Dầu tăng nhiều tuần liên tiếp
Phiên cuối tuần, giá dầu điều chỉnh giảm, với dầu Brent giảm 79 US cent (1%) xuống 78,51 USD/thùng; còn giá dầu WTI giảm 21 US cent (0,29%) xuống 71,28 USD/thùng. Chênh lệch giá giữa dầu Brent và WTI nới rộng lên hơn 8 USD/thùng do những yếu tố tác động trái chiều lên thị trường.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu Brent vẫn tăng khoảng 1,9% (tuần tăng thứ 6 liên tiếp), trong khi dầu WTI tăng 0,9% (tăng tuần thứ 3 liên tiếp). Dầu Brent sát phiên cuối tuần có lúc vượt ngưỡng 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014. Từ đầunăm tới nay, Brent đã tăng 17,5%.
Sản lượng dầu của Venezuela sụt giảm, nhu cầu trên toàn cầu gia tăng và các biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào Iran đã làm nóng thị trường dầu thế giới tuần qua.
Barclays cho biết, sản lượng dầu Venezuela có thể giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày (bpd). Nước này sản xuất khoảng 1,4 triệu bpd trong tháng 4/2018.
Bên cạnh đó, giá dầu còn nhận được hỗ trợ từ báo cáo cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2018 và dự kiến thế giới sẽ tiêu thụ 98,85 triệu thùng/ngày, tăng 1,65 triệu thùng/ngày so với năm ngoái. OPEC thông báo rằng tình trạng dư cung trên thị trường “vàng đen” thế giới gần như đã được loại bỏ. OPEC và các nước ngoài nhóm này tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu vẫn tiếp tục hạ thấp sản lượng dầu thô - được cho là nhiều hơn so với mức đã cam kết theo thỏa thuận. Trong khi đó, sản lượng của Iran không ổn định do các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt trở lại. Nhà phân tích Michael Wittner của Societe Generale dự đoán các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ làm giảm 400.000-500.000 thùng dầu thô mỗi ngày mà quốc gia này đưa ra thị trường dầu thế giới.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô thương mại của nước này, không tính lượng xăng dầu dự trữ chiến lược, đã giảm 1,4 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 11/5/2018. Theo các nhà phân tích, báo cáo trên của EIA cộng thêm những lo ngại về bất ổn địa chính trị và nhu cầu sử dụng cao sẽ tiếp tục hỗ trợ giá dầu. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh các yếu tố khác như căng thẳng địa chính trị (đặc biệt là những quan ngại về việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Iran - thành viên của OPEC), lượng dầu dự trữ sụt giảm và nhu cầu năng lượng tăng cao sẽ tiếp tục đẩy giá dầu thế giới đi lên.
Tuy nhiên, EIA cho cũng dự kiến rằng, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ đạt mức cao kỷ lục 7,18 triệu thùng/ngày.
Kim loại quý: Giá đồng loạt giảm trong tuần
Phiên cuối tuần, giá vàng hồi phục do USD giảm sau khi căng thẳng chính trị tại Italia dấy lên làn sóng bán tháo trái phiếu của nước này và khiến các nhà đầu tư lại tìm tới những tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.292,12 USD/ounce, từ mức thấp nhất kể từ ngày 27/12 của phiên trước đó (1.291,3 USD/ounce). Các chuyên gia dự báo giá vàng giao ngay có thể sẽ tiếp tục tăng lên 1.302 USD/ounce. Số liệu cho thấy rằng, thị trường lao động Mỹ thắt chặt và hoạt động nhà máy giữa Đại Tây Dương tăng, thúc đẩy kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất trong tháng tới. USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giảm 0,4% và kết thúc tuần giảm hơn 1%; giá bạch kim giảm 0,4% xuống 885,4 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 876,5 USD/ounce, mức thấp nhất 5 tháng, tính chung cả tuần giảm 4% - giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 12; trong khi giá palađi giảm 1,2% xuống 966,3 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 960,22 USD/ounce, mức thấp nhất 2 tuần và hướng tuần giảm gần 3%.
Kim loại công nghiệp: Giá nhôm trong tuần tăng, đồng giảm
Phiên cuối tuần, giá thép kỳ hạn tại Trung Quốc giảm trở lại xuống mức thấp nhất 1 tuần, do nguồn cung tăng và lo ngại nhu cầu phục hồi theo mùa có thể sẽ sớm chấm dứt. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10 trên sàn Thượng Hải đóng cửa giảm 1,2% xuống còn 3.631 NDT (570 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 3.619 NDT/tấn, mức thấp nhất 1 tuần. Trong khi đó, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,7% xuống còn 478 NDT/tấn, quặng sắt tại cảng Tần Hoàng Đảo giảm 0,8% xuống còn 67,49 USD/tấn. Hoạt động xây dựng tại Trung Quốc tăng góp phần làm giảm dự trữ thép của các thương gia nước này kể từ tháng 3/2018 và khiến sản lượng thép thô trung bình ngày của các nhà máy thép trong tháng 4/2018 tăng lên mức cao nhất trong 4 năm.
Cũng phiên cuối tuần, giá đồng và nhôm giảm sau thông tin từ Rusal cho biết, tài phiệt Oleg Deripaska đã từ chức khỏi Hội đồng quản trị và thôi không làm giám đốc Rusal nữa. Giá nhôm giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần khi thị trường giảm bớt lo ngại về nguồn cung nhôm từ Nga. Hợp đồng giao sau 3 tháng trên sàn London đóng cửa giảm 1% xuống còn 2.270 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.245 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 2/5, tuy nhiên tính chung cả tuần vẫn tăng. Một tháng trước đây giá nhôm đã lên mức cao kỷ lục 6 năm sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn thứ 2 thế giới, nhưng sau đó giá giảm trở lại bởi nhận định nguồn cung có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Giá đồng phiên cuối tuần giảm 0,3% xuống còn 6.855 USD/tấn, tính chung cả tuần giảm 0,9%, là tuần giảm đầu tiên trong 3 tuần, do sự không chắc chắn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu và sức mạnh đồng USD trong tuần này đã gây áp lực giá. Giá nickel trên sàn London tăng 1,1% lên 14.750 USD/tấn, giá kẽm tăng 0,1% lên 3.099,5 USD/tấn, trong khi giá chì giảm 1,9% xuống còn 2.330 USD/tấn và giá thiếc tăng 0,6% lên 20.780 USD/tấn.
Nông sản: Giá cà phê giảm, đường và lúa mì tăng
Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 0,1 cent tương đương 0,1% lên 1,18 USD/lb, cà phê robusta cùng kỳ hạn cũng tăng 12 USD tương đương 0,7% lên 1.762 USD/tấn.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 tăng 0,1 cent tương đương 0,9% lên 11,66 US cent/lb do lo ngại thời tiết khô tại Brazil; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 3,5 USD tương đương 1,1% lên 330,2 USD/tấn. Hợp đồng đường giao ngay chịu áp lực bởi đồng real Brazil suy yếu so với đồng USD, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2016. Giá đường thấp cũng khiến các nhà máy ở Brazil tăng sử dụng mía sản xuất ethanol và giảm mía sản xuất đường. Tuy nhiên, nguồn cung đường toàn cầu dư thừa chủ yếu nhờ sản lượng tại Thái Lan và Ấn Độ tăng mạnh mẽ, bù đắp cho sản lượng suy giảm tại Brazil.
Giá lúa mì tăng do dự báo thời tiết khô ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Lúa mì đỏ cứng vụ đông kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago tăng 20-3/4 cent lên 5,18-1/4 USD/bushel. Nhờ 4 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần qua lúa mì đã tăng giá thêm 3,9%. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago tăng 3-1/2 cent lên 9,98-1/2 USD/bushel, tính chung cả tuần giảm 0,5%, là tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Giá cao su cũng tăng trong phiên vừa qua trong bối cảnh hy vọng căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington sẽ giảm bớt sau vòng đàm phán thứ hai. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn TOCOM kết thúc phiên tăng 4 JPY tương đương 0,0361 USD, lên 193,9 JPY/kg. Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tăng 305 NDT tương đương 47,89 USD lên 11.765 NDT/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên sàn SICOM tăng 2 Uscent lên 142,5 Uscent/kg.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 12/5

Giá 19/5

19/5 so với 18/5

19/5 so với 18/5 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

68,10

71,35

-0,14

-0,20%

Dầu Brent

USD/thùng

74,64

78,51

-0,79

-1,00%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

46.490,00

50.900,00

-530,00

-1,03%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,77

2,84

-0,02

-0,77%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

212,69

223,19

-1,12

-0,50%

Dầu đốt

US cent/gallon

215,09

227,00

-1,08

-0,47%

Dầu khí

USD/tấn

649,75

697,00

-7,25

-1,03%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

63.520,00

68.150,00

-620,00

-0,90%

Vàng New York

USD/ounce

1.323,40

1.291,70

+2,30

+0,18%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.630,00

4.592,00

+4,00

+0,09%

Bạc New York

USD/ounce

16,50

16,47

-0,02

-0,10%

Bạc TOCOM

JPY/g

58,00

58,40

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

915,33

887,31

-3,89

-0,44%

Palladium

USD/ounce

972,13

967,63

-12,57

-1,28%

Đồng New York

US cent/lb

306,95

306,15

-2,75

-0,89%

Đồng LME

USD/tấn

6.797,00

6.855,00

-24,00

-0,35%

Nhôm LME

USD/tấn

2.223,00

2.270,00

-23,00

-1,00%

Kẽm LME

USD/tấn

3.121,00

3.099,50

+3,50

+0,11%

Thiếc LME

USD/tấn

20.900,00

20.780,00

+130,00

+0,63%

Ngô

US cent/bushel

398,50

402,50

+7,25

+1,83%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

498,50

518,25

+20,75

+4,17%

Lúa mạch

US cent/bushel

232,00

242,00

+1,00

+0,41%

Gạo thô

USD/cwt

13,01

12,33

-0,17

-1,40%

Đậu tương

US cent/bushel

1.056,25

998,50

+3,50

+0,35%

Khô đậu tương

USD/tấn

395,30

376,30

+1,20

+0,32%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,73

30,98

+0,04

+0,13%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

532,40

532,40

-0,20

-0,04%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.831,00

2.678,00

+39,00

+1,48%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

122,40

118,00

+0,10

+0,08%

Đường thô

US cent/lb

11,52

11,66

+0,10

+0,87%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

153,85

166,20

-3,75

-2,21%

Bông

US cent/lb

84,51

86,55

+1,52

+1,79%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

557,90

624,00

-15,00

-2,35%

Cao su TOCOM

JPY/kg

187,70

194,20

+0,30

+0,15%

Ethanol CME

USD/gallon

1,45

1,48

+0,01

+0,75%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet