent/lb, thấp nhất kể từ ngày 15/10/2018, song tính chung cả tháng giá đường tăng hơn 26%.
Trong khi đó, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2018 tăng 0,3 US cent tương đương 0,3% lên 1,127 USD/lb, trong phiên có lúc chạm 1,1135 USD/lb, thấp nhất 3 tuần, tính chung cả tháng giá cà phê tăng hơn 10%. Tuy nhiên, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2019 giảm 1 USD tương đương 0,1% xuống 1.675 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.661 USD/tấn, thấp nhất hơn 3 tuần, song tính chung trong tháng 10/2018, giá cà phê tăng 8,7%.
Đồng thời, giá ca cao kỳ hạn tháng 12/2018 trên sàn London giảm 8 GBP tương đương 0,5% xuống 1.695 GBP/tấn, song tính chung cả tháng giá ca cao tăng hơn 13%. Tuy nhiên, giá ca cao giao cùng kỳ hạn trên sàn New York tăng 19 USD tương đương 0,9% lên 2.234 USD/tấn, tính chung trong tháng 10/2018 giá ca cao tăng 8,8%.
Giá đậu tương tăng trở lại sau khi giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần, do các thương nhân chờ đợi thông tin về sản lượng vụ thu hoạch tại Mỹ và tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với xuất khẩu.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2018 trên sàn Chicago tăng 3-1/4 US cent lên 8,36-3/4 USD/bushel, trong phiên trước đó chạm thấp nhất kể từ ngày 20/9/2018.
Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo hồi phục sau khi giảm trong đầu phiên giao dịch, song giá cao su tại Thượng Hải tiếp tục giảm. Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2019 trên sàn TOCOM tăng 0,8 JPY lên 163 JPY/kg và cao su TSR20 giao cùng kỳ hạn trên sàn TOCOM tăng 0,5% lên 146 JPY/kg. Tuy nhiên, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 220 CNY xuống 10.070 CNY/tấn. Tang Xiaonan, nhà phân tích thuộc JLC Network Technology Co Ltd. cho biết: "Cao su tại Thượng Hải bị ảnh hưởng bởi giá các hàng hóa suy giảm và các yếu tố cơ bản suy yếu. Trong khi đó, dự trữ vẫn ở mức cao nhưng khó tiêu thụ trong ngắn hạn, và nguồn cung theo mùa vụ tại khu vực Đông Nam Á dồi dào trong tháng 11".
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 29/9

Giá 31/10

Giá 31/10 so với 30/10

Giá 31/10 so với 30/10 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

73,25

65,31

-0,87

Dầu Brent

USD/thùng

82,73

75,47

-0,44

-0,58%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

55.740,00

51.200,00

-1.030,00

-1,97%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,01

3,28

+0,01

+0,43%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

208,57

176,80

-3,79

176,80

Dầu đốt

US cent/gallon

234,85

226,18

+0,20

226,18

Dầu khí

USD/tấn

724,25

689,75

-9,25

689,75

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

73.100,00

66.830,00

-780,00

66.830,00

Vàng New York

USD/ounce

1.196,20

1.218,70

+3,70

+0,30%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.342,00

4.398,00

-19,00

-0,43%

Bạc New York

USD/ounce

14,71

14,31

+0,03

+0,20%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,00

51,90

-0,60

-1,14%

Bạch kim

USD/ounce

815,95

840,69

+3,72

+0,44%

Palladium

USD/ounce

1.075,00

1.082,11

+1,79

+0,17%

Đồng New York

US cent/lb

280,50

265,90

0,00

0,00%

Đồng LME

USD/tấn

6.258,00

5.992,00

-40,00

-0,66%

Nhôm LME

USD/tấn

2.062,00

1.953,50

-13,50

-0,69%

Kẽm LME

USD/tấn

2.612,00

2.493,00

-57,00

-2,24%

Thiếc LME

USD/tấn

18.875,00

19.100,00

+25,00

+0,13%

Ngô

US cent/bushel

356,25

363,50

+0,25

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

509,00

503,00

+2,50

+0,50%

Lúa mạch

US cent/bushel

264,75

279,25

+2,75

+0,99%

Gạo thô

USD/cwt

9,78

10,51

-0,05

-0,47%

Đậu tương

US cent/bushel

845,50

847,25

-4,50

-0,53%

Khô đậu tương

USD/tấn

309,00

305,50

-0,90

-0,29%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,99

27,92

-0,10

-0,36%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

497,30

485,00

-1,00

-0,21%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.057,00

2.253,00

+15,00

+0,67%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

102,45

112,70

+0,30

+0,27%

Đường thô

US cent/lb

11,20

13,19

-0,13

-0,98%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

147,60

137,60

-0,60

-0,43%

Bông

US cent/lb

76,37

76,89

+0,03

+0,04%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

344,40

311,00

+8,60

+2,84%

Cao su TOCOM

JPY/kg

170,00

162,40

-0,60

-0,37%

Ethanol CME

USD/gallon

1,30

1,28

+0,00

+0,31%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet