Phiên cuối tuần, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong năm nay bởi số liệu việc làm của Mỹ tốt hơn dự kiến. Tăng trưởng việc làm tại Mỹ trong tháng 5 mạnh lên và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,8%, con số thấp nhất trong 18 năm. Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cũng cho thấy mức tăng lương mạnh, làm tăng triển vọng Cục dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất trong tháng 6 và cuối năm nay.
Năng lượng: Giá dầu thất thường
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu giảm mạnh do đồng USD mạnh lên và dấu hiệu sản lượng của Mỹ tiếp tục tăng trong khi chưa rõ OPEC có hủy thỏa thuận hạn chế nguồn cung hay không.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 1,8% xuống 65,81 USD/thùng; dầu Brent giảm 1,01% xuống 76,78 USD/thùng. Chênh lệch giá giữa 2 loại tăng nhẹ lên 11,02 USD/thùng, trong phiên có lúc lên tới 11,57 USD/thùng, nhiều nhất kể từ năm 2015.
Giá dầu nhìn chung giảm trong tuần, chỉ tăng hôm 30/5 khi có thông tin OPEC cùng đồng minh sẽ giữ thỏa thuận giảm sản lượng. Giới buôn dầu vẫn kỳ vọng vào khả năng nguồn cung bị thiếu hụt, trong bối cảnh OPEC sẽ họp vào ngày 22/6.
Tính chung cả tuần, dầu WTI giảm khoảng 3% sau khi đã giảm gần 5% trong tuần trước; dầu Brent tăng nhẹ 0,4%.
Những lo ngại về sản lượng dầu thô của Mỹ ngày càng tăng và công suất đường ống dẫn dầu không đủ đáp ứng đã gây sức ép lên giá dầu WTI làm tăng gấp đôi mức chiết khấu so với dầu Brent trong một tháng.
Theo số liệu từ công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động ở Mỹ tăng thêm 2, lên 861 giàn khoan, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015, dấu hiệu cho thấy sản lượng từ Mỹ gia tăng. Trước đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 31/5 cho biết sản lượng của Mỹ đã tăng 215.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 10,47 triệu thùng/ngày hồi tháng 3.
OPEC cùng các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ khác, do Nga dẫn đầu, giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ năm 2017 để thắt chặt nguồn cung, đẩy giá dầu phục hồi sau khi tụt xuống dưới 30 USD/thùng năm 2016. Giá dầu tăng mạnh kể từ năm ngoái, Brent đã vượt mốc 80 USD/thùng trong tháng 5, làm dấy lên lo ngại tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, lạm phát bùng phát.
Kim loại quý: Giá vàng quay đầu giảm
Phiên cuối tuần, giá vàng giảm do USD tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2018 đến nay. Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.295,19 USD/ounce, trong khi đó vàng giao tháng 8/2018 giảm 5,4 USD (0,4%) xuống 1.299,3 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay giảm khoảng 0,5%. Sự biến động của đồng USD, số liệu mới về kinh tế Mỹ và tình hình địa chính trị thế giới là những nhân tố chính chi phối thị trường vàng tuần qua.
Thị trường vàng luôn dõi theo những quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc ông thay đổi quyết định về cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiêu Kim Jong-un trong tháng Sáu đã làm giảm bớt căng thẳng chính trị và nhu cầu đối với vàng như một kênh đầu tư an toàn. Trong khi đó, căng thẳng chính trị ngày càng sâu sắc tại Italy cũng chi phối tâm lý của giới đầu tư trên thị trường vàng. Các nhà đầu tư lo ngại kịch bản một cuộc bầu cử sớm ở Italia – có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 8/2018 - sẽ có vai trò tương tự như một cuộc trưng cầu dân ý về tư cách thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU), đồng thời củng cố sức mạnh cho các chính đảng có quan điểm phản đối hay hoài nghi khối này.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng giới đầu tư vẫn lo ngại về quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước khác. Tình hình thương mại toàn cầu xấu đi có thể là nhân tố tích cực đối với thị trường vàng. Washington bắt đầu áp dụng các mức thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/6. Thông báo này của Bộ trưởng Tài chính Wilbur Ross đã ngay lập tức khơi mào các động thái trả đũa từ phía Mexico, Canada cũng như phản ứng quyết liệt từ EU.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng
Phiên cuối tuần, giá nickel tăng lên mức cao kỷ lục 6 tuần do hoạt động mua mạnh bởi giá thép tăng. Nickel giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,5% lên 15.445 USD/tấn, trong phiên có lúc giá chạm 15.690 USD/tấn, cao nhất kể từ 19/4. Trong vòng một tháng qua, giá nickel đã tăng 14%. Hợp đồng nickel trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng khoảng 5,5% lên 129.000 NDT (18.702 USD/tấn), mức cao nhất trong 3 năm. Trong tuần qua hợp đồng này tăng 6,2%, mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 26/1.
Với những kim loại khác, giá nhôm tăng 0,6% lên 2.305 USD/tấn sau thông tin hãng xuất khẩu nhôm Canada sắp ký một hợp đồng lớn. Trong khi đó, giá đồng cũng tăng 0,6% lên 6.896 USD/tấn do nhu cầu mua mạnh lên.
Nông sản: Giá cà phê và đường tăng trong tuần
Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica giao tháng 7 giảm 0,95 US cent tương đương 0,8% xuống 1,2275 USD/lb, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ 30/1 là 1,2495 USD. Đồng real yếu đi và nguồn cung cải thiện ở Brazil đã gây áp lực giảm giá. Robusta phiên này cũng giảm 2 USD tương đương 0,1% xuống 1.750 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá cà phê tăng nhẹ.
Đường phiên cuối tuần cũng giảm giá từ mức cao nhất trong nhiều tháng do real yếu đi và các hoạt động tại Brazil dần trở lại bình thường sau khi gián đoạn bởi các cuộc biểu tình của lái xe tải. Đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,27 US cent hay 2,1% xuống 12,52 US cent/lb, sau khi tăng lên 12,97 US cent/lb, mức cao nhất đối với hợp đồng giao tháng tới kể từ ngày 9/3. Đường trắng kỳ hạn tháng 8 chốt phiên giảm 1,6 USD hay 0,5% xuống 353 USD/tấn sau khi đạt mức cao nhất hai tháng tại 360 USD/tấn.Trong tuần này giá đường tăng 0,5%. Vụ thu hoạch tại Trung Nam Brazil hiện nay trở lại bình thường trong khi các nhà máy cũng bắt đầu khôi phục hoạt động.
Dầu cọ kỳ hạn trên thị trường Malaysia tăng theo xu hướng của dầu đậu tương và do dự đoán sản lượng dầu cọ tại nước này tăng, mặc dù xuất khẩu trong tháng 5 sụt giảm đã hạn chế giá tăng. Dầu cọ kỳ hạn tháng 8 tại sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia đóng cửa tăng 0,41% lên 2.439 ringgit (613,28 USD)/tấn. Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia trong tháng 5 giảm 8,8% so với tháng trước, xuống khoảng 1,2 triệu tấn. Tại Indonesia, nước xuất khẩu dầu cọ hàng đầu thế giới, theo hiệp hội Dầu cọ Indonesia xuất khẩu dầu cọ và cọ giảm 13,6% trong tháng 4. Dầu cọ bị ảnh hưởng bởi diễn biến trong thị trường dầu ăn do cạnh tranh thị phần tại thị trường dầu thực vật trên thế giới.
Giá cao su giảm trong phiên cuối tuần do nguồn cung vẫn dồi dào trong khi nhu cầu giảm trước cuộc họp được tổ chức tại trung tâm sản xuất lốp lớn trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến thuế hàng hóa. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn TOCOM phiên cuối tuần giảm 1,5 JPY xuống 189,4 JPY/kg, tính chung cả tuần giá giảm 1,8%; hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 25 NDT (3,9 USD) xuống 11.680 NDT/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá 26/5
|
Giá 1/6
|
Giá 1/6 so với 31/5
|
Giá 1/6 so với 31/5 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
67,88
|
65,81
|
-1,23
|
-1,83%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
76,44
|
76,79
|
-0,77
|
-0,99%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
48.710,00
|
48.900,00
|
-200,00
|
-0,41%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,94
|
2,96
|
+0,01
|
+0,34%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
218,14
|
214,34
|
-1,71
|
-0,79%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
220,98
|
217,63
|
-2,83
|
-1,28%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
675,50
|
668,00
|
-13,75
|
-2,02%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
66.130,00
|
67.270,00
|
-60,00
|
-0,09%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.309,00
|
1.299,30
|
-5,40
|
-0,41%
|
Vàng Tokyo
|
JPY/g
|
4.573,00
|
4.548,00
|
-1,00
|
-0,02%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,55
|
16,44
|
-0,02
|
-0,10%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
58,40
|
57,90
|
+0,40
|
+0,70%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
901,10
|
904,25
|
-2,72
|
-0,30%
|
Palladium
|
USD/ounce
|
981,35
|
1.003,12
|
+14,37
|
+1,45%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
307,75
|
309,85
|
+3,35
|
+1,09%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
6.885,00
|
6.896,00
|
+44,00
|
+0,64%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
2.263,00
|
2.305,00
|
+13,00
|
+0,57%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
3.051,00
|
3.101,00
|
+1,00
|
+0,03%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
20.150,00
|
20.750,00
|
+150,00
|
+0,73%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
406,00
|
391,50
|
-2,50
|
-0,63%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
543,00
|
523,25
|
-3,00
|
-0,57%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
248,75
|
246,00
|
+1,25
|
+0,51%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,57
|
11,45
|
-0,11
|
-0,99%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.041,50
|
1.021,25
|
+2,75
|
+0,27%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
380,30
|
374,20
|
-1,10
|
-0,29%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
31,34
|
31,19
|
+0,07
|
+0,22%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
538,10
|
530,30
|
-3,80
|
-0,71%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.556,00
|
2.458,00
|
+4,00
|
+0,16%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
120,40
|
122,75
|
-0,95
|
-0,77%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
12,46
|
12,52
|
-0,27
|
-2,11%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
169,30
|
165,30
|
+3,50
|
+2,16%
|
Bông
|
US cent/lb
|
86,65
|
92,36
|
+0,72
|
+0,79%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
599,30
|
593,60
|
-3,50
|
-0,59%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
192,70
|
189,60
|
+0,20
|
+0,11%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,52
|
1,48
|
0,00
|
-0,27%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg