Năng lượng: Dầu thô tiếp tục giảm giá
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2018 tăng 1 USD (1,4%), lên 70,46 USD/thùng - mức cao nhất trong một tuần qua, song tính chung cả tuần vẫn giảm 0,8%; dầu Brent Biển Bắc giao tháng 9/2018 cùng phiên tăng 49 US cent (0,58%), lên 73,07 USD/thùng, tính chung cả tuần, giá giảm khoảng 3%. Như vậy, dầu đã giảm giá tuần thứ 3 liên tiếp, giữa bối cảnh lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung lại nhen nhóm trở lại trên thị trường.
Các cảng của Libya mở cửa trở lại và thị trường có thể chứng kiến nguồn cung của Nga và các nước sản xuất “vàng đen” khác tăng lên.
Giới đầu tư quan ngại về cuộc chiến thương mại toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẵn sàng áp thuế với tất cả 505 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trong bối cảnh những lo ngại về đà tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại tác động tiêu cực đến giá dầu. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng với nhịp độ chậm hơn trong quý 2/2018 giữa bối cảnh những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế nợ làm tổn thương đến các hoạt động khác, trong khi sản lượng công nghiệp tháng 6/2018 giảm xuống mức thấp của hai năm do cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ. Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo cho hay, số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 5 giàn trong tuần xuống 858 giàn, mặc dù so với cùng kỳ năm 2017 vẫn tăng 94 giàn.
Tuy nhiên, tính trong 12 tháng qua, giá dầu ngọt nhẹ đã tăng 45%, còn giá dầu Brent tăng 48%.
Trong báo cáo tuần công bố ngày 18/7, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ xăng của nước này đã giảm 3,2 triệu thùng vào tuần kết thúc hôm 13/7, trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi ấm, giảm 371.000 thùng, cao hơn kỳ vọng của thị trường.
Giới chuyên gia nhận định, bất chấp sự suy yếu và biến động gần đây trên thị trường năng lượng, xu hướng về dài hạn vẫn nghiêng về đà tăng.
Mihir Kapadia, Giám đốc điều hành và là Nhà sáng lập tại Sun Global Investments cho biết, tâm lý thận trọng vấn thống lĩnh thị trường dầu mỏ, chủ yếu do những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như triển vọng về nhu cầu dầu mỏ.
Kim loại quý: Giá vàng giảm
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.230,89 USD/ouce, vàng giao sau tăng 7,10 USD tương đương 0,6% lên 1.231,10 USD/ounce. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vàng vẫn giảm 1% và có dấu hiệu sẽ còn giẩm nữa.
Xu hướng giảm bao trùm thị trường vàng tuần qua trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng kim loại quý này tại thị trường tiêu thụ hàng đầu ở châu Á như Trung Quốc thấp do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra với Mỹ đã làm suy yếu đồng nhân dân tệ, cộng thêm việc sự kỳ vọng Mỹ sẽ tăng tiếp lãi suất đã tạo áp lực lên giá vàng.
Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra những nhận định lạc quan về “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ đã giúp các thị trường tin tưởng rằng Fed sẽ có thêm hai đợt nâng lãi suất nữa trong năm nay khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng.
Nông sản: Giá đường và cà phê tăng
Phiên cuối tuần, giá đường thô giao tháng 10/2018 tăng 0,15 US cent tương đương 1,4% lên 11,12 US cent/lb, tính chung cả tuần giá tăng 1,5%, mạnh nhất kể từ cuối tháng 5. Đường trắng giao cùng kỳ hạn cũng tăng 3,8 USD tương đương 1,19% trong phiên cuối tuần, lên 322,2 USD/tấn.
Tuy nhiên, triển vọng giá đường sẽ còn giảm bởi sản lượng của Ấn Độ niên vụ 2018/19 sẽ cao kỳ lục, sản lượng của Liên minh châu Âu chắc chắn cũng sẽ cao.
Đối với cà phê, giá arabica giao tháng 9/2018 tăng 1,85 US cent tương đương 1,7% lên 1,1065 USD/lb, tính chung cả tuần giá tăng tuần đầu tiên trong vòng 4 tuần. Robusta giao tháng 9/2018 cùng phiên cũng tăng 11 USD tương đương 0,7% lên 1.738 USD/tấn.
Tại châu Á, giá cà phê Việt Nam tuần này giảm trong khi cà phê Indonesia vững. Mức chênh lệch giữa giá cà phê robusta loại 4, 80 hạt lỗi của Indonesia với giá hợp đồng kỳ hạn tháng 9 tại London là 70-120 USD, tương tự như tuần trước đó. Hoạt động thương mại đã bắt đầu tăng vững do nhu cầu mạnh sau vài tuần trầm lắng sau lễ Eid và các cuộc bầu cử khu vực, nhưng giá đã bị hạn chế bởi nguồn cung cao từ vụ thu hoạch mới, các thương nhân cho biết. Vụ thu hoạch đang diễn ra ở phía nam hòn đảo trồng cà phê chính Sumatra của Indonexia, nhưng nguồn cung thấp hơn dự kiến. Người mua đã nhanh chóng thu mua hết lượng bán ra.
Tại Việt Nam, giá thế giới giảm và dự trữ thấp vào cuối mùa vụ khiến thị trường trầm lắng, người nông dân không muốn bán cà phê hạt với hy vọng nguồn cung thắt chặt có thể hỗ trợ giá. Nông dân ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê chính của Việt Nam, bán cà phê hạt với giá 34.300-35.200 đồng (1,49 - 1,53 USD)/kg, thấp hơn 34.500-37.000 đồng một tuần trước đó, các thương nhân cho biết.Mức chênh lệch giữa giá cà phê robusta loại 2 đen, vỡ 5% của Việt Nam và cà phê robusta hợp đồng tháng 9 tại London đạt mức 90 - 100 USD/tấn so với mức thấp 80 - 100 USD trong tuần trước đó.
Bão nhiệt đới Sơn Tịnh đã đổ bộ vào các khu vực ven biển phía bắc, làm tăng nguy cơ lũ lụt và lở đất do mưa lớn gây ra, mặc dù không có thương vong nào được báo cáo hôm thứ Năm. Thương nhân cho biết lượng mưa đủ đã nuôi dưỡng tốt cây cà phê ở Tây Nguyên và cơn bão không gây hại cho cây trồng.
Giá cao su trên sàn Tokyo phiên cuối tuần giảm do nguồn cung dồi dào và nhu cầu yếu từ các nhà máy sản xuất lốp xe và giá giảm tại Thượng Hải. Các điểm cơ bản trên thị trường khá ổn định trong 4-5 tuần qua. Thời tiết bình thường ở các vùng sản xuất lớn như Thái Lan và Vân Nam, dẫn đến nguồn cung dồi dào. Dự trữ cao su Trung Quốc cũng rất cao.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2018 tại Tokyo giảm 2,4 Yên xuống còn 170,8 yên/kg. Trong tuần, giá cao su TOCOM giảm 1,2%. Giá hợp đồng cao su giao dịch mạnh nhất trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giao tháng 9 giảm 65 NDT xuống còn 10.185 NDT/tấn. Giá hợp đồng cao su trên sàn SICOM của Singapore giao tháng 8 chốt phiên giao dịch đạt mức 132,9 cent Mỹ/kg, giảm 0,6 cent.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá 14/7

Giá 21/7

Giá 21/7 so với 20/7

Giá 21/7 so với 20/7 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

71,01

70,46

+1,00

+1,4%

Dầu Brent

USD/thùng

75,33

73,07

+0,49

+0,58%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

50.140,00

48.950,00

-180,00

-0,37%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,75

2,77

0,00

-0,14%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

210,67

205,71

+1,36

+0,67%

Dầu đốt

US cent/gallon

213,34

209,55

+0,54

+0,26%

Dầu khí

USD/tấn

654,25

641,25

-0,25

-0,04%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

68.270,00

66.900,00

-60,00

-0,09%

Vàng New York

USD/ounce

1.241,20

1.224,90

+0,90

+0,07%

Vàng Tokyo

JPY/g

4.476,00

4.411,00

-1,00

-0,02%

Bạc New York

USD/ounce

15,82

15,39

-0,01

-0,08%

Bạc TOCOM

JPY/g

57,40

55,60

+0,20

+0,36%

Bạch kim

USD/ounce

829,14

273,10

+3,55

+1,32%

Palladium

USD/ounce

939,01

6.065,00

-85,00

-1,38%

Đồng New York

US cent/lb

277,55

2.001,00

-26,00

-1,28%

Đồng LME

USD/tấn

6.237,00

2.545,50

-54,50

-2,10%

Nhôm LME

USD/tấn

2.031,00

19.495,00

+20,00

+0,10%

Kẽm LME

USD/tấn

2.578,00

273,10

+3,55

+1,32%

Thiếc LME

USD/tấn

19.795,00

6.065,00

-85,00

-1,38%

Ngô

US cent/bushel

354,75

367,00

+2,00

+0,55%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

497,00

508,00

+3,75

+0,74%

Lúa mạch

US cent/bushel

241,75

238,25

+1,00

+0,42%

Gạo thô

USD/cwt

11,99

11,86

-0,01

-0,08%

Đậu tương

US cent/bushel

834,25

865,75

+4,25

+0,49%

Khô đậu tương

USD/tấn

323,00

328,40

+2,30

+0,71%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,39

28,20

-0,01

-0,04%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

485,10

495,50

+2,20

+0,45%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.513,00

2.304,00

+12,00

+0,52%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,90

109,35

+0,55

+0,51%

Đường thô

US cent/lb

10,96

10,99

+0,02

+0,18%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

168,80

170,65

+0,70

+0,41%

Bông

US cent/lb

87,84

87,14

-0,41

-0,47%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

520,70

484,90

-15,00

-3,00%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,90

170,00

-0,80

-0,47%

Ethanol CME

USD/gallon

1,40

1,43

+0,01

+0,49%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg