Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm trong phiên giao dịch cuối tuần bởi giới đầu tư chốt lời sau khi giá lên cao nhất 6 tháng trong phiên giao dịch trước đó.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) trên sàn New York kỳ hạn giao tháng 6/2016 giảm 49 cent, tương ứng 1%, xuống 46,21 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn London giảm 25 cent, tương đương 0,5%, xuống 47,83 USD/thùng.
Tuy vậy, tính chung cả tuần giá vẫn tăng, vbới dầu WTI tăng 3,5%, ghi nhận tuần tăng thứ 10 trong 13 tuần qua, và dầu Brent tăng 5,4%, đánh dấu tuần tăng thứ 5 trong 6 tuần qua.
Giá dầu phiên 12/5 đã lập mức cao kỷ lục 6 tháng sau báo cáo lạc quan về cung-cầu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng như sự gián đoạn nguồn cung và nhu cầu toàn cầu tăng.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng sự gián đoạn nguồn cung chỉ mang tính nhất thời khi sản lượng dầu tại một số nước tăng lên, bù đắp sự sụt giảm sản lượng tại Canada - do hậu của cháy rừng, khiến tình trạng thừa cung chưa thể sớm chấm dứt.
Theo IEA, sản lượng và xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ đang tăng nhanh hơn dự kiến. Sản lượng dầu thô tháng 4 của Iran tăng 300.000 thùng/ngày lên 3,56 triệu thùng/ngày.
Các nước sản xuất dầu ở Trung Đông cũng đang rục rịch tăng sản lượng khi thấy nhu cầu của Trung Quốc và Ấn Độ - 2 nước tiêu thụ dầu thô lớn nhất khu vực - tăng lên. IEA dự báo, 2 nước này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2016.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng trở lại trong phiên cuối tuần dù USD mạnh lên.
Giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.273,53 USD/ounce, Giá vàng giao tháng 6/2016 tăng 0,1% lên 1.272,7 USD/ounce. Tuy vậy, cả tuần giá vàng vẫn giảm 1,1%, ghi nhận tuần giảm giá lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào 25/3.
USD lên cao nhất 2 tuần so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ khi số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự kiến làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất hơn một lần trong năm nay.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 20% do số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và nhiều nước khác làm giảm đồn đoán việc Fed sẽ nâng lãi suất.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 17,07 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,4% lên 1.047,66 USD/ounce trong khi đó, giá palladium giảm 0,7% xuống 588,72 USD/ounce.
Trên thị trường nông sản, tuần qua đánh dấu thời điểm giá đậu tương vọt lên mức cao kỷ lục gần 21 tháng do triển vọng nguồn cung sụt giảm một cách bất ngờ. Phiên 12/5, giá đậu tương kỳ hạn trên sàn giao dịch Chicago tăng lên mức 10,88-3/4 USD/bushel, cao hơn 5,2% so với phiên giao dịch trước và là mức cao nhất kể từ tháng 7/2014, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo dự trữ đậu tương Mỹ và cả thế giới đều sẽ giảm mạnh vào cuối vụ 2016.
Thị trường đường cũng biến động mạnh trong tuần qua. Trong phiên giao dịch 12/5, giá đường giao tháng 7 đã vọt lên mức 17 US cent/lb trên sàn New York. Đường là một trong những mặt hàng tăng trưởng tốt nhất cho tới thời điểm này của năm 2016 nhờ nguồn cung thiếu hụt trầm trọng.
Đường trên thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu hụt và việc Brazil – quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – đang gặp những bất ổn chính trị, giúp giá đường kéo dài đợt phục hồi.
Nhà phân tích Tom McNeill của Green Pool Commodities cho biết thị trường đường đang rơi vào tình trạng thiếu hụt sau 5 năm thặng dư. Sản lượng 8,6 triệu tấn/ngày đang không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Chính biến tại Brazil cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự biến động giá đường trong năm nay.
Tổng thống Brazil – bà Dilma Rousseff – đã bị đình chỉ công tác và phải đối mặt với những cáo buộc về việc phá vỡ các quy tắc hạch toán ngân sách nhà nước. Với sự suy thoái hiện nay, các nhà đầu tư tiền tệ đang kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm bà Rousseff.
Theo ông McNeill, điều này đã đẩy giá trị của đồng Real lên và cũng có tác động tích cực tới giá đường. Trần giá đường luôn được tạo ra ở mức mà các nhà sản xuất Brazil cảm thấy hợp lý.
Nhà phân tích của Green Pool Commodities dự báo rằng giá Real sẽ tiếp tục tăng, kéo dài sự phục hồi của giá đường.
Thời tiết đang trở nên khô hạn tại Thái Lan và Ấn Độ. Điều này càng khiến tình trạng khan hiếm đường trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang cố gắng dự báo những ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết La Nina tới giống cây trồng được sử dụng để sản xuất mía trong năm nay.
Ông McNeill cho rằng những nhà đầu cơ và các quỹ phòng ngừa rủi ro đang đóng một vai trò tích cực đối với thị trường đường trong thời gian gân đây. Vị chuyên gia này dự báo rằng giá đường sẽ có nhiều biến động trong thời gian tới nhưng tình trạng thâm hụt vẫn sẽ kéo dài cho tới đầu năm 2017.
Giá cà phê tiếp tục tăng trong phiên cuối tuần. Tại London, robusta tăng khoảng 1-2 USD/tấn, trong khi đó tại New York, arabica tăng khoảng 0,05-0,6 US cent/lb.
Hiệp hội Xuất khẩu Cà phê Brazil Cecafe cho biết, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 4/2016 đạt 2.149.214 bao, giảm 584.165 bao, hay 21,37%, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê hòa tan giá trị gia tăng trong tháng 4 đạt 254.829 bao, giảm 45.309 bao, hay 15,1%, so với cùng năm ngoái.
Như vậy, tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Brazil trong tháng 4/2016 đạt 2.404.043 bao, giảm 594.654 bao, tương ứng 21,76%, so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê tháng 4 đạt 352,2 triệu USD, giảm 148 triệu USD, hay 29,59%, so với cùng kỳ.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 7/5
|
Giá 14/5
|
14/5 so với 13/5
|
14/5 so với 13/5 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
44,66
|
46,21
|
-0,49
|
-1,05%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
45,32
|
47,83
|
-0,25
|
-0,52%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
29.080,00
|
30.720,00
|
-60,00
|
-0,19%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,10
|
2,10
|
-0,06
|
-2,74%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
149,62
|
158,82
|
+0,49
|
+0,31%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
133,73
|
140,31
|
+0,91
|
+0,65%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
397,50
|
418,75
|
+7,75
|
+1,89%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
40.390,00
|
42.170,00
|
-160,00
|
-0,38%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.294,00
|
1.272,70
|
+1,50
|
+0,12%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.418,00
|
4.422,00
|
-6,00
|
-0,14%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
17,51
|
17,13
|
0,00
|
-0,01%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
60,00
|
59,40
|
-0,20
|
-0,34%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
1.079,90
|
1.051,65
|
+4,00
|
+0,38%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
608,15
|
593,03
|
-1,82
|
-0,31%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
215,40
|
207,40
|
-0,05
|
-0,02%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
4.810,00
|
4.627,50
|
+14,50
|
+0,31%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.598,00
|
1.535,50
|
-9,50
|
-0,61%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.888,00
|
1.889,00
|
+19,00
|
+1,02%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
17.420,00
|
16.655,00
|
-20,00
|
-0,12%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
377,50
|
390,75
|
+1,75
|
+0,45%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
463,75
|
474,75
|
+6,75
|
+1,44%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
193,00
|
195,25
|
+3,50
|
+1,83%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,41
|
11,69
|
-0,13
|
-1,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.034,75
|
1.065,00
|
-7,00
|
-0,65%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
342,80
|
363,00
|
-1,40
|
-0,38%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,06
|
32,50
|
-0,07
|
-0,21%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
510,50
|
515,80
|
+9,30
|
+1,84%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
3.074,00
|
2.967,00
|
-53,00
|
-1,75%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
124,50
|
130,10
|
+0,05
|
+0,04%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
15,74
|
16,74
|
-0,24
|
-1,41%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
140,60
|
145,35
|
-1,60
|
-1,09%
|
Bông
|
US cent/lb
|
61,83
|
60,62
|
-0,11
|
-0,18%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
303,90
|
320,50
|
-1,60
|
-0,50%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
184,80
|
171,70
|
-1,40
|
-0,81%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,51
|
1,54
|
+0,00
|
+0,13%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg