Năng lượng: Giá dầu giảm sau 6 tuần tăng
Trong tuần qua, giá dầu thế giới đã ghi nhận tuần giảm giá đầu tiên trong vòng 7 tuần qua với do những lo ngại về tình trạng dư cung và sự gia tăng trở lại số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ.
Trong phiên cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Bảy giảm 8 US cent, hay 0,2%, xuống 36,26 USD/thùng, mức khép phiên thất nhất kể từ ngày 1/6 đối với kỳ hạn giao sau 1 tháng. Trong khi đó, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng Tám tăng 18 US cent, hay 0,5%, lên 38,73 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 8,3%, trong khi giá dầu Brent giảm 8,4%, đánh dấu tuần giảm giá đầu tiên đối với cả hai loại dầu này kể từ tuần kết thúc vào ngày 24/4.
Thị trường dấy lên lo ngại về khả năng các biện pháp phong tỏa được áp đặt trở lại trước sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và con đường phục hồi kinh tế toàn cầu trở nên khó khăn hơn.
Những lo ngại về sự suy yếu hơn nữa của nền kinh tế thế giới đã làm gia tăng những đồn đoán tăng nhu cầu năng lượng sẽ giảm xuống, từ đó gây áp lực lên giá dầu mỏ.
Số ca nhiễm COVID-19 mới đang gia tăng trên toàn cầu, trong khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên mức kỷ lục. Số ca nhiễm mới tại Mỹ đang tăng nhẹ sau 5 tuần sụt giảm. Giữa bối cảnh hầu hết các bang tại Mỹ đã nới lỏng hạn chế đi lại - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đối với dầu mỏ, tiêu thụ nhiên liệu tại nước này vẫn thấp hơn các mức thông thường 20%, khi người tiêu dùng vẫn mang tâm lý cẩn trọng.
Lukman Otunuga, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của công ty FXTM, nhận định dù OPEC+ đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm một tháng nữa, nhưng nhìn chung điều này có thể sẽ không hỗ trợ được nhiều cho giá dầu, vốn đang thất thế trước dịc COVID-19 và những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga và các nhà sản xuất khác (còn gọi là Nhóm OPEC+) ngày 6/6 đã chấp nhận duy trì mức cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương 10% nguồn cung toàn cầu, cho đến tháng Bảy tới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Abdulaziz bin Salman, cho biết vương quốc dầu mỏ này cùng các đồng minh Vùng Vịnh là Kuwait và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) sẽ không tiếp tục mức cắt giảm bổ sung 1,18 triệu thùng/ngày.
Trong khi đó, với việc giá dầu đã tăng trở lại, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã bắt đầu mở lại các giếng khoan bị đóng trong thời gian giãn cách xã hội vì dịch COVID-19.
Giới phân tích cho rằng điều này có thể làm suy yếu sự phục hồi nhu cầu mong manh cũng như ảnh hưởng tới các nỗ lực thúc đẩy giá dầu tăng của OPEC+. Bên cạnh đó, Saudi Arabia đã tăng giá cho dầu thô của nước này với dự đoán rằng nhu cầu năng lượng sẽ mạnh hơn trong thời gian tới.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên cuối tuần, giá vàng tăng do nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn lại tăng lên do lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2.
Kết thúc phiên này, vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.730,57 USD/ounce; tính chung cả tuần tăng 2,7% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 10/4/2020. Hợp đồng vàng kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,1% xuống 1.737,3 USD/ounce.
Một yếu tố đã hỗ trợ giá vàng trong tuần qua là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 10/6 đã bác bỏ khả năng tăng lãi suất trong vài năm tới và có thể thực hiện chính sách nới lỏng định lượng trong tương lai gần.
Chuyên gia Razaqzada cho rằng giá vàng có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi một số yếu tố như những lo ngại về làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai và bất ổn địa chính trị gia tăng.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng cho rằng giá vàng sau khi được thúc đẩy nhờ chính sách tiền tệ thì cần động lực mới để bứt ra khỏi biên độ giao dịch ở mức khoảng 1.700 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá palađi tăng 0,4% lên 1.929,12 USD/ounce, trong khi bạc giảm 1,5% xuống 17,43 USD/ounce và bạch kim giảm 0,4% xuống 808,18 USD/ounce – tuần giảm đầu tiên kể từ cuối tháng 3.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng loạt tăng
Giá đồng tăng và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp do tồn trữ giảm và hoạt động mua vào từ nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc, giữa bối cảnh hứng khoán toàn cầu và giá dầu tăng.
Phiên cuối tuần, giá đồng trên sàn London tăng 0,5% lên 5.791 USD/tấn; tính chung cả tuần, giá tăng gần 2%.
Trong phiên trước đó, giá đồng đạt 5.928 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 24/1/2020 và tiến sát mức 6.343 USD/tấn trong ngày 16/1/2020, trước khi thị trường bị ảnh hưởng bởi virus corona bùng phát. Lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm 5.275 tấn xuống 125.325 tấn, thấp nhất kể từ ngày 24/2/2020; lượng lưu kho trên sàn Thượng Hải giảm 11.782 tấn xuống 128.131 tấn.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tuần qua tăng hơn 3% do nhu cầu tốt từ các nhà máy thép, giữa bối cảnh lo ngại về nguồn cung từ Brazil.
Phiên cuối tuần, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,9% lên 777 CNY (109,81 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 3,5%; quặng sắt 62% giao ngay vào Trung Quốc giảm 0,5 USD xuống 104,5 USD/tấn. Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 tăng 0,9% lên 3.626 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,2% lên 3.583 CNY/tấn; thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2020 giảm 0,6% xuống 12.765 CNY/tấn.
Nông sản: Giá biến động
Phiên cuối tuần, giá đậu tăng do kỳ vọng Mỹ tiếp tục xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc. Trên sàn Chicago, đậu tương kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 5-1/4 US cent lên 8,71-1/4 USD/bushel; lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 2-3/4 US cent lên 5,02 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm 4,95-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 18/5/2020; ngô kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 1/4 US cent lên 3,3 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá lúa mì giảm 2,6% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 15/5/2020. Giá ngô giảm 0,4% song giá đậu tương tăng 0,4%.
Giá đường thô trong phiên cuối tuần giảm dưới ngưỡng 12 US cent/lb khi các trường hợp nhiễm virus corona mới gia tăng, gây áp lực đối với nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến nhu cầu đường. Cụ thể, đường thô kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn ICE giảm 0,07 US cent tương đương 0,6% xuống 11,87 US cent/lb, trong đầu phiên giao dịch chạm mức thấp 11,6 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn London giảm 4,4 USD tương đương 1,1% xuống 383,4 USD/tấn.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn ICE giảm 0,7 US cent tương đương 0,7% xuống 97 US cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 8 tháng trong ngày 11/6/2020; cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 15 USD tương đương 1,2% xuống 1.212 USD/tấn.
Giá cao su tại Tokyo trong phiên 12/6 giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần và có tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần, do lo ngại các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Mỹ gia tăng có thể làm chậm tốc độ hồi phục từ việc nới lỏng các hạn chế. Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn TOCOM giảm 1 JPY xuống 159 JPY (1,48 USD)/kg; tính chung cả tuần, giá cao su giảm 0,3%. Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 215 CNY xuống 10.375 CNY (1.467 USD)/tấn. Lượng cao su lưu kho trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% so với tuần trước đó.
Giá hàng hóa thế giới tuần qua
|
ĐVT
|
Giá 5/6
|
Giá 12/6
|
12/6 so với 11/6
|
12/6 so với 11/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
39,55
|
36,26
|
-0,08
|
-0,22%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
42,30
|
38,73
|
+0,18
|
+0,47%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
29.200,00
|
26.330,00
|
+540,00
|
+2,09%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
1,78
|
1,73
|
-0,08
|
-4,52%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
121,36
|
112,43
|
+0,55
|
+0,49%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
115,06
|
110,14
|
+1,34
|
+1,23%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
330,50
|
328,50
|
+5,75
|
+1,78%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
38.500,00
|
37.930,00
|
0,00
|
0,00%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.683,00
|
1.737,30
|
-2,50
|
-0,14%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
5.964,00
|
5.971,00
|
+8,00
|
+0,13%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,48
|
17,48
|
-0,41
|
-2,28%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
61,50
|
62,40
|
-0,30
|
-0,48%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
819,55
|
813,26
|
-1,44
|
-0,18%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
1.952,29
|
1.931,32
|
-9,27
|
-0,48%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
255,55
|
261,85
|
+1,65
|
+0,63%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
5.690,00
|
5.784,50
|
+20,00
|
+0,35%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.591,50
|
1.585,00
|
-16,50
|
-1,03%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.052,50
|
1.977,00
|
-30,00
|
-1,49%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
16.550,00
|
17.120,00
|
+202,00
|
+1,19%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
331,25
|
334,50
|
-0,50
|
-0,15%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
515,25
|
507,75
|
+2,00
|
+0,40%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
328,25
|
317,00
|
-2,00
|
-0,63%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,54
|
11,95
|
+0,03
|
+0,25%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
867,75
|
879,75
|
+3,00
|
+0,34%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
289,10
|
298,40
|
-1,10
|
-0,37%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,14
|
28,42
|
-0,02
|
-0,07%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
466,00
|
473,00
|
+1,20
|
+0,25%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.384,00
|
2.319,00
|
+28,00
|
+1,22%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
98,90
|
97,00
|
-0,70
|
-0,72%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,09
|
12,04
|
-0,06
|
-0,50%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
127,55
|
122,85
|
-6,45
|
-4,99%
|
Bông
|
US cent/lb
|
60,98
|
59,03
|
-0,46
|
-0,77%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
368,80
|
354,60
|
+3,60
|
+1,03%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
162,40
|
159,30
|
+0,30
|
+0,19%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,21
|
1,20
|
+0,01
|
+0,50%
|