Năng lượng: Giá dầu có lúc cao nhất 2 tháng nhưng tính chung cả tuần vững
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 58 xu Mỹ xuống còn 63,39 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 81 US cent xuống 57,77 USD/thùng; dầu Brent giảm 58 US cent xuống 63,39 USD/thùng. Cả 2 mức giá này gần như không thay đổi so với đầu tuần, dầu WTI giảm nhẹ 0,1%, trong khi dầu Brent Biển Bắc tăng nhẹ 0,1%. Thị trường tuần qua nhìn chung chịu tác động từ hai yếu tố chính là các diễn biến xung quanh đàm phán thương mại Mỹ-Trung và khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước sản xuất dầu.
Giữa tuần, giá dầu có lúc tăng mạnh lên mức cao nhất gần 2 tháng sau thông tin Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến giữa năm 2020 và Trung Quốc đã mời các nhà đàm phán thương mại Mỹ tiến hành một vòng đàm phán mới.
Bên cạnh đó, giá dầu cũng nhận được lực đẩy sau khi tờ Wall Street Journal ngày 21/11 đưa tin Trung Quốc đã mời các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ tiến hành một vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh. Một bài báo đăng trên South China Morning Post cũng cho biết Mỹ có thể sẽ hoãn đánh thuế mới đối với hàng hóa của Trung Quốc kể cả khi hai bên không đạt được thỏa thuận trước ngày 15/12.
Tuy nhiên, đàm phán giữa 2 nước thiếu những bước đột phá gây sức ép lên tâm lý các nhà đầu tư. Một số nguồn tin cho hay, Trung Quốc có thể sẽ chỉ đồng ý với thỏa thuận thương mại giai đoạn nếu Mỹ nhất trí dỡ bỏ một số loại thuế hiện hành, điều mà Tổng thống Mỹ phản đối. Bên cạnh đó, thông tin cho biết Nga sẽ không thể nhất trí cắt giảm sản lượng hơn nữa tại cuộc họp với các nước sản xuất dầu mỏ khác vào tháng tới cũng góp phần cản trở giá dầu tăng.
Kim loại quý: Giá vàng giảm nhẹ
Phiên cuối tuần, giá vàng ít biến động khi đồng USD và trái phiếu chính phủ của Mỹ đều mạnh lên sau số liệu cho thấy hoạt động dịch vụ và sản lượng chế tạo của Mỹ đều khởi sắc, từ đó hạn chế nhu cầu đối với vàng.
Giá vàng g iao ngay giảm 0,1% trong phiên này, xuống còn 1.462,97 USD/ounce và tính chung cả tuần giảm 0,3%; vàng kỳ hạn tháng 12/2019 vững ở 1.463,60 USD/ounce.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá bạc giảm 0,4% xuống 17,02 USD/ounce, nhưng tính chung cả tuần giá tăng; giá bạch kim giảm 2,5% xuống 891,74 USD; tiêng palađi tăng 0,8% lên 1.774.05 USD/ounce và tính chung cả tuần giá tăng hơn 4%.
Kết quả khảo sát các nhà quản lý mua hàng được công bố ngày 22/11 cho thấy sản lượng chế tạo của Mỹ tháng 11/2019 đã ghi nhận mức tăng nhanh nhất trong bảy tháng qua. Bên cạnh đó, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng mạnh mẽ hơn dự đoán.
Ryan McKay, chiến lược gia hàng hóa của công ty TD Securities, nhận định các số liệu khả quan của Mỹ củng cố dự đoán Fed sẽ “án binh” trong các cuộc họp sắp tới, đồng nghĩa với việc lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ và đồng USD sẽ tiếp tục tăng lên và hạn chế nhu cầu đối với vàng.
Trước đó, biên bản cuộc họp tháng Mười của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng khẳng định các thành viên cơ quan này bày tỏ tin tưởng rằng trong ngắn hạn, các đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo sẽ không cần thiết, trừ phi có sự thay đổi lớn đối với triển vọng kinh tế.
Ngoài ra, Vincent Tie, Giám đốc bán hàng của Silver Bullion, cho rằng tác động từ những lo ngại xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang dần suy yếu khi thị trường đã lường trước khả năng hai bên sẽ không đạt được thỏa thuận nào trong vài tháng tới.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng và thép tăng
Giá đồng hồi phục mạnh trong phiên cuối tuần sau phát biểu của các nhà lãnh đạo Mỹ- Trung làm dấy lên hy vọng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại. Ông Trump nói hôm thứ Sáu rằng một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc "có khả năng rất gần" trong khi ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc muốn xây dựng một hiệp ước thương mại ban đầu với Mỹ và đã cố gắng tránh một cuộc chiến thương mại.
Tại sở giao dịch London, giá đồng chốt phiên cuối tuần tăng 0,5 % lên 5.855 USD/tấn sau khi đóng cửa giảm 0,8% trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần giá đồng tăng nhẹ.
Tồn kho đồng tại LME giảm xuống 218.9 25 tấn, mức thấp nhất kể từ 10/6.
Trong số các kim loại cơ bản, giá nhôm tăng 0,3% trong phiên cuối tuần, đạt 1.739 USD/tấn trong khi giá kẽm tăng 0,5% lên 2.305 USD sau khi chạm mức thấp nhất một tháng là 2.283 USD; giá chì tăng 0,4% đạt mức 1.966 USD và giá thiếc giảm 0,5% còn 16.350 USD.
Giá thép cây kỳ hạn tại Trung Quốc tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp do kỳ vọng về nhu cầu mạnh mẽ khi tồn kho thép giảm xuống mức thấp nhất 2 năm. Chốt phiên cuối tuần, giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giao tháng 1/2020 tăng 0,3% đạt 3.655 CNY(519,40 USD)/tấn, tính chung cả tuần tăng 3,1%; thép cuộn cán nóng giao tháng 1/2020 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.531 CNY/tấn. Giá quặng sắt tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng vọt tới 2,6% đạt 651 CNY/tấn; thép không gỉ Thượng Hải tăng 1,4% lên 14.530 CNY/tấn.
Tồn trữ thép tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 7,8 triệu tấn trong tuần tính đến ngày 21/11, mức thấp nhất trong hai năm qua, theo Mysteel.
Nông sản: Giá cà phê và đường tăng, ngũ cốc nhìn chung giảm
Giá nông sản, giá biến động trái chiều trong tuần qua bởi bị chi phối từ nhiều yếu tố, đáng chú ý là là bất ổn liên quan tới các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và các nhà xuất khẩu nông sản Nam Mỹ ngày càng đối mặt nhiều thách thức.
Phiên cuối tuần, giá đậu tương giao tháng 1/2020 giảm 2,31% xuống 8,97 USD/bushel; ngô giao tháng 3/2020 giảm 0,59% xuống 3,785 USD/bushel; trong khi lúa mỳ giao tháng 3/2020 tăng 2,52% lên 5,1875 USD/bushel.
Đồng USD mạnh lên khiến đậu tương Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Chỉ số đồng bạc xanh tăng vượt mức 98,2 trong tuần qua. Trong khi đó, đồng nội tệ real của Brazil rơi chạm mức thấp nhất lịch sử so với đồng USD trong tuần qua khiến đậu tương Brazil rẻ hơn, làm tăng tính cạnh tranh của mặt hàng này. Brazil hiện là nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, kế đến là Mỹ và Argentina.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong một báo cáo mới đây cho biết 52% diện tích trồng lúa mỳ vụ Đông của Mỹ trong tình trạng tốt hoặc xuất sắc, so với mức 54% cùng kỳ vụ trước và mức trung bình 56% trong 5 năm qua.
Giá cà phê arabica trên sàn New York rơi khỏi mức cao nhất một năm đạt được trong phiên trước đó. Cà phê arabica giao tháng 3/2020 đã giảm 1,3 cent, tương đương 1,2%, xuống 1,1485 USD/lb, sau khi có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2018 là 1,1680 USD/lb vào thứ Năm (21/11); robusta giao tháng 1/2020 giảm 9 USD, tương đương 0,6%, xuống 1.393 USD/tấn.
Nguồn cung cà phê arabica đang thắt chặt sau khi tăng cao kỷ lục gần đây. Dự kiến niên vụ 2019/20 sẽ thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu do sản xuất giảm theo chu kỳ hai năm một lần tại Brazil.
Giá đường thô tại New York giao tháng 3/2020 tăng 0,16 cent, tương đương 1,3%, lên 12,77 cent/lb, sau khi giảm 1,1% trong phiên trước đó; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 tại London tăng 4,80 USD, tương đương 1,4%, lên 339 USD/ tấn. Giá đường đang dao động trong biên độ hẹp bởi dự báo sản lượng niên vụ 2019/20 giảm nhưng các nhà sản xuất còn nhiều đường tồn trữ từ những vụ trước.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng trong phiên cuối tuần theo xu hướng ở Thượng Hải nhu cầu tiêu thụ lốp xe tải mạnh tại Trung Quốc và lo ngại về việc lây lan bệnh nấm trên cây cao su ở Thái Lan.
Tại TOCOM, giá cao su giao tháng 4/2020 tăng 0,3 JPY đạt 187 JPY(1,72 USD)/kg, sau khi đạt mức cao nhất kể từ ngày 2/7 là 190,4 JPY trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá đã tăng 2,7% và đánh dấu tuần tăng thứ bảy liên tiếp. Tại Thượng Hải, giá cao su giao tháng 1/2020 tăng 75 CNY đạt 12.625 CNY(1.795 USD)/ tấn. Tại Singapore, giá cao su giao tháng 12/2019 chốt phiên đạt 141,6 US cent /kg, tăng 0,4%.

ĐVT

Giá 16/11

Giá 23/11

23/11 so với 22/11

23/11 so với 22/11 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

57,72

57,77

-0,81

-1,38%

Dầu Brent

USD/thùng

63,30

63,39

-0,58

-0,91%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.280,00

39.570,00

+150,00

+0,38%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,69

2,67

+0,10

+3,82%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

163,50

167,43

-3,01

-1,77%

Dầu đốt

US cent/gallon

194,80

192,94

-1,53

-0,79%

Dầu khí

USD/tấn

587,25

581,75

+2,75

+0,47%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.280,00

56.450,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.468,50

1.470,50

0,00

0,00%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.122,00

5.103,00

-8,00

-0,16%

Bạc New York

USD/ounce

16,95

17,15

-0,06

-0,37%

Bạc TOCOM

JPY/g

59,20

59,20

-0,60

-1,00%

Bạch kim

USD/ounce

890,60

891,64

-23,77

-2,60%

Palađi

USD/ounce

1.711,15

1.777,01

+14,88

+0,84%

Đồng New York

US cent/lb

265,15

265,90

+2,30

+0,87%

Đồng LME

USD/tấn

5.849,00

5.855,00

+26,00

+0,45%

Nhôm LME

USD/tấn

1.755,00

1.739,00

+5,00

+0,29%

Kẽm LME

USD/tấn

2.380,00

2.305,00

+12,00

+0,52%

Thiếc LME

USD/tấn

16.100,00

16.350,00

-50,00

-0,30%

Ngô

US cent/bushel

380,75

378,50

-0,50

-0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

506,00

518,75

+6,75

+1,32%

Lúa mạch

US cent/bushel

309,00

317,50

+1,00

+0,32%

Gạo thô

USD/cwt

11,89

12,18

-0,06

-0,53%

Đậu tương

US cent/bushel

918,25

897,00

-4,00

-0,44%

Khô đậu tương

USD/tấn

309,20

301,20

-2,00

-0,66%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,60

31,06

+0,18

+0,58%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

462,50

464,30

+1,10

+0,24%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.681,00

2.617,00

-25,00

-0,95%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,65

115,65

-0,60

-0,52%

Đường thô

US cent/lb

12,73

12,83

+0,22

+1,74%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

100,50

98,15

+0,05

+0,05%

Bông

US cent/lb

66,69

64,85

+0,84

+1,31%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

396,40

410,40

+2,20

+0,54%

Cao su TOCOM

JPY/kg

179,00

187,90

+0,90

+0,48%

Ethanol CME

USD/gallon

1,43

1,41

+0,02

+1,51%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg