Năng lượng: Giá tăng mạnh
Các hợp đồng dầu thô tương lai tăng phiên thứ 4 liên tiếp trong ngày thứ Sáu (29/06), ghi nhận đà tăng trong tuần qua, trong tháng 6, trong quý 2 và trong cả nửa đầu năm 2018, khi những nỗ lực dài hạn của OPEC, dự báo nhu cầu gia tăng cùng với sự gián đoạn nguồn cung kết hợp đã đẩy giá dầu nhảy vọt.
Phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu tăng do lo ngại việc Washington trừng phạt Tehran sẽ làm khan hiếm nguồn cung. Dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giá tăng 70 US cent lên lên 74,15 USD/thùng, đầu phiên có lúc giá chạm mức cao kỷ lục kể từ tháng 11/2014 (74,43 USD/thùng); trong khi dầu Brent tăng 1,59 USD lên 79,44 USD/thùng.
Tính chung trong cả tuần, giá dầu WTI tăng hơn 8%, trong tháng 6 tăng gần 11% và trong quý 2 tăng hơn 14%. So với thời điểm đầu năm, giá dầu WTI hiện tăng gần 23%.
Đối với dầu Brent, giá trong tuần qua tăng hơn 5%, trong tháng 6 tăng 2,4% và quý 2 tăng 13%. So với thời điểm đầu năm, giá dầu Brent tăng mạnh 18,8%.
Tại Libya, nguồn cung dầu lên đến 780,000 thùng/ngày đang vấp phải nguy cơ gián đoạn. Tình trạng tranh chấp quyền tiếp thị dầu ở Libya đang cản trở khả năng xuất khẩu dầu của quốc gia Bắc Phi này.
Canada – một cường quốc dầu mỏ khác – cũng đang gặp rắc rối. Tình trạng mất điện tuần trước đã làm cơ sở sản xuất dầu Syncrude ở Alberta phải tạm ngưng hoạt động. Được biết, cơ sở này sản xuất tới 360,000 thùng/ngày. Suncor Energy, công ty quản lý cơ sở Syncrude, cho rằng hoạt động sản xuất sẽ bị tạm ngưng cho tới ít nhất là tháng 7/2018, nguồn tin Reuters ghi nhận. Phát ngôn viên của Suncor xác nhận rằng Syncrude không vận chuyển bất kỳ thùng dầu nào tại thời điểm này và cơ sở sản xuất này đang thực hiện đánh giá toàn diện để xác định xem khi nào có thể hoạt động trở lại.
Ngoài ra, thị trường năng lượng đang phản ứng với lời đe dọa từ Chính quyền ông Trump sau khi Nhà Trắng thông báo sẽ xem xét trừng phạt các nước không cắt giảm nhập khẩu dầu thô từ Iran về mức 0 vào ngày 04/11/2018. Hiện kim ngạch xuất khẩu của Iran vào khoảng 2.4 triệu thùng/ngày.
Mark Watkins, nhà chiến lược đầu tư khu vực tại Bank Weath Management (Mỹ), nhận định các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang nhằm để cô lập Iran và điều đó có khả năng dẫn tới việc sẽ làm giảm bớt lượng dầu đưa ra thị trường toàn cầu. Theo các nhà phân tích, thị trường đang lo ngại biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ làm giảm đáng kể nguồn cung dầu thô ra thị trường thế giới giữa lúc nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu gia tăng. Iran đang bơm ra thị trường khoảng 2,6 triệu thùng/ngày, trong đó phần lớn được bán cho Trung Quốc và các quốc gia “khát” năng lượng khác như Ấn Độ.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết nguồn cung dầu thô nội địa sụt 9.9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 22/06/2018, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay. Baker Hughes cũng cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 4 giàn xuống 858 giàn trong tuần này. Đây cũng là tuần sụt giảm thứ 2 liên tiếp của số giàn khoàn dầu tại Mỹ.
Chính phủ Mỹ bày tỏ hy vọng các nhà sản xuất trong OPEC và Nga sẽ gia tăng sản lượng và bù đắp lượng dầu thiếu hụt của Iran. Tuy nhiên, trước sự gián đoạn nguồn cung ngoài dự kiến tại Canada, Libya và Venezuela, nhiều nhà phân tích bày tỏ lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ đẩy giá dầu đi lên và có thể chạm tới 90 USD/thùng.
Theo cuộc khảo sát đối với 35 nhà kinh tế và nhà phân tích do hãng Reuters tiến hành, giá dầu Brent sẽ ở mức trung bình 72,58 USD/thùng trong năm 2018, tăng so với dự báo 71,68 USD/thùng đưa ra trong cuộc khảo sát trước và cao hơn so với mức trung bình 71,15 USD/thùng kể từ đầu năm tới nay.
Kim loại quý: Giá vàng sụt giảm
Phiên giao dịch cuối tháng 6, giá vàng tăng do USD yếu đi thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào. Kết thúc phiên này, giá vàng giao tháng 8 tăng 3,5 USD (0,3%) lên 1.254,50 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá giảm 1,3%, trong tháng 6 giảm 3,8% và trong quý 2 giảm 5,5%. So với đầu năm, giá vàng đã giảm hơn 4%.
Vàng, vốn được xem là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn địa chính trị, đã không hưởng được lợi do các nhà đầu tư chuyển hướng sang trái phiếu chính phủ. Lợi suất trái phiếu ngắn hạn đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 10 năm do lo ngại về chiến tranh thương mại và sự phân chia trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thúc đẩy nhu cầu đối với trái phiếu dài hạn, an toàn.
Trong khi đó, theo nhà phân tích Naeem Aslam, thuộc ThinkMarkets, căng thẳng thương mại đã không trợ giúp được giá vàng, thay vào đó, nhân tố này chỉ tạo một xu hướng đi xuống rõ ràng hơn trên thị trường vàng. Ngoài ra, tuyên bố mới đây của Chủ tịch Fed, Jerome Powell, càng củng cố đà tăng cho đồng USD và gây áp lực với giá vàng.
Trong bài phát biểu tại một diễn đàn do Ngân hàng Trung ương châu Âu tổ chức tại Bồ Đào Nha, ông Powell cho biết với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8%, mức thấp nhất trong 18 năm và lạm phát gần mục tiêu 2% của Fed, khả năng lãi suất tăng tiếp tục tăng dần dần là rất cao. Kể từ năm 2015, Fed đã tăng lãi suất bảy lần. Thể chế tài chính này được dự đoán sẽ tăng bốn lần lãi suất trong năm nay, giữa bối cảnh thị trường lao động, hoạt động kinh tế tiến triển tích cực và giá tiêu dùng cũng gia tăng. Bình luận mới đây của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng làm tăng thêm sức ép đối với giá vàng. Theo Chủ tịch chi nhánh của Fed ở Boston, Eric Rosengren, Fed nên tiếp tục nâng lãi suất một cách từ từ để tránh gây rủi ro.
Động thái hiện nay của vàng khiến một số nhà đầu tư nghi ngờ liệu vàng có thể đánh mất tính hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn truyền thống hay không.
Rob Haworth, Chiến lược gia đầu tư cấp cao tại US Bank Wealth Management, nhận định: “Giá vàng có khả năng vẫn chịu nhiều sức ép trong quý tiếp theo. Chúng tôi tin rằng Fed tiếp tục theo đuổi lộ trình nâng lãi suất và cắt giảm số dư trong bảng cân đối kế toán, qua đó cung cấp hỗ trợ cho đồng USD và gây sức ép lên kim loại quý”.
Về những kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tháng tăng 1% lên 16.198 USD/oz, nhưng vẫn giảm 1,6% trong tuần qua và gần 1,8% trong tháng 6; bạch kim giao tháng 10 nhích 0,3% lên 857,70 USD/oz, trong tháng qua, hợp đồng này đã sụt 5.8%; paladi giao tháng 9 vọt gần 2,2% lên 950,90 USD/oz, nhưng vẫn mất 3,6% trong tháng 6.
Kim loại cơ bản: Giá kẽm giảm trong tháng 6
Giá kẽm giảm vào phiên giao dịch cuối tháng, đánh dấu quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2015 do các nhà đầu tư hoài nghi về khả năng cắt giảm sản lượng 10% để hỗ trợ giá của nhà máy Trung Quốc. Nhà máy luyện kẽm lớn nhất Trung Quốc cho biết sẽ không tham gia cắt giảm sản lượng như thông báo hôm thứ Năm.
Giá kẽm trên sàn giao dịch kim loại London kết thúc tháng 6 giảm 1,5% còn 2,854 USD và kết thúc quý giảm 12%, mức thấp nhất kể từ quý 3/2015. Giá đồng kỳ hạn 3 tháng chốt ngày giảm 0,1% xuống còn 6,626 USD/tấn nhưng chốt tháng giảm 1%. Ngược lại, giá nickel và chì tăng lên. Giá nickel đóng cửa tăng 0,7% lên 14.890 USD, quý mạnh nhất kể từ quý cuối năm 2017, trong khi giá chì đóng cửa tăng 0,5% ở mức 2.410 USD, kết thúc quý tăng 0,6% trong bối cảnh khủng hoảng môi trường tại Trung Quốc. Cà phê: Giao dịch chậm lại
Hoạt động giao dịch trên thị trường cà phê châu Á chậm lại do kỳ nghỉ kéo dài ở Indonesia trong khi dự trữ ở Việt Nam vẫn ở mức thấp. Tại Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, cà phê hạt được chào giá 36.000-36.200 đồng (1,57- 1,58 USD) /kg, tăng nhẹ so với mức 35.500 đồng một tuần trước đây. Người nông dân không muốn bán cà phê hạt ở mức giá này do chỉ đủ để trang trải chi phí sản xuất cho người trồng, trong khi một số nông dân bán hạt tiêu, trồng bên cạnh cây cà phê, để đáp ứng nhu cầu của họ. Do nhu cầu tiêu thụ yếu, giá kỳ hạn cà phê robusta đen vỡ 5% loại 2 Việt Nam giao tháng 9 tại London giao dịch ở mức 60-70 USD/tấn.
Sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến sẽ vượt cầu 8 triệu bao 60 kg trong năm 2018-2019 do sản lượng tại Brazil và Việt Nam dự kiến cao kỷ lục, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết đầu tháng này. Tỉnh trồng cà phê chính của Việt Nam Daklak đã có mưa liên tục nhưng mức độ mưa sẽ thuận lợi cho vụ mùa sắp tới, thu hoạch vào cuối năm nay.
Mức chênh lệch giá cà phê robusta loại 4, 80 hạt lỗi của Inđônêsia so với hợp đồng tháng 9 của Longdon không đổi so với tuần trước ở mức 70 USD/tấn.
Hoạt động giao dịch vẫn chưa trở lại bình thường sau kỳ nghỉ dài Eid Al-Fitri, cũng như cuộc bầu cử thống đốc ở tỉnh Lampung, thương nhân cho biết.
Ngũ cốc: Giá giảm nhẹ trong tuần
Phiên cuối tháng 6, giá lúa mì kỳ hạn tại Mỹ đã chạm mức cao nhất trong hai tuần trên 5 USD/bushel do giảm kỳ vọng về vụ thu hoạch của Pháp trong khi giá ngô tăng do lo ngại về thời tiết cây trồng nóng bất lợi ở Mỹ. Trái lại, giá đậu tương kỳ hạn chạm mức thấp nhất trong một tuần do hoạt động bán cuối phiên giao dịch.
Bắc Kinh cho biết sẽ áp đặt thêm 25% thuế nhập khẩu đối với hơn 500 mặt hàng của Mỹ, bao gồm cả đậu nành, vào ngày 6/7. Những lo ngại về tranh chấp thương mại và thời tiết đã làm lu mờ báo cáo cây trồng của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy nông dân Mỹ trồng nhiều ngô và đậu tương hơn trước đây và lượng dự trữ tính đến ngày 1/6 cao hơn so với năm trước.
Cây ngô rất nhạy cảm với thời tiết nắng nóng và khô cao điểm vào tháng 7, thời điểm cây trồng trải qua giai đoạn phát triển chính được gọi là thụ phấn. Giai đoạn quan trọng đối với đậu tương thường là vào tháng 8 khiến cho sóng nhiệt ít bị đe doạ đến vụ mùa đó.
Giá lúa mỳ kỳ hạn đóng cửa tăng 18 cent lên mức 4,97-1/2 USD/ bushel tại Chicago. Giá cao nhất trong phiên là 5,04 USD, mức giá cao nhất kể từ 15/ 6.
Giá ngô CBOT kỳ hạn tháng 12 tăng 5-1/4 cent lên 3,71-1/4 USD/ bushel.
Giá đậu tương giao ngay giảm 2-3/4 cent xuống còn 8,58-1/2 USD/ bushel, mức thấp nhất kể từ ngày 19/6, khi đạt mức thấp kỷ lục trong 10 năm do lo ngại về buôn bán với Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới. Giá hợp đồng giao tháng 11, giao dịch vụ thu hoạch mùa thu, giảm 3-1/2 cent xuống còn 8,80 USD/bushel.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 23/6
|
Giá 29/6
|
Giá 29/6 so với 28/6
|
Giá 29/6 so với 28/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
69,28
|
73,22
|
-0,93
|
-1,25%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
75,55
|
78,24
|
-0,99
|
-1,25%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
48.500,00
|
50.950,00
|
+380,00
|
+0,75%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,94
|
2,91
|
-0,02
|
-0,62%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
207,11
|
213,01
|
-2,11
|
-0,98%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
212,70
|
218,43
|
-2,54
|
-1,15%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
646,25
|
669,50
|
-7,25
|
-1,07%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
66.000,00
|
68.780,00
|
+380,00
|
+0,56%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.271,10
|
1.252,00
|
-2,50
|
-0,20%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.485,00
|
4.456,00
|
+9,00
|
+0,20%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,52
|
16,10
|
-0,10
|
-0,64%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,10
|
57,30
|
+0,30
|
+0,53%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
877,37
|
848,48
|
-4,85
|
-0,57%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
958,40
|
953,41
|
-2,07
|
-0,22%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
304,85
|
296,85
|
+0,25
|
+0,08%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.789,00
|
6.626,00
|
+3,00
|
+0,05%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.175,00
|
2.133,00
|
-22,00
|
-1,02%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.917,00
|
2.854,00
|
-43,00
|
-1,48%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
20.400,00
|
19.750,00
|
+150,00
|
+0,77%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
366,50
|
360,25
|
+0,75
|
+0,21%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
504,25
|
502,75
|
+1,50
|
+0,30%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
238,25
|
246,00
|
+1,00
|
+0,41%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
10,58
|
11,20
|
-0,03
|
-0,27%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
916,25
|
882,75
|
+2,75
|
+0,31%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
340,00
|
331,40
|
+0,40
|
+0,12%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
29,93
|
29,70
|
-0,04
|
-0,13%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
513,40
|
509,40
|
-1,00
|
-0,20%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.514,00
|
2.512,00
|
+61,00
|
+2,49%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
116,95
|
115,10
|
-0,65
|
-0,56%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,41
|
12,25
|
0,00
|
0,00%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
163,60
|
160,35
|
-0,10
|
-0,06%
|
Bông
|
US cent/lb
|
85,30
|
84,78
|
+0,86
|
+1,02%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
560,10
|
552,50
|
+11,70
|
+2,16%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
174,60
|
174,50
|
-1,80
|
-1,02%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,43
|
1,44
|
+0,01
|
+0,35%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg