Năng lượng: Giá dầu giảm tuần đầu tiên trong 4 tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tăng, với dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New Yỏk tăng 66 US cent hay 1,3% lên 51,50 USD/thùng, còn dầu Brent trên sàn London tăng 44 US cent hay 0,82% lên 54,33 USD/thùng bởi kỳ vọng của các nhà đầu tư vào cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra ngày 10/12 tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vẫn giảm tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần sau thống kê cho thấy nguồn cung vẫn rất dồi dào và nghi ngờ về hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nhà sản xuất lớn.
Sau cuộc họp của OPEC ngày 30/11, giá dầu liên tiếp tăng 3 phiên, nhưng quay đầu giảm từ ngày 6/12 và giảm mạnh liên tiếp 2 phiên sau thống kê cho thấy sản lượng của OPEC tháng 11 cao kỷ lục, mà đó lại chính là cơ sở để tính mức độ giảm sản lượng của các nước thành viên, đồng nghĩa với việc dù OPEC và Nga cắt giảm như cam kết thì cũng chưa đủ để chấm dứt tình trạng dư cung đã ám ảnh thị trường hơn hai năm qua. Đó là chưa kể mỗi hoài nghi về khả năng các nước ngoài OPEC có thể cắt giảm 600.000 thùng/ngày như kỳ vọng của khối này.
Sản lượng dầu mỏ của OPEC xác lập mức cao kỷ lục mới trong tháng 11/2016 là 34,19 triệu thùng/ngày, từ mức 33,82 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2016. Trong khi đó, sản lượng dầu của Nga trong cùng tháng đạt 11,21 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong gần 30 năm qua.
Điều này có nghĩa là chỉ riêng OPEC và Nga đã đáp ứng được một nửa nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu, hiện vào khoảng trên 95 triệu thùng/ngày.
Hiện các nhà đầu tư đang nóng lòng chờ đợi kết quả cuộc họp ngày 10/12 của các nhà sản xuất dầu trong và ngoài OPEC. Trước đó, các thành viên OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong nửa đầu năm 2017. OPEC hy vọng thuyết phục được các nhà sản xuất ngoài OPEC giảm sản lượng 600.000 thùng/ngày.
Nga dự kiến gánh vác một nửa mức giảm của các nhà sản xuất ngoài OPEC, song Moskva ngày 9/12 nói rằng còn nhiều vấn đề cần được giải quyết trước khi có thể đạt được một thỏa thuận cuối cùng, vì hiện chưa có nước nào bày tỏ thiện chí chia sẻ mức giảm còn lại.
Kim loại quý: Giá vàng giảm liên tiếp
Giá vàng thế giới vừa trải qua một tuần "ảm đạm" với nhiều phiên đi xuống, giữa bối cảnh các số liệu tích cực về kinh tế Mỹ làm giảm sức hấp dẫn của vàng trong thời kỳ bất ổn. Xu hướng tăng giá của đồng USD và triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nâng lãi suất cũng tác động tiêu cực đến giá kim loại quý này.
Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao tháng 2/2017 tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX) giảm 10,5 USD (0,9%) xuống 1.161,90 USD/ounce sau các số liệu tích cực mới về kinh tế Mỹ và xu hướng đi lên của đồng USD. Trong tuần chỉ có duy nhất một phiên tăng giá trước thềm cuộc họp chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 8/12. Tuy nhiên, ngay phiên sau đó, giá vàng lại quay đầu đi xuống khi chính sách nới lỏng định lượng của ECB hỗ trợ đồng USD và gây sức ép đối với giá kim loại quý này.
Theo FedWatch (công cụ theo dõi phản ứng của thị trường về những thay đổi đối với lãi suất mục tiêu của Fed) của CME Group, xác suất Fed nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 12/2016 là 94%.
Bộ Lao động Mỹ cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này giảm 10.000 xuống 258.000 đơn trong tuần kết thúc vào ngày 2/12. Thông tin lạc quan về tình hình kinh tế Mỹ đang làm gia tăng dự báo của các nhà đầu tư về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong cuộc họp tuần tới. Nhiều nhà đầu tư dự báo Fed có thể nâng lãi suất từ 0,5% lên 0,75% trong cuộc họp ngày 13-14/12.
Ngày 8/12, ECB thông báo sẽ kéo dài chương trình mua tài sản đến hết năm 2017, song sẽ giảm mức mua trái phiếu từ 80 tỷ euro/tháng hiện nay xuống còn 60 tỷ euro/tháng bắt đầu từ tháng 4/2017. Theo các chuyên gia, quyết định của ECB đã đẩy đồng bạc xanh tăng giá, với chỉ số đồng USD so với các đồng tiền lớn khác có thời điểm tăng 0,98%.
Trong bối cảnh giá vàng thế giới chịu nhiều sức ép từ đầu năm tới nay, Giám đốc điều hành công ty Randgold hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán London, ông Mark Bristow, nhận định nguồn cung vàng thế giới trong tương lai chịu sức ép lớn chưa từng có. Đà phục hồi tương đối chậm của giá vàng so với các hàng hóa khác trong năm nay là lý do khiến ngành khai thác vàng cắt giảm mạnh kinh phí cho việc thăm dò các mỏ vàng, từ gần 10 tỷ USD năm 2012 xuống dưới 4 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia trong ngành dự báo với đà này, thị trường sẽ thiếu cung vàng vào cuối thập niên, trừ phi ngành khai mỏ phát hiện thêm các mỏ vàng lớn.
Kim loại cơ bản: Giá đồng tăng nhờ tín hiệu hồi phục của Trung Quốc
Giá đồng tuần qua tăng sau những số liệu tích cực từ Trung Quốc làm dấy lên hy vọng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang hồi phục, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nước này trong việc kiểm soát sản xuất và giao dịch có thể kiềm chế đà tăng giá.
Chi phí sản xuất ở Trung Quốc – nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, đã tăng nhanh nhất trong vòng hơn 5 năm vào tháng 11 vừa qua do giá than, thép và các vật liệu xây dựng khác tăng.
Mức tăng 3,3% - vượt dự kiến, cùng với xu hướng sản xuất tăng ở khắp các nơi, từ Trung Quốc tới Mỹ và châu Âu là cơ sở để hy vọng kinh tế thế giới có thể đang lạm phát trở lại nhờ hoạt động của ngành công nghiệp.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 0,7% trong phiên cuối tuần, lên 5.825 USD/tấn, tính chung cả tuần giá tăng 1%.

Chính phủ Trung Quốc đang phải kiềm chế đầu cơ vào thị trường hàng hoá sau khi tiền từ bất động sản chảy mạnh sang lĩnh vực này khiến giá hàng hoá tăng mạnh, gây nguy cơ méo mó thị trường.

Trong tháng 11/2016, hoạt động nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh, bất chấp những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới giảm tốc.
Trung Quốc trong tháng qua đã nhập khẩu 91,98 triệu tấn quặng sắt, tăng 13,8% so với tháng trước đó. Lượng than đá nhập khẩu là 26,97 triệu tấn, mức cao nhất trong 18 tháng và cao hơn gấp đôi mức nhập khẩu trong cùng tháng này năm 2015.
Cùng tháng 11, Trung Quốc nhập khẩu 32,35 triệu tấn dầu thô, tương đương 7,87 triệu thùng/ngày, cao hơn mức bình quân 7,53 triệu thùng/ngày từ đầu năm tới nay. Lượng đồng nhập khẩu tăng 31% so với tháng 10/2016 lên 38.000 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6/2016.
Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo xu hướng gia tăng lượng nhập khẩu hàng hóa sẽ không tiếp tục trong tháng 12/2016, trong bối cảnh người tiêu dùng ngừng dự trữ hàng trước thềm kỳ nghỉ lễ sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2017. Bên cạnh đó, sự yếu đi của đồng NDT cũng khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên kém hấp dẫn hơn.

Ngân hàng trung ương châu Âu quyết định kéo dài gói kích thích kinh tế và Tổng thống mới của Mỹ hứa hẹn sẽ tăng mạnh đầu tư cho hạ tầng cơ sở cũng đang góp phần làm cho thị trường nguyên liệu công nghiệp nóng lên.

Nông sản: Giá hàng hoá nhẹ giảm mạnh
Cacao trên sàn New York tiếp tục giảm giá hơn 4% xuống mức thấp nhất nhiều nưm do triển vọng nguồn cung dồi dào kích thích hoạt động bán ra.
Cà phê arabica cũng giảm xuống mức thấp nhất gần 4 tháng, là phiên giảm giá thứ 5 liên tiếp, trong khi đường cũng giảm do USD tăng mạnh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt.
Cà phê arabica giảm 2,05 US cent hay 1,5% xuống 1,3935 USD/lb, trong khi robusta giảm 22 USD hay 1,09% xuống 1.989 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 3/12

Giá 10/12

Giá 10/12 so với 9/12

Giá 10/12 so với 9/12 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,68

51,50

+0,66

+1,30%

Dầu Brent

USD/thùng

54,46

54,33

+0,44

+0,82%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

37.330,00

38.150,00

+380,00

+1,01%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

3,46

3,75

+0,05

+1,38%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

155,91

150,73

+0,26

+0,17%

Dầu đốt

US cent/gallon

165,81

163,74

+1,15

+0,71%

Dầu khí

USD/tấn

478,25

477,50

+6,00

+1,27%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

46.480,00

47.220,00

+520,00

+1,11%

Vàng New York

USD/ounce

1.177,80

1.161,90

-10,50

-0,90%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.273,00

4.274,00

-5,00

-0,12%

Bạc New York

USD/ounce

16,80

16,92

-0,05

-0,31%

Bạc TOCOM

JPY/g

60,60

62,50

+0,50

+0,81%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

929,24

915,85

-22,50

-2,40%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

744,13

731,20

-6,73

-0,91%

Đồng New York

US cent/lb

262,50

264,75

+2,15

+0,82%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

5.760,00

5.826,00

+44,00

+0,76%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

1.714,50

1.750,00

+26,00

+1,51%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

2.668,00

2.711,00

+22,00

+0,82%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

21.025,00

20.925,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

+4,75

359,50

+6,00

+1,70%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

+8,75

416,25

+8,00

+1,96%

Lúa mạch

US cent/bushel

-0,75

225,00

+2,00

+0,90%

Gạo thô

USD/cwt

-0,09

9,92

+0,15

+1,54%

Đậu tương

US cent/bushel

-2,25

1.037,50

+10,50

+1,02%

Khô đậu tương

USD/tấn

-0,20

318,80

+5,10

+1,63%

Dầu đậu tương

US cent/lb

-0,13

36,94

-0,32

-0,86%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

+1,60

518,80

-3,40

-0,65%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.395,00

2.170,00

-102,00

-4,49%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

145,80

139,35

-2,05

-1,45%

Đường thô

US cent/lb

19,12

19,24

-0,21

-1,08%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

220,65

213,00

-0,40

-0,19%

Bông

US cent/lb

71,04

70,80

-0,62

-0,87%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

337,20

317,30

-5,50

-1,70%

Cao su TOCOM

JPY/kg

232,90

248,80

+3,40

+1,39%

Ethanol CME

USD/gallon

1,57

1,68

+0,04

+2,68%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

Nguồn: Vinanet