Năng lượng: Giá dầu Brent giảm tháng thứ 5, WTI giảm tháng thứ 3
Phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần sau số liệu cho thấy sản lượng của OPEC trong tăng lần đầu tiên trong năm nay.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu Brent giao tháng 7/2017 giảm 1,53 USD (3%) xuống 50,76 USD/thùng; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn giảm 1,34 USD (2,7%) xuống 48,32 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 12/5.
Tính chung cả tháng 5, giá dầu Brent giảm gần 3%, là tháng thứ 5 liên tiếp giảm. Dầu WTI cũng giảm liên tiếp 3 tháng với mức giảm trong tháng 5 là trên 2%.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) cùng một số cường quốc dầu mỏ, trong đó có Nga, tuần trước đã họp và thống nhất kéo dài chương trình cắt giảm sản lượng khai thác dầu thêm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày cho tới cuối quý I/2018. Tuy nhiên, một số thành viên OPEC, trong đó có Libya, Nigeria và Mỹ không tham gia thỏa thuận này, do đó vẫn có khả năng các nước này gia tăng sản lượng khai thác.
Theo khảo sát của hãng tin Reuters, sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tháng 5 đã tăng tháng đầu tiên trong năm nay do sự gia tăng sản xuất và khai thác dầu tại Libya.
Thị trường dầu lửa thế giới đang hoài nghi cao độ về khả năng thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga có thể đưa tương quan cung-cầu dầu về trạng thái cân bằng.
Theo tin từ CNBC, giới phân tích nói rằng các nhà giao dịch dường như đang gia tăng mạnh số vị thế bán khống dầu. Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng Năm, tâm lý bi quan về giá dầu gia tăng khi có tin Libya đã tăng sản lượng dầu lên mức 827.000 thùng/ngày, cao nhất trong 3 năm.
Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia (NOC) của Libya cách đây ít ngày cho biết sản lượng khai thác dầu của Lybia dự đoán tăng lên 800.000 thùng/ngày trong tuần này, qua đó có khả năng làm tăng lượng dầu nước này đẩy ra thị trường. Tính từ đầu năm tới nay, Lybia xuất khẩu trung bình 500.000 thùng dầu/ngày, so với mức chỉ 300.000 thùng dầu/ngày trong năm 2016.
Theo các phương tiện truyền thông, sản lượng dầu của Libya là 784.000 thùng/ngày do vấn đề kỹ thuật tại mỏ Sharara, nhưng dự kiến sẽ bắt đầu tăng lên 800.000 thùng/ngày từ thứ Ba (30/5).
Tổng Công ty Dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) cho biết sản lượng dầu thô của nước này đã tăng lên 827.000 thùng/ngày, vượt qua mức cao nhất trong ba năm (800.000 thùng/ngày) đạt được hồi đầu tháng Năm.
Các nhà phân tích cho hay sản lượng dầu của Libya tăng sẽ càng làm cho các nhà đầu tư e ngại về nguồn cung dư thừa. Việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất dầu lớn trên thế giới là chưa đủ để có thể đạt được cân bằng về cung-cầu, khi Mỹ đang gia tăng hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Chuyên gia thị trường dầu lửa John Kilduff thuộc Again Capital cho rằng thị trường đã coi cuộc họp vừa rồi của OPEC là một thất bại lớn, đặc biệt là ở việc các bên không đưa ra được hạn chế sản lượng nào đối với Libya, Nigeria và Iran. Mức xuất khẩu dầu của Libya đã đạt trung bình 500.000 thùng/ngày từ đầu năm đến nay, so với 300.000 thùng/ngày vào năm ngoái.
Bên cạnh các nhà sản xuất dầu đá phiến, Nigeria và Libya thời gian qua đã chứng tỏ là những “nhân tố bất ngờ” trên thị trường dầu lửa bởi giới phân tích không thể đoán chắc hoạt động khai thác dầu của các nước này có thể phục hồi ra sao sau thời gian bị gián đoạn bởi nội chiến.
Với công nghệ cải tiến, các nhà khai thác dầu đá phiến của Mỹ đã đưa sản lượng dầu của họ lên ngưỡng của năm 2015 một cách khá dễ dàng, nhằm tranh thủ mức giá dầu 50 USD/thùng. Trừ phi giá dầu giảm mạnh, sản lượng dầu của Mỹ được dự báo có thể tái lập kỷ lục vào cuối năm nay, từ mức khoảng 9,3 triệu thùng/ngày hiện nay.
Theo hãng tin Bloomberg, một nguồn cung khác có thể gây sức ép với giá dầu là dầu thô khai thác từ các giếng ở vùng biển sâu.
Bloomberg dẫn một báo cáo của công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie nói rằng việc khai thác dầu ở vùng biển sâu đang trở nên rẻ hơn nhờ các nhà sản xuất tinh giản hoạt động và ưu tiên khoan ở các giếng chính. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ cần giá dầu 50 USD/thùng là các giếng dầu này có thể hoạt động đến sang năm, từ ngưỡng giá cần có để hòa vốn là 62 USD/thùng vào quý 1 năm nay và mức 75 USD/thùng vào năm 2014.
Kim loại quý: Giá giảm nhẹ trong tháng
Phiên giao dịch cuối tháng, giá vàng dao động nhẹ trong bối cảnh USD giảm so với euro và các đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng giao ngay tăng 0,7 US cent lên 1.271,14 USD/ounce, tính chung cả tháng giá tăng khoảng 0,2%. Vàng giao sau giảm 5,7 USD (tương đương 0,45%) trong phiên cuối tuần, xuống còn 1.265,70 USD/ounce.
Tính từ đầu tháng, giá vàng đã giảm 0,4%.
Về những kim loại quý khác, bạc tăng giá 0,6% trong tháng, bạch kim kết thúc tháng 5 giảm giá tháng đầu tiên trong năm nay, trong khi palađi tăng nhẹ 0,3% trong tháng 5 nhưng tính chung cả tháng cũng giảm tháng đầu tiên trong năm, với mức giảm ước khoảng 2%.
Chỉ số đồng USD giảm 0,3% xuống còn 97,29. Chỉ số này là thước đo giá trị của đồng USD so với giỏ các đồng tiền chủ chốt khác. Tuy USD giảm nhưng giá vàng cũng vẫn giảm bởi có nhiều đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất trong tháng Sáu này. Giới giao dịch dự đoán có 88,8% khả năng Fed sẽ nâng lãi suất khi nhóm họp trong hai ngày 13-14/6 tới. Lãi suất tăng sẽ hỗ trợ đồng USD và tác động tiêu cực tới nhu cầu vàng khi kim loại quý này được định giá bằng đồng USD trong khi các nhà đầu tư nước ngoài phải tốn thêm chi phí khi mua bằng các đồng tiền khác. Theo công cụ theo dõi thị trường FedWatch của CME Group, xác suất Fed tiến hành tăng lãi suất vào tháng Sáu hiện đã lên tới gần 89%.
Tuy nhiên, căng thẳng chính trị tại Mỹ và châu Âu là yếu tố hỗ trợ giá vàng và đã phòng ngừa các tổn thất lớn cho kim loại quý này.
Kim loại cơ bản: Giá nickel xuống thấp nhất 11 tháng
Phiên giao dịch cuối tháng, giá nickel giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng do các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng nguồn cung gia tăng từ các nước sản xuất lớn nhất thế giới là Indonesia và Philippines trong bối cảnh nhu cầu yếu từ các nahf máy thép không gỉ của Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây đã bổ nhiệm một lãnh đạo quân đội làm Bộ trưởng Bộ Môi trường. Bộ trưởng bị thay thế là người đã lệnh đóng cửa hơn một nửa các mỏ khai thác ở nước cung cấp quặng nickel lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Indonesia cũng nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu quặng nickel thô – áp dụng từ đầu năm 2014. Những yếu tố này gây lo ngại về nguồn cung.
Khoảng 2/3 tổng cung nickel trên toàn cầu dùng sản xuất thép không gỉ, chủ yếu ở Trung Quốc. Lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc tháng 5 tăng trưởng ổn định so với tháng trước, nhưng dự báo có thể giảm trong những tháng tới.
Tồn trữ nickel hiện ở mức cao cũng tác động lên giá. Tồn trữ hiện ở mức trên 378.000 tấn, chiếm gần 20% tổng tiêu thụ toàn cầu – khoảng gần 2 triệu tấn mỗi năm.
Nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá sẽ tiếp tục thấp từ nay tới cuối năm 2017, kéo dài sang 2019 do dư thừa khoảng 37.000 tấn trong năm 2017 và khoảng 100.000 tấn trong năm 2018. Tuy nhiên, nhà phân tích của SocGen tin rằng giá sẽ không giảm nhiều hơn nữa vì hiện giá đã mấp mé chi phí sản xuất, nên sẽ duy trì khoảng 10.300 – 10.400 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
29/4
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
49,33
|
48,32
|
-1,34
|
-2,7%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
51,89
|
51,76
|
-1,53
|
-3%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
35.750,00
|
35.360,00
|
-230,00
|
-0,65%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,28
|
3,09
|
+0,02
|
+0,62%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
154,80
|
161,22
|
-2,67
|
-1,63%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
150,72
|
152,82
|
+1,03
|
+0,68%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
455,50
|
451,50
|
+5,75
|
+1,29%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
48.220,00
|
49.230,00
|
+30,00
|
+0,06%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.268,30
|
1.267,30
|
-3,10
|
-0,40%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.527,00
|
4.514,00
|
+27,00
|
+0,60%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,26
|
17,31
|
-0,10
|
-0,55%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
61,70
|
61,50
|
+0,10
|
+0,16%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz,
|
946,19
|
949,20
|
-0,81
|
-0,09%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz,
|
826,34
|
819,74
|
+0,57
|
+0,07%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
260,75
|
258,00
|
0,00
|
0,00%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.735,50
|
5.682,00
|
+26,00
|
+0,46%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.911,50
|
1.928,00
|
+2,00
|
+0,10%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.623,00
|
2.600,00
|
-25,00
|
-0,95%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.900,00
|
20.325,00
|
-110,00
|
-0,54%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
366,50
|
371,50
|
-0,50
|
-0,13%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
432,25
|
430,25
|
+1,00
|
+0,23%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
228,00
|
249,00
|
+1,50
|
+0,61%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
9,42
|
11,13
|
0,00
|
-0,04%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
956,25
|
917,50
|
+1,50
|
+0,16%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
315,80
|
298,50
|
+0,40
|
+0,13%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,71
|
31,41
|
+0,07
|
+0,22%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
514,70
|
501,90
|
+1,20
|
+0,24%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
1.841,00
|
2.048,00
|
+11,00
|
+0,54%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
133,40
|
129,35
|
-2,75
|
-2,08%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
16,13
|
14,87
|
-0,15
|
-1,00%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
158,35
|
133,55
|
-2,90
|
-2,13%
|
Bông
|
US cent/lb
|
78,87
|
72,53
|
-0,26
|
-0,36%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
386,10
|
345,10
|
-1,70
|
-0,49%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
216,60
|
199,60
|
-2,90
|
-1,43%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,56
|
1,55
|
+0,02
|
+1,11%
|
Nguồn: VITIC/Reuters. Bloomberg