Năng lượng
Giá dầu thô thế giới phiên cuối cùng của tháng 9 (kết thúc vào rạng sáng 1/10 giờ VN) đồng loạt tăng, với dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 11/2016 tăng 41 cent, tương ứng 0,86% so với phiên trước đó, lên 48,24 USD/thùng, dầu Brent giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 25 cent, tương đương 0,5%, lên 50,06 USD/thùng.
Đi lên trong phần lớn các phiên giao dịch tuần này, với thỏa thuận gây bất ngờ về việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), thị trường dầu khép lại tháng Chín với mức tăng ấn tượng, tăng 7,92% (dầu WTI) và 4% (dầu Brent). Đây là mức tăng hàng tháng lớn nhất của dầu WTI kể từ tháng 4, mặc dù không thoát khỏi đà giảm trong cả quý 3 (dầu WTI giảm 0,2% trong khi dầu Brent chỉ tăng nhẹ 1%), ghi nhận quý giảm đầu tiên kể từ đầu năm nay.
Sau khi giảm trong phiên giao dịch 27/9 trước thềm cuộc họp không chính thức của OPEC bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế lần thứ 15 tại Algeria, khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết nước này chưa sẵn sàng tham gia thỏa thuận “đóng băng” sản lượng, giá dầu bật tăng gần 6% ngay phiên sau đó, sau khi OPEC bất ngờ quyết định giảm sản lượng dầu xuống mức 32,5-33 triệu thùng mỗi ngày, thấp hơn khoảng 750.000 thùng mỗi ngày so với mức hiện tại.
Chủ tịch OPEC, Mohammed Bin Saleh Al-Sada, phát biểu tại một cuộc họp báo cho biết các nước thành viên đã nhất trí thành lập một ủy ban có nhiệm vụ cân nhắc về hạn ngạch sản lượng của mỗi nước thành viên và trình báo cáo tại cuộc họp lần tới của OPEC vào tháng 11 tới.
Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt giữa những người tin rằng thỏa thuận của OPEC sẽ giúp đưa cung-cầu gặp nhau nhanh hơn và những người vẫn hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận.
Việc Nga có sẵn lòng hợp tác với OPEC trong việc cắt giảm sản lượng hay không hiện vẫn chưa rõ. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng có thể tận dụng cơ hội để tăng lợi nhuận.
Mặc dù việc OPEC đạt được sự đồng thuận về cắt giảm sản lượng vẫn được coi là yếu tố lạc quan, nhưng một số nhà phân tích cho biết, thỏa thuận này sẽ là chưa đủ để đẩy giá dầu Mỹ lên cao hơn nữa.
Các nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại rằng các nước thành viên OPEC luôn không duy trì sản lượng và trước kia đã không tuân thủ hạn ngạch sản lượng.
Nhiều chuyên gia tỏ ý hoài nghi về tác động của thỏa thuận của OPEC đến thị trường dầu, còn các nhà đầu tư vẫn thận trọng chờ thêm hai tháng nữa, trước khi thỏa thuận này được phê duyệt chính thức và chi tiết về hạn ngạch sản xuất dầu mỏ của từng nước được công bố.
Thậm chí, một số người còn “vẽ” lên kịch bản các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, với công nghệ tiên tiến sẵn có trong tay, sẽ nhân cơ hội này để đẩy mạnh sản lượng vào thị trường để kiếm lời, qua đó khiến nỗ lực thu hẹp nguồn cung dầu toàn cầu trở nên bế tắc hơn.
Báo cáo của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã tăng 7 giàn so với tuần trước đó, lên 425 giàn, đánh dấu tuần leo dốc thứ 13 trong 14 tuần vừa qua.
Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt giữa những người tin rằng thỏa thuận của OPEC sẽ giúp đưa cung-cầu gặp nhau nhanh hơn và những người vẫn hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận.
Mặc dù việc OPEC đạt được sự đồng thuận về cắt giảm sản lượng vẫn được coi là yếu tố lạc quan, nhưng một số nhà phân tích cho biết, thỏa thuận này sẽ là chưa đủ để đẩy giá dầu Mỹ lên cao hơn nữa.
Các nhà phân tích cũng bày tỏ lo ngại rằng các nước thành viên OPEC luôn không duy trì sản lượng và trước kia đã không tuân thủ hạn ngạch sản lượng.
Việc Nga có sẵn lòng hợp tác với OPEC trong việc cắt giảm sản lượng hay không hiện vẫn chưa rõ. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng có thể tận dụng cơ hội để tăng lợi nhuận.
Khí gas hoá lỏng (LNG) trên thị trường châu Á tuần này tăng do nhu cầu từ Ấn Độ và Hàn Quốc tăng trước khi một cơ sở sản xuất ở Australia sắp dừng sản xuất gây nguy cơ khan hiếm nguồn cung.
Phiên cuối tuần, hợp đồng giao tháng 11 tăng lên mức cao nhất 2 tháng là 6,10 USD/mmBtu, tăng 35 US cent so với tuần trước.
Giá dầu tăng cũng góp phần đẩy giá khí tăng.
Kim loại quý
Giá vàng vừa trải qua một tuần trồi sụt thất thường giữa bối cảnh thị trường chứng khoán khởi sắc, khiến nhu cầu đối với các tài sản an toàn giảm sút đáng kể.
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay giảm 0,3% so với phiên trước đó xuống 1.316,32 USD/ounce, vàng giao tháng 12/2016 giảm 0,7% xuống 1.317,1 USD/ounce. Tính chung cả tháng 9, giá tăng nhẹ gần 1% chủ yêu bởi USD suy yếu sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất trong phiên họp chính sách. Tuy nhiên, trong quý III, giá vàng giảm nhẹ khi giảm hơn 3% trong tháng 8.
Sau khi “nhích’ nhẹ trong phiên đầu tuần này, giá vàng đảo chiều đi xuống ngay trong phiên giao dịch liền sau đó, khi các nhà phân tích cho rằng ứng viên Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump đã có một màn thể hiện không ấn tượng trước cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.
Giá kim loại quý này còn chịu sức ép giảm từ báo cáo của Conference Board cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng ở Mỹ có xu hướng đi lên.
Các chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang mạnh hơn đã khiến vàng kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà giao dịch.
Thậm chí, giá vàng đã rơi xuống mức thấp nhất của một tuần trong phiên giao dịch 28/9 giữa bối cảnh đồng USD mạnh lên.
Mặt hàng này còn bị chi phối trước thông tin giá dầu tăng vọt 6% sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đồng thuận giảm sản lượng dầu xuống mức 32,5-33 triệu thùng mỗi ngày tại cuộc họp ở Algiers ngày 28/9.
Vàng được coi như một công cụ để đối phó với lạm phát do giá dầu tăng cao.
Mặc dù phục hồi nhẹ phiên 29/9, song tới phiên giao dịch cuối tuần này, giá vàng vẫn rơi do diễn biến tích cực trên các sàn chứng khoán Âu-Mỹ và mối quan ngại về vụ kiện của Bộ Tư pháp Mỹ với ngân hàng lớn nhất Đức- Deutsche Bank- đã phần nào lắng dịu.
Tuy nhiên, các số liệu trái chiều mới đây về kinh tế Mỹ vẫn giúp nhà đầu tư vàng nuôi hy vọng vào viễn cảnh phục hồi của thị trường vàng. Báo cáo ngày 30/9 của Bộ Thương mại Mỹ cho hay chi tiêu tiêu dùng của Mỹ trong tháng Tám đã sụt giảm lần đầu tiên trong vòng bảy tháng qua, trong khi lạm phát có xu hướng tăng nhanh hơn.
Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan hôm 30/9 cho biết, ông chưa thấy bằng chứng cho thấy kinh tế Mỹ đang phát triển quá nóng, do vậy, Ngân hàng trung ương Mỹ có thể tiếp tục kiên nhẫn trong việc nâng lãi suất.
Điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ thái độ thận trọng trước quyết định nâng lãi suất. Lãi suất cao có thể giúp đồng USD mạnh lên, song lại làm giảm nhu cầu đối với các hàng hóa được định giá theo đồng bạc xanh, trong đó có vàng.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay trong phiên cuối tuần tăng 0,26% lên 19,14 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,23% xuống 1.024,3 USD/ounce trong khi giá palladium tăng 1,26% lên 721 USD/ounce.
Kim loại cơ bản
Giá chì và đồng đều vừa qua tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/2015. Chì tăng 19% trong quý III – tăng nhiều nhất kể từ đầu năm, trong khi thiếc tăng gần 18%.
Phiên giao dịch cuối tháng, giá chì tăng mạnh 5% lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2015, trong khi thiếc và kẽm cũng đều đạt mức cao nhất nhiều tháng. Nguồn cung khan hiếm và tồn trữ giảm đang đẩy giá chì tăng mạnh.
Nông sản
Phiên cuối tuần, giá cà phê diễn biến trái chiều. Tại London, Robusta giảm khoảng 4-6 USD/tấn, trong khi đó tại New York, Arabica tăng 1,3-1,4 cent/lb. Tính chung cả quý III, giá cà phê robusta tăng và là quý thứ 4 liên tiếp tăng.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu arabica toàn cầu trong tháng 8 tăng 17,3% lên 6,35 triệu bao, trong khi xuất khẩu robusta giảm 2,4% xuống 3,41 triệu bao.

 

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 1/9

Giá 1/10

Giá 1/10 so với 30/9

Giá 1/10 so với 30/9(%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,06

48,24

+0,41

+0,86%

Dầu Brent

USD/thùng

42,14

49,06

-0,18

-0,37%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

26.250,00

30.270,00

+480,00

+1,61%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,77

2,90

0,00

-0,10%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

131,23

146,31

+2,10

+1,46%

Dầu đốt

US cent/gallon

126,54

153,83

+1,92

+1,26%

Dầu khí

USD/tấn

364,25

447,75

+2,00

+0,45%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

38.570,00

40.300,00

+580,00

+1,46%

Vàng New York

USD/ounce

1.355,70

1.317,10

-8,90

-0,67%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.429,00

4.278,00

-4,00

-0,09%

Bạc New York

USD/ounce

20,43

19,25

+0,03

+0,16%

Bạc TOCOM

JPY/g

66,90

62,40

+0,50

+0,81%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

1.154,40

1.027,35

-0,20

-0,02%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

714,53

720,65

+5,90

+0,83%

Đồng New York

US cent/lb

220,15

221,05

+2,05

+0,94%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

4.882,00

4.865,00

+24,00

+0,50%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.635,00

1.673,00

+2,00

+0,12%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.267,00

2.377,00

+21,00

+0,89%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

17.875,00

20.025,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

333,25

336,75

+7,50

+2,28%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

406,00

402,00

+3,00

+0,75%

Lúa mạch

US cent/bushel

196,00

178,25

+2,25

+1,28%

Gạo thô

USD/cwt

9,69

9,89

+0,12

+1,18%

Đậu tương

US cent/bushel

957,50

954,00

+3,75

+0,39%

Khô đậu tương

USD/tấn

330,40

299,60

+0,90

+0,30%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,14

33,44

+0,10

+0,30%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

448,00

463,60

-1,50

-0,32%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.926,00

2.761,00

+33,00

+1,21%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

143,45

151,55

+1,40

+0,93%

Đường thô

US cent/lb

18,81

23,00

-0,35

-1,50%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

180,85

205,00

+1,30

+0,64%

Bông

US cent/lb

74,45

68,08

+0,35

+0,52%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

314,40

336,40

+6,30

+1,91%

Cao su TOCOM

JPY/kg

155,50

163,20

+1,30

+0,80%

Ethanol CME

USD/gallon

1,40

1,49

+0,02

+1,16%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn: Vinanet