Năng lượng: Giá dầu Brent tăng, WTI giảm
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tăng nhờ thông tin về những kết quả khả quan trong việc điều trị COVID-19. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá dầu của Mỹ giảm do báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo nhu cầu sẽ yếu hơn do đại dịch COVID-19 kéo dài, dù những tác động tồi tệ nhất đến các nền kinh tế đã giảm bớt.
Kết thúc phiên này, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 93 US cent (2,4%) lên 40,55 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2020 chốt phiên này tăng 89 US cent, hay 2,1%, lên 43,24 USD/thùng, sau khi giảm 2,2% trong phiên trước xuống mức thấp nhất kể từ ngày 1/7 là 42,35 USD/thùng.
Giá dầu tăng trong phiên này do IEA nâng dự báo nhu cầu năm 2020 trong bối cảnh một loạt số liệu kinh tế gồm số liệu việc làm hàng tháng kỷ lục, cho thấy sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh của Mỹ trong tháng 6. Giá cũng được hỗ trợ sau khi số liệu cho thấy các công ty năng lượng Mỹ cắt giảm số giàn khoan dầu và khí đang hoạt động xuống mức thấp kỷ lục trong 10 tuần liên tiếp.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 0,3%, trong khi giá dầu Brent tăng 1%.
Nhà kinh tế toàn cầu của The Economist Intelligence Unit, Cailin Birch, cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu đang ở tình trạng ngưng trệ, với giá dầu Brent ổn định ở mức khoảng 40 USD/thùng trong phần lớn tháng Sáu và đầu tháng Bảy, khi các nhà sản xuất lớn điều chỉnh sản lượng theo tốc độ phục hồi còn yếu của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng nhu cầu sẽ phải mạnh hơn để làm thay đổi động lực của thị trường và thúc đẩy tăng trưởng giá dầu trong dài hạn, nhưng điều này phải chờ đến khi vắc-xin COVID-19 được cung cấp rộng rãi, một triển vọng được cho là phải đến cuối năm 2021.
Tuy nhiên, ông Tyler Richey, người đồng biên tập của chuyên trang nghiên cứu Sevens Report Research, nhận định giá dầu đã nhận được động lực sau khi Gilead Sciences Inc. GILD cho biết, kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc remdesivir điều trị COVID-19 được công ty này phát triển đã làm giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 là 62%.
Kết quả khả quan trên cũng hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ. Ông Richey cho rằng, giá dầu có sự liên quan mật thiết với thị trường chứng khoán trong tuần qua, khi sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục làm giảm những hy vọng về sự phục hồi nhanh của kinh tế toàn cầu.
Trong báo cáo mới nhất, IEA đã nâng dự báo nhu cầu dầu thô hàng năm lên 92,1 triệu thùng/ngày, tăng 400.000 thùng so với dự báo đưa ra vào tháng trước, khi mức giảm của nền kinh tế trong quý II thấp hơn dự kiến, nhờ các biện pháp phong tỏa được nới lỏng ở nhiều nước. Tuy nhiên, cơ quan này nhận định sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 có thể tác động đến nhu cầu sắp tới. Theo IEA, số ca nhiễm tăng ở một số nước cho thấy đại dịch vẫn chưa được kiểm soát và triển vọng thị trường gần như chắc chắn là theo hướng đi xuống.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi việc khởi động trở lại mỏ dầu Messla và nhà máy lọc dầu Sarir ở Libya sau thời gian đóng cửa kể từ tháng Một do bất ổn ở nước này.
Một số nhà đầu tư năng lượng tin tưởng vào khả năng phục hồi của giá dầu từ các mức thấp hồi tháng Tư, dù giá vẫn duy trì ở mức khoảng 40 USD/thùng.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên cuối tuần, giá vàng giảm do sự gia tăng của chứng khoán Mỹ đã giảm bớt dòng tiền đổ vào vàng. Vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.797,89 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,1% xuống 1.801,9 USD/ounce.
Cũng trong phiên này, giá palađi tăng 1,3% lên 1.968,01 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,9% xuống 817,94 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng hơn 1,4%. Giá vàng có tuần tăng thứ năm liên tiếp và tăng hơn 18% kể từ đầu năm. Xu hướng giá tăng có được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích khổng lồ từ các ngân hàng trung ương và chính phủ để hạn chế sự sụt giảm kinh tế.
Giá vàng có thể đạt kỷ lục mới trong năm nay nếu một loạt các rủi ro khác xảy ra, đặc biệt nếu nhem nhóm sự phục hồi kinh tế toàn cầu bị dập tắt bởi một đợt phong tỏa khác của các nền kinh tế lớn. Chính sách tài chính và tiền tệ hỗ trợ đã cung cấp môi trường hoàn hảo cho giá vàng, với lợi suất thực tế ở mức thấp kỷ lục và đồng USD suy yếu đáng kể do nguồn thanh khoản dồi dào chưa từng có.
Theo các nhà phân tích tại Goldman Sachs, vàng chịu tác động từ hai yếu tố chính. Đó là sự lo ngại khiến nhu cầu đầu tư tăng tại các thị trường phát triển và sự phục hồi đang thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở các thị trường mới nổi.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng, vàng đang có một môi trường lý tưởng khi đà phục hồi tại Mỹ chậm lại do làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, trong khi Trung Quốc, nước tiêu thụ vàng bán lẻ lớn nhất thế giới đang phục hồi mạnh.
Tình hình tại Mỹ cũng khiến đồng USD giảm, giúp tăng sức mua vàng của những người tiêu dùng bên ngoài nước Mỹ.
Vladimir Schlossberg, Giám đốc phụ trách bộ phận chiến lược tiền tệ tại công ty môi giới đầu tư BK Asset Management, dự báo giá vàng sẽ chưa dừng đà tăng sau khi đã vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce trong phiên 8/7. Chuyên gia này cho biết, các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương toàn cầu đã thúc đẩy các Chính phủ mở rộng chính sách tài khóa, một điều sẽ hỗ trợ nền kinh tế và đẩy lạm phát lên cao hơn. Qua đó, khuyến khích các ngân hàng trung ương giữ lãi suất ở mức rất thấp.
Ông Schlossberg khẳng định ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng trung ương vào thời điểm này là duy trì động lực và đà tăng trưởng hết mức có thể trong một thế giới hậu COVID-19. Vì vậy, họ sẽ giảm lãi suất, lạm phát khi đó sẽ tăng cao hơn một chút và điều này càng củng cố đà đi lên cho giá vàng. Môi trường này nhiều khả năng sẽ giúp vàng “thử sức” ở mức cao nhất mọi thời đại với 1.920,3 USD/ounce mà kim loại quý này từng thiết lập vào năm 2011.
Nhà phân tích Daniel Moss cho trang tin Bloomberg cũng cho rằng, giá vàng có thể tiếp tục tăng cao hơn sau khi phá vỡ ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Ông Schlossberg cho biết các nhà giao dịch cũng đang chờ đợi báo cáo kinh doanh của các công ty Mỹ trong quý II/2020 , với đa số đều nhận định chúng sẽ ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng mạnh nhất kể từ năm 2018
Giá đồng tuần qua tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm, lên mức trước khủng hoảng Covid-19, do nhu cầu của Trung Quốc phục hồi và các nhà dầu tư trở lại lạc quan về kim loại này.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,9% lên 6.417 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng 6,6%, là tuần tăng thứ 8 liên tiếp và nhiều nhất kể từ tháng 2/2018, hiện đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.
Một số nhà phân tích dự báo nhu cầu của Trung Quốc có thể sẽ quay trở lại không chỉ nhanh mà còn nhanh hơn hầu hết dự kiến của mọi người, nhưng cũng bắt đầu có rủi ro về nguồn cung được định giá trong giá đồng. Tại một số nước, đặt biệt ở Mỹ Latinh, nơi sản xuất một nửa quặng đồng thế giới, việc hạn chế đang được dỡ bỏ tại thời điểm ca nhiễm virus gia tăng.
Lượng đồng lưu kho trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 20.018 tấn lên 137.336 tấn trong tuần này, nhưng vấn thấp hơn nhiều mức đỉnh hồi tháng 3.
Trong nhóm sắt thép, giá quặng sắt kỳ hạn giảm trong phiên cuối tuần, nhưng tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 5, do lạc quan ngày càng tăng về triển vọng nhu cầu tại nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép hàng đầu thế giới này.
Trong phiên cuối tuần, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Đại Liên đóng cửa giảm 0,1% xuống 790,5 CNY (112,79 USD)/tấn, đảo ngược xu hướng tăng của 5 phiên trước do
số liệu của Australia cho thấy xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc trong tháng 6 từ kho cảng xuất khẩu hàng đầu thế giới Port Hedland tăng lên mức kỷ lục 46,2 triệu tấn. Hợp đồng quặng sắt giao tháng 8 trên sàn giao dịch Singapore giảm 0,3% xuống 102,82 USD/tấn sau khi tăng 6 phiên liên tiếp; thép thanh trên sàn giao dịch Thượng Hải đóng cửa giảm 0,8% sau 6 phiên tăng liên tiếp, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 0,5% sau 5 ngày tăng. Thép không gỉ giảm 0,9%.
Tính chung cả tuần, giá tăng 6,3%, tăng một tuần lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 22/5. Hợp đồng Đại Liên này đã tăng khoảng 6,3% trong tháng 7. Trong tuần qua, giá quặng sắt giao ngày hàm lượng 62% lên mức cao nhất trong 11 tháng đạt 107 USD/tấn, theo số liệu từ công ty tư vấn SteelHome.
Nông sản: Giá cà phê tăng
Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica giảm 1,35 US cent hay 1,4% xuống 97,4 US cent/lb; robusta vững ở 1.197 USD/tấn. Các đại lý cho biết những dấu hiệu cung cầu chứng tỏ nguồn cung cà phê chất lượng tốt dồi dào tiếp tục áp lực lên giá. Tính chung cả tuần, giá tăng nhẹ.
Giá đường thô kết thúc phiên cuối tuần giảm 0,08 US cent hay 0,7% xuống 11,76 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 4,7 USD hay 1,4% xuống 335,4 USD/tấn. Giá giảm trong phiên này trái với xu hướng tăng của giá dầu. Diễn biến trái chiều hiếm hoi giữa hai mặt hàng này vì giá năng lượng cao thường được coi như đang giảm sản lượng đường tại Brazil để hỗ trợ sản xuất ethanol. Sản lượng đường tích lũy của các nhà máy Brazil trong mùa này cao hơn 48,75% so với mùa trước.
Đối với ngũ cốc, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) diễn biến trái chiều khi đóng cửa ngày giao dịch 10/7, theo đó giá ngô và giá đậu tương giảm, trong khi giá lúa mỳ tăng. Cụ thể, giá ngô giao tháng 12/2020 giảm 12,25 US cent (tương đương 3,43%) xuống còn 3,4475 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 9/2020 tăng 9 US cent (1,71%) lên 5,34 USD/bushel, ngược lại giá đậu tượng giao tháng 11/2020 giảm 10,75 US cent (1,19%) xuống còn 8,9075 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng ngô trữ kho vào cuối niên vụ 2019/20 đạt 2.248 triệu bushel, tăng 150 triệu bushel. Lượng ngô trữ kho vào cuối niên vụ 2020/21 của Mỹ giảm 2.648 triệu bushel. Báo cáo trên cũng dự đoán nhu cầu đối với ngô xuất khẩu của Mỹ tăng 375 triệu bushel.
Sản lượng lúa mỳ năm 2020 của Mỹ giảm 53 triệu bushel xuống còn 1.824 triệu bushel. Trữ lượng lúa mỳ cuối niên vụ 2020/21 của Mỹ ước đạt 942 triệu bushel.
Báo cáo trên đã hạ ước tính sản lượng lúa mỳ năm 2020 của Nga xuống còn 76,5 triệu tấn, giảm 500.000 tấn, trong khi xuất khẩu lúa mỳ của nước này đạt 36 triệu tấn. Trong khi đó, trữ lượng lúa mỳ thế giới niên vụ 2020/21 đạt mức kỷ lục 315 triệu tấn, giảm 1 triệu tấn.
Trong khi đó, trữ lượng đậu tương cuối niên vụ 2020/21 của Mỹ tăng lên 425 triệu bushel, tăng 30 triệu bushel. Xuất khẩu đậu tương niên vụ 2020/21 của Mỹ ổn định ở mức 2.050 triệu bushel.
Báo cáo trên cũng nâng dự báo sản lượng đậu tương năm 2020 của Brazil thêm 2 triệu tấn lên mức kỷ lục 126 triệu tấn, với xuất khẩu đậu tương tăng lên 89 triệu tấn.
Cũng theo báo cáo trên, nhập khẩu đậu tương niên vụ 2020/21 của Trung Quốc đạt 96 triệu tấn, tương tự niên vụ hiện nay. Tuy vậy, báo cáo trên không đưa ra dự báo về mức tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu tương nhập khẩu niên vụ tới.
Giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) trong phiên cuối tuần giảm theo xu hướng giá Thượng Hải, và do số trường hợp nhiễm virus corona mới tại một số bang của Mỹ làm tăng thêm lo lắng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại.
Hợp đồng cao su TOCOM kỳ hạn tháng 12 đóng cửa giảm 2,5 JPY xuống 155,1 JPY (1,45 USD)/kg. Giá đã giảm 0,3% trong tuần này; hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 215 CNY xuống 10.495 CNY (1.498 USD)/tấn. Tuy nhiên, trên cơ sở hàng tuần, giá tăng 2% đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp.
Đồng JPY mạnh lên cũng gây áp lực cho giá cao su do khiến tài sản định giá bằng đồng JPY rẻ hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác. Bổ sung thêm áp lực là giá dầu giảm bởi lo lắng về về số ca nhiễm virus tăng vọt tại Mỹ và những nơi khác.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 3/7

Giá 10/7

Giá 10/7 so với 9/7

Giá 10/7 so với 9/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

40,32

40,55

+0,93

+2,35%

Dầu Brent

USD/thùng

42,80

43,24

+0,89

+2,10%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

29.060,00

28.360,00

+460,00

+1,65%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,75

1,81

+0,03

+1,46%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

124,40

128,31

+3,26

+2,61%

Dầu đốt

US cent/gallon

122,60

124,12

+1,73

+1,41%

Dầu khí

USD/tấn

364,00

369,75

+2,75

+0,75%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

41.290,00

43.420,00

+560,00

+1,31%

Vàng New York

USD/ounce

1.787,30

1.801,90

-1,90

-0,11%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.142,00

6.194,00

+9,00

+0,15%

Bạc New York

USD/ounce

18,31

19,05

+0,09

+0,48%

Bạc TOCOM

JPY/g

62,10

64,10

+0,30

+0,47%

Bạch kim

USD/ounce

810,75

827,52

-10,16

-1,21%

Palađi

USD/ounce

1.927,14

1.969,31

+20,01

+1,03%

Đồng New York

US cent/lb

272,10

289,75

+5,90

+2,08%

Đồng LME

USD/tấn

6.017,00

6.412,00

+112,00

+1,78%

Nhôm LME

USD/tấn

1.614,00

1.688,50

+24,50

+1,47%

Kẽm LME

USD/tấn

2.026,00

2.193,50

+37,50

+1,74%

Thiếc LME

USD/tấn

16.840,00

17.310,00

-30,00

-0,17%

Ngô

US cent/bushel

337.25

-11,50

-3,30%

337,25

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

534.00

+9,00

+1,71%

534,00

Lúa mạch

US cent/bushel

277.25

-3,00

-1,07%

277,25

Gạo thô

USD/cwt

11.94

-0,16

-1,32%

11,94

Đậu tương

US cent/bushel

890.75

-10,75

-1,19%

890,75

Khô đậu tương

USD/tấn

300.10

-5,30

-1,74%

300,10

Dầu đậu tương

US cent/lb

28.84

-0,08

-0,28%

28,84

Hạt cải WCE

CAD/tấn

479.50

-1,90

-0,39%

479,50

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.179,00

2.160,00

+11,00

+0,51%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

103,20

97,40

-1,35

-1,37%

Đường thô

US cent/lb

12,24

11,76

-0,08

-0,68%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

124,55

129,20

+0,35

+0,27%

Bông

US cent/lb

62,95

64,31

+0,42

+0,66%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

438,30

498,40

+16,50

+3,42%

Cao su TOCOM

JPY/kg

155,60

156,50

+1,40

+0,90%

Ethanol CME

USD/gallon

1,30

1,32

-0,07

-5,38%

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg