Năng lượng: Giá dầu Mỹ giảm, dầu Brent tăng trong tháng 4
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, giá dầu đồng loạt tăng mạnh. Trên sàn New York, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 3,78 USD hay 25% lên 18,84 USD/thùng (cao nhất kể từ này 16/4), dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 2,73 USD hay 12% lên 25,27 USD/thùng (cao nhất kể từ ngày 20/4).
Tính chung cả tháng 4, giá dầu Brent đã tăng khoảng 11%, sau khi giảm hơn 65% trong quý I/2020. Tuy nhiên, dầu WTI kéo dài chuỗi giảm giá tháng thứ 4 liên tiếp khi mất 8% trong tháng 4/2020.
Thông tin các nhà sản xuất dầu mỏ lớn thế giới bắt đầu cắt giảm sản lượng theo thỏa thuận trước đó đã hỗ trợ giá tăng trong phiên cuối tháng 4. Các nhà sản xuất dầu chủ chốt thông báo tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu thô trong bối cảnh có dấu hiệu cho thấy không gian dự trữ dầu thô sẽ không hết nhanh như lo sợ. Theo đó, Na Uy -nhà sản xuất dầu lớn nhất của Tây Âu - thông báo cắt giảm sản lượng 250.000 thùng/ngày trong tháng 6 và 134.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2020. Đây cũng là lần cắt giảm sâu đầu tiên trong 18 năm của quốc gia này. Trong khi Royal Dutch Shell tuyên bố giảm cổ tức lần đầu tiên kể từ Thế chiến thứ 2. Công ty dầu và khí ConocoPhillips của Mỹ cho biết họ sẽ giảm mạnh sản lượng dầu trong những tuần tới nhằm đóng cửa 35% tổng sản xuất vào tháng 6.
Theo Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu thô Mỹ chỉ tăng 9 triệu thùng trong tuần trước lên 527,6 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó tăng 10,6 triệu thùng. Trong khi đó, tồn trữ xăng và tổng sản lượng dầu thô nội địa Mỹ sụt giảm. Hiện sản lượng khai thác dầu tại Mỹ giảm 1 triệu thùng/ngày, chỉ bơm lên 12,1 triệu thùng/ngày thay vì mức 13,1 triệu thùng/ngày vào giữa tháng 3. Việc cắt giảm sản lượng dầu thô của các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ - được các chuyên gia tư vấn của Rystad Energy ước tính ở mức 300.000 thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020 - sẽ làm chậm quá trình này.
Đầu tháng này, Bộ Năng lượng Mỹ đã ký với một số công ty hợp đồng cho thuê kho chứa khoảng 23 triệu thùng dầu. Hầu hết số dầu này sẽ được giao vào tháng 5 và tháng 6. Đồng thời, các công ty có thể lên kế hoạch lấy lại dầu của mình trước tháng 3/2021, sau khi trừ đi khối lượng nhỏ để trang trải chi phí lưu kho.
Mặc dù vậy, lo ngại về kho chứa tiếp tục gây sức ép khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết công suất lưu trữ toàn cầu có thể đạt đỉnh vào giữa tháng 6.
Kim loại quý: Giá vàng tăng trên 7% trong tháng 4
Giá vàng thế giới giảm trong cuối cùng của tháng 4/2020 do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra. Kết thúc phiên này, vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.683,72 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 22/4; vàng kỳ hạn tháng 6/2020 giảm 1,1% xuống 1.694,20 USD/ounce.
Mặc dù vậy, tính chung cả tháng 4/2020, giá vàng vẫn tăng trên 7%, phiên 14/4 đạt mức cao nhất trong hơn 7 năm (1.746,50 USD/ounce). Đây là tháng giá vàng tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2019, do những lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm.
Nhà phân tích Edward Meir thuộc ED&F Man Capital Markets cho biết, các nhà đầu tư đã bán bớt vàng khi thấy giá không tăng thêm nữa khiến giá đi xuống ở những phiên cuối tháng, và nếu giá xuống dưới mức hỗ trợ quan trọng 1.662 USD/ounce thì giá có thể giảm sâu hơn nữa.
Tuy nhiên, theo người phụ trách mảng chiến lược thị trường của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp, ông Stephen Innes, đà giảm của giá vàng sẽ bị hạn chế trong thời gian tới trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn hiện nay khiến nhiều nước áp dụng mức lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế, từ đó giúp củng cố vị thế kênh đầu tư an toàn của vàng. Cục dự trữ liên bang Mỹ vừa quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức gần bằng 0 trong cuộc họp mới nhất và hứa sẽ mở rộng các chương trình khẩn cấp khi cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tháng giảm 3,1% xuống 14,89 USD/ounce, tính chung cả tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2020; palađi tăng 2% trong cùng phiên lên 1.974,97 USD/ounce và tính chung cả tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2015; bạch kim vững ở mức 774,88 USD/ounce trong phiên 30/4 và tính chung cả tháng tăng tháng đầu tiên trong vòng 4 tháng.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng
Phiên cuối cùng của tháng 4, giá đồng giảm do kết quả một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới, bất ngờ giảm, nhưng hy vọng nhu cầu kim loại tăng lên khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này phục hồi đã hạn chế đà giảm. Trung Quốc chiếm gần nửa tiêu thụ đồng trên toàn cầu, ước tính là 24 triệu tấn.
Kết thúc phiên này, trên sàn London, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng giảm 1,3% xuống 5.196 USD/tấn, lúc đầu phiên có lúc giá chạm mức cao nhất trong hơn 6 tuần. Tuy nhiên, khảo sát của Caixin cho thấy hoạt động sản xuất giảm mạnh trong tháng trước do đại dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu toàn cầu khiến đơn hàng xuất khẩu giảm đáng kể.
Mặc dù vậy, tính chung trong tháng 4/2020, giá vẫn tăng trên 5% do sự phục hồi mặc dù chậm của Trung Quốc đã thúc đẩy sự tăng giá đồng gần đây và việc cắt giảm nguồn cung cũng củng cố thị trường. Dự trữ đồng của Trung Quốc tiếp tục giảm, với dự trữ tại kho ngoại quan ở Thượng Hải giảm xuống 305.800 tấn tính tới ngày 24/4, thấp nhất kể từ ngày 7/2. Trong khi đó dự trữ đồng của sàn giao dịch Thượng Hải giảm tuần thứ 6 liên tiếp, giảm 36,6% xuống 230.956 tấn.
Bên cạnh đó, giá cũng được hỗ trợ bởi dự đoán sản lượng giảm do công ty khai thác Glencore cắt giảm dự báo sản lượng của họ trong năm nay, đồng giảm 3% xuống 1,25 triệu tấn, kẽm giảm 8% xuống 1,16 triệu tấn. Các công ty khai thác lớn gồm Anglo American và Rio Tinto cũng cắt giảm sản lượng.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng trong phiên cuối tháng do hy vọng nhu cầu cải thiện sau khi số liệu cho thấy hoạt động sản xuất tại quốc gia này tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liên lúc đóng cửa tăng 2,5% lên 610 CNY (86,38 USD)/tấn. Tính chung cả tháng 4 giá quặng sắt tăng 5,35%.
Giá quặng sắt cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu bổ sung trước khi Bắc Kinh khôi phục lại phí cầu đường từ ngày 6/5, điều này làm tăng chi phí hậu cần.
Giá thép cây trên sàn giao dịch Thượng Hải phiên cuối tháng tăng 2,2% lên 3.367 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,7% lên 3.211 CNY/tấn; trong khi thép không gỉ tăng 0,8% lên 12.990 CNY/tấn.
Các nhà máy thép của Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất do lợi nhuận tăng và hy vọng các gói kích thích của chính phủ sẽ khôi phục tiêu dùng, bất chấp tồn kho đang tăng và nhu cầu thép toàn cầu giảm bởi đại dịch.
Nông sản: Giá hầu hết giảm trong tháng 4, ngoại trừ cao su
Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng 0,63 US cent hay 6,5% lên 10,39 US cent/lb, rời xa mức thấp nhất 12,5 năm đã chạm tới trong tuần này; hợp đồng đường kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,45 US cent hay 4,5% lên 10,37 US cent/lb.Đường trắng kỳ hạn tháng 8 đóng cửa tăng 15 USD hay 4,7% lên 336,2 USD/tấn.
Tuy nhiên, tính chung cả tháng 4, giá đường vẫn giảm nhẹ gần 2% do giá dầu WTI đi xuống.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 chốt phiên tăng 1 US cent hay 0,9% lên 1,063 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 8 USD hay 0,7% lên 1.194 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá cà phê giảm trên 6% do xu hướng lao dốc vào đầu tuần. Phiên đầu tuần có lúc giá arabica chạm mức thấp nhất 1 tháng, là 1,059 USD/lb,
Triển vọng một vụ thu hoạch bội thu ở Brazil trong năm nay vẫn tiếp tục gây áp lực giảm giá, cùng với sự suy yếu của đồng real Brazil, làm tăng giá trị xuất khẩu cà phê dưới dạng đồng nội tệ.
Giá đậu tương tăng hơn 2% trong phiên qua, là phiên tăng giá mạnh nhất trong một tháng, do doanh số xuất khẩu mạnh và tin tức nhu cầu mới từ khách hàng Trung Quốc. Đậu tương kỳ hạn tháng 7 trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa tăng 17-3/4 US cent lên 8,55-1/4 USD/bushel. Tính chung cả tháng 4, giá giảm trên 4%. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã mua ít nhất 5 lô đậu tương của Mỹ trong ngày 30/4 hay ít nhất 300.000 tấn.
Giá cao su tại Tokyo ổn định trong phiên vừa qua trước đợt nghỉ lễ kéo dài ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hợp đồng cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo kỳ hạn tháng 10 đóng cửa không đổi tại 150,6 JPY (1,41 USD)/kg. Tính chung cả tháng 4, giá tăng phiên đầu tiên trong vòng 4 tháng do hy vọng nhu cầu phục hồi.
Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tăng 60 CNY, đóng cửa tại 9,965 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
|
ĐVT
|
Giá 31/3
|
Giá 30/4
|
Giá 30/4 so với 29/4
|
Giá 30/4 so với 29/4 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
20,15
|
19,79
|
+0,95
|
+5,04%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
26,35
|
27,17
|
+0,69
|
+2,61%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
23.440,00
|
21.960,00
|
+1.480,00
|
+7,23%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,65
|
1,94
|
-0,01
|
-0,36%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
57,32
|
77,96
|
-0,41
|
-0,52%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
101,21
|
73,19
|
+3,74
|
+5,39%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
292,75
|
238,75
|
+2,00
|
+0,84%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
33.680,00
|
32.900,00
|
+1.050,00
|
+3,30%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.590,30
|
1.693,00
|
-1,20
|
-0,07%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.423,00
|
5.808,00
|
-65,00
|
-1,11%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
14,11
|
15,09
|
+0,12
|
+0,78%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
48,40
|
51,60
|
-0,40
|
-0,77%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
720,62
|
776,63
|
-0,48
|
-0,06%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.299,30
|
1.962,50
|
-8,29
|
-0,42%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
221,05
|
231,00
|
-3,40
|
-1,45%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
4.951,00
|
5.188,50
|
-72,50
|
-1,38%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.526,00
|
1.494,50
|
-11,50
|
-0,76%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
1.905,50
|
1.939,50
|
-7,00
|
-0,36%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
14.602,00
|
15.197,00
|
-108,00
|
-0,71%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
340,75
|
318,75
|
-1,25
|
-0,39%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
568,75
|
518,50
|
-5,75
|
-1,10%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
264,25
|
280,25
|
-3,75
|
-1,32%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
14,04
|
14,79
|
0,00
|
0,00%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
886,00
|
851,00
|
-4,25
|
-0,50%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
321,50
|
293,80
|
-1,30
|
-0,44%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
27,01
|
26,31
|
-0,29
|
-1,09%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
468,80
|
465,40
|
0,00
|
0,00%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.249,00
|
2.414,00
|
+37,00
|
+1,56%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
119,55
|
106,30
|
+1,00
|
+0,95%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
10,42
|
10,37
|
+0,45
|
+4,54%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
120,20
|
111,25
|
-2,75
|
-2,41%
|
Bông
|
US cent/lb
|
51,13
|
57,26
|
-0,07
|
-0,12%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
278,50
|
321,60
|
+9,10
|
+2,91%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
145,20
|
150,20
|
-0,40
|
-0,27%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
0,92
|
1,02
|
-0,02
|
-2,11%
|