Tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra.
Đây là loại virus gây bệnh viêm phổi khởi phát từ Trung Quốc đã làm hơn 250 người tử vong và hơn 11.000 người nhiễm ở 25 quốc gia trên thế giới, tính đến ngày 1/2. Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.
Sự bùng phát của dịch virus Corona được cho là sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Trung Quốc, với tổng số ca nhiễm mới cao hơn so với số lượng ca nhiễm bệnh trong đợt bùng phát dịch Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) hồi năm 2002-2003.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng và việc hạn chế đi lại khiến các nhà kinh tế giảm bớt kỳ vọng tăng trưởng của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Goldman Sachs cho biết sự bùng phát dịch bệnh có thể giảm 0,4 điểm phần trăm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2020 và có thể kéo nền kinh tế Mỹ giảm thấp.
Tuy nhiên, WHO kêu gọi thế giới không hạn chế đi lại hay giao dịch với Trung Quốc, cho thấy niềm tin của tổ chức này vào việc Trung Quốc có thể ngăn chặn được virus Corona.
Năng lượng: Giá dầu và khí gas đều giảm
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1 (ngày 31/12020), giá dầu ngọt nhẹ (WTI) và dầu Brent Biển Bắc tiếp tục giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Tính chung trong cả tuần qua cũng như cả tháng 1/2020, giá dầu sụt giảm.
Phiên 31/1, dầu WTI giao tháng 3/2020 trên sàn Nymex tại New York hạ 58 US cent (tương đương 1,1%) xuống 51,56 USD/thùng, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 7/8/2019; dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London cũng mất 13 US cent (tương đương 0,2%) xuống 58,16 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tháng 3/2020 đáo hạn ở phiên này. Giá dầu Brent giao tháng 4/2020 giảm 71 US cent (tương đương 1,2%) còn 56,62 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI giảm 4,9%, và trong tháng 1/2020 giảm 15,6% - tháng giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 5/2019. Trong khi đó, dầu Brent giảm 4,2% trong tuần qua và mất gần 12% trong tháng 1/2020.
Mối quan ngại về tác động của sự lây lan của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng đã “phủ bóng đen” lên thị trường dầu mỏ thế giới trong suốt tuần qua. Số ca tử vong do dịch viêm phổi cấp do virus corona mới tại Trung Quốc gia tăng, qua đó làm giảm nhu cầu đi lại và triển vọng nhu cầu năng lượng tăng chậm lại.
Trong khi đó, Saudi Arabia đã mở cuộc thảo luận về việc tiến hành sớm cuộc họp chính sách sắp tới của OPEC+ vào đầu tháng Hai thay vì trong tháng Ba, sau khi giá dầu liên tục sụt giảm trong thời gian gần đây do virus Corona.
Sản lượng dầu của OPEC giảm trong tháng 1 xuống mức thấp nhất nhiều năm khi nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia và các thành viên vùng Vịnh tuân thủ quá mức theo thỏa thuận hạn chế sản lượng mới và nguồn cung từ Libya giảm bởi việc phong tỏa các cảng và mỏ dầu.
Tuy nhiên, nguồn cung toàn cầu vẫn dồi dào; sản lượng của Mỹ tăng 203.000 thùng/ngày lên kỷ lục 12,9 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2019.
Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng trong hoạt động sản xuất tháng 1 của Trung Quốc giảm. Chỉ số PMI giảm xuống 50 từ 50,2 trong tháng 12/2019. Đợt nghỉ Tết kéo dài một tuần của Trung Quốc lẽ ra kết thúc vào ngày 31/1, nhưng Chính phủ đã yêu cầu nhiều nơi phải đóng cửa lâu hơn trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh.
Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy giá dầu vẫn được hỗ trợ gần mức hiện tại trong năm nay do những rủi ro về chính trị và việc hạn chế sản lượng của OPEC sẽ giúp cân đối nguồn cung ngày càng tăng. Cuộc thăm dò này được thực hiện với 50 nhà kinh tế và phân tích chủ yếu trước khi virus corona bùng phát.
Tuy nhiên, dự báo giá dầu sẽ vẫn chịu áp lực giảm cho tới khi Trung Quốc kiềm chế được virus corona. Sự bùng phát của virus có thể giảm nhu cầu dầu của Trung Quốc hơn 250.000 thùng/ngày trong quý 1/2020, kéo theo giá dầu giảm bởi dư cung.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Châu Á tuần này giảm bởi dư thừa nguồn cung do thị trường lo ngại về tác động của sự bùng phát virus Corona.
Giá LNG trung bình giao tháng 3 sang Đông Bắc Á ước tính khoảng 3,8 USD/mmBtu, giảm 0,2 USD/mmBtu so với một tuần trước.
Với nhu cầu trên khắp Châu Á giảm trong mùa Đông này do thời tiết ấm hơn bình thường, các mối lo ngại đang gia tăng rằng virus Corona có thể làm giảm mức tiêu thụ khí.
Kim loại quý: Giá vàng tháng 1 tăng nhiều nhất 5 tháng
Giá vàng tăng trong phiên cuối cùng của tháng 1/2020 và tính chung cả tháng đã tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng do lo ngại suy giảm kinh tế từ dịch bệnh viêm phổi cấp.
Kết thúc phiên 31/1, vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.585,66 USD/ounce. Kim loại này đã tăng hơn 4% trong tháng 1/2020 - nhiều nhất kể từ tháng 8/2019; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 đóng cửa phiên giảm 0,1% xuống 1.587,9 USD/ounce.
Trong khi đó, các cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc ổn định và dịch vụ mạnh trong tháng 1/2020. Tuy nhiên, khảo sát có thể đã thực hiện trước khi virus bùng phát mạnh.
Về những kim loại quý khác, nguồn cung palađi hạn hẹp khiến kim loại này có tháng tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 11/2016. Palađi đã tăng 18% trong tháng 1/2020, lên mức cao kỷ lục 2.583,19 USD/ounce trong ngày 20/1. Trong phiên 31/1 kim loại quý này giảm 1,2% so với phiên trước đó, xuống 2.283,19 USD/ounce.
Bạc đã tăng 1,1% trong phiên cuối tháng, lên 18,02 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 1,9% xuống 959,33 USD/ounce và tính chung cả tuần giảm nhiều nhất kể từ đầu tháng 11/2020.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng giảm tiếp
Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng ở phiên 31/1 do các thương nhân và các quỹ bán ra, với dự đoán nhu cầu đang giảm tại Trung Quốc - nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – do virus corona đang bùng phát.
Đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn London kết thúc phiên 31/1 giảm 0,4% xuống 5.567 USD/tấn, đầu phiên có lúc chỉ 5.533,5 USD/tấn - thấp nhất kể từ đầu tháng 9/2019 và giảm 12% kể từ ngày 16/1. Tình trong một tuần qua, giá đồng đã giảm 6,42%, còn trong tháng 1/2020 giảm 10,69%.
Nhà đầu tư không hy vọng sản xuất ở Trung Quốc sẽ sớm tăng tốc vì nhiều nhà máy tiếp tục kéo dài kỳ nghỉ Tết do dịch virus Corona. Một khảo sát chính thức cho thấy tăng trưởng trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm trong tháng 1, do đơn hàng xuất khẩu giảm.
Nông sản: Giá đường tăng, cà phê giảm
Phiên cuối cùng của tháng 1/2020, giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/20210 đóng cửa ở mức giảm 2 USD, hay 0,4%, xuống 406,2 USD/tấn, sau khi có lúc chạm mức cao nhất 2,5 năm tại 416,5 USD. Tính chung cả tuần giá đường trắng tăng 1,2%; trong tháng 1/2020 tăng khoảng 11%. Đường thô kỳ hạn tháng 3/2019 cũng tăng 0,02 US cent hay 0,1% lên 14,61 US cent/lb trong cùng phiên; tính chung cả tuần giá tăng 1,53% và cả tháng tăng 11,27%
Đường trắng kỳ hạn tháng 3 hiện giao dịch ở mức giá cao hơn 7,3 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5. Thị trường tiếp tục được hỗ trợ bởi sản lượng giảm tại Ấn Độ và Thái Lan. Sản lượng đường của Ấn Độ có thể giảm gần 18% trong niên vụ 2019/20 do thiên tai liên tiếp, từ hạn hán đến lũ lụt tại bang sản xuất lớn thứ 2 của quốc gia này. Sản lượng đường của Thái Lan niên vụ 2019/20 giảm 28% so với một năm trước xuống 10,5 triệu tấn, mức thấp nhất trong 9 năm do hạn hán.
Đối với mặt hàng cà phê, arabica kỳ hạn tháng 3/2020 đóng cửa phiên 31/1 tăng 1,15 US cent hay 1,1% lên 1,0265 USD/lb sau khi có lúc xuống mức thấp nhất 3 tháng là 1,0015 USD. Tính chung cả tuần giá giảm 6,8%; còn so sánh với một tháng trước thì giá giảm 19,24%. Tuy nhiên cà phê robusta kỳ hạn tháng 3 phiên này tăng 30 USD, hay 2%, lên 1.334 USD/tấn.
Khả năng vụ bội thu tại Brazil trong năm nay đảm bảo thị trường arabica được cung cấp tốt trong những tháng tới.
Trong nhóm ngũ cốc, giá đậu tương và lúa mì giảm trong phiên cuối tháng do lo ngại về virus Corona. Riêng ngô giá tăng do hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật.
Kết thúc phiên 31/1, giá ngô trên sàn Chicago tăng 1-3/4 US cent lên 3,81-1/4 USD/bushel, tuy nhiên tính chung cả tuần giảm 1,24%, cả tháng giảm 1,35%; giá đậu tương giảm 3-3/4 US cent xuống 8,72-1/2 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 3,07%, còn cả tháng giảm 8,77%; lúa mì đỏ cứng vụ Đông giảm 6-3/4 US cent xuống 5,53-3/4 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 2,71%, còn cả tháng giảm 1,01%.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) tăng trong phiên cuối tháng do các nhà đầu tư mua mạnh sau khi giảm trong phiên trước, mặc dù tâm lý vẫn thận trọng do sự bùng phát lây lan nhanh chóng của virus Ccorona tại Trung Quốc.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 7/2020 lúc đóng cửa tăng 1,2 JPY lên 181,1 JPY (1,65 USD)/kg, tính chung cả tuần tăng 0,7%. Cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn giao dịch SICOM của Singapore tăng 1,6% lên 138 US cent/kg.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 31/12/19

Giá 31/1/20

31/1 so với 30/1

31/1 so với 30/1 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

61,06

51,56

-0,58

-1,11%

Dầu Brent

USD/thùng

66,00

56,62

-0,71

-1,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

42.520,00

36.760,00

-1.070,00

-2,83%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,19

1,84

+0,01

+0,66%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

169,05

150,41

-0,14

-0,09%

Dầu đốt

US cent/gallon

202,28

162,84

-1,36

-0,83%

Dầu khí

USD/tấn

614,00

501,00

-8,00

-1,57%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.990,00

52.430,00

-950,00

-1,78%

Vàng New York

USD/ounce

1.523,10

1.587,90

-1,30

-0,08%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.296,00

5.533,00

+21,00

+0,38%

Bạc New York

USD/ounce

17,92

18,01

+0,02

+0,11%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,80

63,00

+0,40

+0,64%

Bạch kim

USD/ounce

966,58

961,03

-18,43

-1,88%

Palađi

USD/ounce

1.945,49

2.287,77

-11,71

-0,51%

Đồng New York

US cent/lb

279,70

251,70

-0,70

-0,28%

Đồng LME

USD/tấn

6.174,00

5.567,00

-20,50

-0,37%

Nhôm LME

USD/tấn

1.810,00

1.722,00

-9,00

-0,52%

Kẽm LME

USD/tấn

2.272,00

2.200,00

+12,00

+0,55%

Thiếc LME

USD/tấn

17.175,00

16.375,00

+350,00

+2,18%

Ngô

US cent/bushel

387,75

381,25

+1,75

+0,46%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

558,75

553,75

-6,75

-1,20%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,00

303,75

-1,75

-0,57%

Gạo thô

USD/cwt

13,29

13,61

+0,05

+0,37%

Đậu tương

US cent/bushel

955,50

872,50

-3,75

-0,43%

Khô đậu tương

USD/tấn

304,70

291,00

-0,50

-0,17%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,77

29,94

-0,69

-2,25%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

478,10

450,50

-5,90

-1,29%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.540,00

2.777,00

-24,00

-0,86%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

129,70

102,65

+1,15

+1,13%

Đường thô

US cent/lb

13,42

14,61

+0,02

+0,14%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

99,75

95,95

+0,50

+0,52%

Bông

US cent/lb

69,05

67,50

-1,55

-2,24%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

426,20

435,50

-0,60

-0,14%

Cao su TOCOM

JPY/kg

200,00

178,40

-2,80

-1,55%

Ethanol CME

USD/gallon

1,39

1,35

-0,01

-0,74%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg