Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ năm liên tiếp
Thị trường dầu mỏ thế giới vừa trải qua tuần giảm thứ năm liên tiếp, trong bối cảnh giới giao dịch cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất đã thất bại trong việc hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung.
Sau khi giảm liên tiếp trong 3 phiên đầu tuần, giá dầu đảo chiều hồi phục ở 2 phiên cuối tuần. Phiên chốt tuần, giá dầu Brent tăng 0,32 USD (0,7%) lên 45,54 USD/thùng; còn giá dầu WTI tăng 0,27 USD (0,6%) lên 43,01 USD/thùng.
Tuy nhiên tính chung cả tuần, giá dầu Brent biển Bắc và dầu ngọt nhẹ Mỹ giảm 3,9%.
Có một số dấu hiệu cho thấy sản lượng dầu thô tiếp tục gia tăng tại Mỹ, Libya và Nigeria. Sản lượng dầu của Libya đã tăng hơn 50.000 thùng/ngày lên 885.000 thùng/ngày sau khi công ty dầu mỏ quốc doanh của nước này giải quyết tranh chấp với công ty Wintershall của Đức. Trong khi đó, nguồn cung dầu của Nigeria cũng tăng, và dự kiến xuất khẩu dầu thô (Bonny Light) của nước này sẽ đạt 226.000 thùng/ngày trong tháng 8/2017.
Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng lên 9,35 triệu thùng/ngày trong tuần trước đó, gần các mức sản lượng của hai nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu là Nga và Saudi Arabia.
Trong khi đó hoạt động lọc dầu của Trung Quốc giảm sút làm gia tăng những quan ngại về tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu.
Từ đầu năm tới nay, giá “vàng đen” đã giảm 20%, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2017 của các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới. Đây là mức giảm trong nửa năm mạnh nhất kể từ năm 1997, thời điểm sản lượng dầu mỏ tăng cao và cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á dẫn đến đợt sụt giá trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Thống kê cho thấy giá dầu vẫn tiếp tục giảm khoảng 15% kể từ ngày 25/5, thời điểm OPEC quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 9 tháng. JP Morgan dự báo với sự gia tăng sản lượng của Mỹ và sức ảnh hưởng yếu của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC, giá dầu vẫn sẽ giao dịch trong ngưỡng 40 USD/thùng vào đầu năm tới.
Theo giới chuyên gia, bất chấp những nỗ lực cân bằng cán cân cung cầu của OPEC, mối lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung vẫn “ám ảnh” các nhà giao dịch trên thị trường dầu mỏ. Năm ngoái, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng hơn 10% lên 9,35 triệu thùng/ngày, gần bằng sản lượng của Saudi Arabia.
JP Morgan dự báo với sự gia tăng sản lượng của Mỹ và sức ảnh hưởng yếu của thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài OPEC, giá dầu vẫn sẽ giao dịch trong ngưỡng 40 USD/thùng vào đầu năm 2018.Theo chuyên gia Brian Lan, Giám đốc điều hành tại công ty giao dịch vàng GoldSilver Central (Singapore), tình hình chính trị tại Mỹ, Anh và các diễn tiến liên quan tới CHDCND Triều Tiên là các nhân tố tạo ra nhu cầu đối với vàng trong phiên này. Về phần mình, chuyên gia Richard Xu, nhà quản lý quỹ tại quỹ giao dịch vàng HuaAn Gold lớn nhất Trung Quốc, cho biết tâm lý ngại rủi ro của giới đầu tư đang gia tăng, chủ yếu do tình hình tại Trung Đông.
Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại ba nước nhập khẩu dầu chủ chốt của châu Á suy giảm tiếp tục "cản trở" các nỗ lực phục hồi sự tái cân bằng thị trường “vàng đen” của các nước trong và ngoài OPEC.
Tình trạng dư thừa năng lượng tại Trung Quốc, hậu quả của từ chính sách đổi tiền tại Ấn Độ và thực trạng già hóa, suy giảm dân số tại Nhật Bản đang kiềm chế tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ tại ba trong bốn nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới này.
Kim loại quý: Giá vàng biến động mạnh
Sau khi giảm trong 2 phiên đầu tuần, giá dầu đảo chiều tăng mạnh trong 3 phiên cuối tuần khi đồng USD yếu đi và tình hình bất ổn chính trị trên toàn cầu.
Phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay có thời điểm vọt lên 1.258,81 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao dịch kỳ hạn tăng 0,6% và đóng cửa ở mức 1.256,4 USD/ounce.
Nhà phân tích Jeffrey Halley, thuộc OANDA, cho rằng tình trạng mất kiểm soát của giá dầu trên thị trường kỳ hạn có thể là nguyên nhân thúc đẩy các nhà giao dịch tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn.
Theo FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch tin rằng có 50% cơ hội Fed sẽ nâng lãi suất tiếp trong năm nay. Theo các chuyên gia, giá vàng khá nhạy cảm với chính sách tiền tệ của Mỹ.
Chủ tịch Fed chi nhánh New York William Dudley nhận định rằng lạm phát của Mỹ có hơi thấp song sẽ tăng lên theo tiền lương khi thị trường lao động cải thiện, qua đó cho phép Fed tiếp tục thắt chặt dần chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, kết quả cuộc tổng tuyển cử ở nước Anh vừa qua, cùng với các cuộc đàm phán Brexit bắt đầu vào ngày 19/6 tại Brussels, Bỉ lại làm dấy lên những bất ổn chính trị vốn có lợi cho giá vàng.
Bên cạnh đó, những cuộc điều tra về mối quan hệ giữa Nga và Tổng thống Mỹ Donald Trump; vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên và các cuộc đàm phán rời EU của Anh vẫn gây ra những lo ngại về sự ổn định của hệ thống chính trị toàn cầu và làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn.
Các nhà phân tích tại Standard Chartered dự báo giá vàng sẽ tăng lên 1.300 USD/ounce vào cuối năm nay.
Nông sản: Giá cà phê và đường đều giảm
Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica tăng 6,5 US cent tương đương 5,58% lên 1,23 USD/lb, sau khi giảm hơn 5% xuống mức thấp nhất 16 tháng trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần arabica giảm tuần thứ 2 liên tiếp.
Mức cộng arabica so với robusta giảm xuống mức thấp mới, hiện thấp nhất kể từ 2008.
Robusta giao tháng 9 tăng mạnh 48 USD trong phiên cuối tuần, tương đương 2,36% lên 2.078 USD/tấn, hồi phục sau 4 phiên giảm trước đó. Tính chung cả tuần giá giảm tuần đầu tiên trong vòng 5 tuần.
Với mặt hàng đường, giá tăng 0,11 US cent tương đương 0,84% lên 13,17 US Cent/lb vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần, từ mức thấp nhất 16 tháng của phiên trước đó. Tính chung cả tuần giá giảm 3,5%, chịu áp lực bởi thời tiết tốt lên ở Brazil hứa hẹn sản lượng tăng ở khu trung nam nước này.
Đường trắng giao tháng 8 giá tăng 3 USD tương đương 0,76% lên 395,50 USD/tấn.
Với ngũ cốc, lúc đóng cửa phiên cuối tuần, giá các loại ngũ cốc giao kỳ hạn diễn biến trái chiều với giá ngô và lúa mỳ giảm, trong khi giá đậu tương tăng lên.
Cụ thể, giá ngô giao tháng 7/2017 giảm 5 US cent (1,38%) xuống 3,5775 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao tháng 9/2017 cũng giảm 1,75 US cent (0,37%) xuống 4,735 USD/bushel. Trong lúc giá đậu tương giao tháng 7/2017 tăng nhẹ 0,5 US cent (0,06%) lên 9,045 USD/bushel.
Giá đậu tương kỳ hạn bắt đầu đi lên trong bối cảnh các nhà đầu tư mua vào trước kỳ nghỉ lễ cuối tuần và đợi báo cáo hàng quý của Bộ Nông nghiệp Mỹ về diện tích canh tác cũng như lượng ngũ cốc dự trữ, dự kiến đưa ra vào ngày 30/6 tới.
Theo tổ chức Commodity Weather Group, một đợt mưa trên diện rộng được dự báo sẽ diễn ra ở các vùng miền của Mỹ vào cuối tháng này. Điều kiện thời tiết thuận lợi làm tăng áp lực đối với giá ngô và lúa mỳ kỳ hạn, vốn đã mất giá trong năm phiên giao dịch liên tiếp vừa qua.
Các nhà môi giới trên sàn CBOT cho biết các quỹ đã mua vào 1.800 hợp đồng giao dịch lúa mỳ, trong khi bán ra 5.000 hợp đồng giao dịch lúa mỳ và 4.600 hợp đồng đậu tương.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
17/6
|
24/6
|
24/6 so với 23/6
|
24/6 so với 23/6 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
44,74
|
43,01
|
+0,27
|
+0,63%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
47,27
|
45,68
|
+0,46
|
+1,02%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
32.850,00
|
31.820,00
|
+190,00
|
+0,60%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
3,04
|
2,93
|
+0,04
|
+1,21%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
145,48
|
143,41
|
-0,04
|
-0,03%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
142,70
|
137,17
|
+0,01
|
+0,01%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
423,00
|
411,25
|
-1,00
|
-0,24%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
46.400,00
|
45.450,00
|
+10,00
|
+0,02%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.256,50
|
1.256,40
|
+7,00
|
+0,56%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.465,00
|
4.483,00
|
+10,00
|
+0,22%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,66
|
16,71
|
+0,13
|
+0,81%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
59,40
|
60,00
|
+0,30
|
+0,50%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
929,90
|
930,17
|
+4,39
|
+0,47%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
871,70
|
862,03
|
-26,24
|
-2,95%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
257,90
|
263,45
|
+2,45
|
+0,94%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
5.663,00
|
5.800,50
|
+58,50
|
+1,02%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
1.867,00
|
1.865,00
|
-5,00
|
-0,27%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.527,00
|
2.704,00
|
+4,00
|
+0,15%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.640,00
|
19.225,00
|
-25,00
|
-0,13%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
392,00
|
365,50
|
-5,25
|
-1,42%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
481,50
|
473,50
|
-1,75
|
-0,37%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
269,25
|
260,50
|
+3,25
|
+1,26%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,69
|
11,51
|
+0,13
|
+1,10%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
950,00
|
911,00
|
-2,25
|
-0,25%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
307,20
|
297,20
|
-0,20
|
-0,07%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
33,65
|
32,09
|
+0,04
|
+0,12%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
488,20
|
475,20
|
+1,80
|
+0,38%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.028,00
|
1.879,00
|
+56,00
|
+3,07%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
125,95
|
123,00
|
+6,50
|
+5,58%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
13,63
|
13,17
|
+0,11
|
+0,84%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
141,75
|
132,25
|
+4,30
|
+3,36%
|
Bông
|
US cent/lb
|
69,36
|
67,02
|
+0,28
|
+0,42%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
363,40
|
363,70
|
+0,70
|
+0,19%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
198,80
|
190,30
|
+1,00
|
+0,53%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,58
|
1,50
|
0,00
|
-0,13%
|
Nguồn: VITIC (tổng hợp từ Reuters, Bloomberg)