Năng lượng: Giá tăng mạnh giữa tuần, giảm vào cuối tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, gia dầu giảm do sản lượng dầu gia tăng tại Mỹ và triển vọng nhu cầu tiêu thụ yếu đi đã gây áp lực lên tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giảm 57 US cent xuống 61,44 USD/thùng; dầu Brent giảm 45 US cent (0,7%) xuống 67,62 USD/thùng.
Phiên giao dịch trước đó, giá dầu đã lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015 do bất ổn địa chính trị và báo cáo về lượng dầu dự trữ tại Mỹ. Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này trong tuần tính đến ngày 29/12/2017 đã giảm 7,4 triệu thùng, giảm sâu hơn dự báo của các nhà kinh tế, giữa bối cảnh các nhà máy lọc dầu hoạt động với công suất cao nhất kể từ năm 2005.
Tuy nhiên, đà giảm chững lại trong phiên cuối tuần, khi mối lo dư cung trở lại ám ảnh các nhà giao dịch.
Tuyến đường ống dẫn dầu ở khu vực Biển Bắc thuộc nước Anh và một đường ống dẫn dầu tại Libya đã bắt đầu nối lại hoạt động. Hệ thống đường ống dẫn dầu từ Forties tại khu vực Biển Bắc (Vương quốc Anh) với công suất 450.000 thùng/ngày đã hoạt động trở lại vào ngày 30/12 sau một thời gian tạm phải đóng cửa để sửa chữa đường ống. Một đường ống dẫn dầu của Libya bị hư hỏng sau một vụ tấn công hồi tuần trước cũng đang dần được khôi phục để hoạt động trở lại.
Hiện nay, các nhà giao dịch đang lo ngại sự gia tăng sản lượng dầu tại Mỹ sẽ làm suy yếu những nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC).
Sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần 16% kể từ giữa năm 2016, lên 9,75 triệu thùng vào thời điểm cuối năm ngoái. Theo một báo cáo, trong tuần gần đây nhất, sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 9,78 triệu thùng/ngày. Chuyên gia Norbert Ruecker, thuộc ngân hàng Julius Baer, cho rằng dự báo giá dầu vượt 60 USD/thùng là quá lạc quan.
Các chuyên gia nhận định trong năm 2018, rủi ro địa - chính trị, sản lượng dầu đá phiến Mỹ, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, chính sách của OPEC và động thái của các quỹ đầu cơ sẽ là những yếu tố chủ chốt chi phối biến động của giá dầu. (1) Với sản lượng 3,8 triệu thùng/ngày, Iran hiện là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba OPEC, chi phối trên 4% nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Vì thế, các cuộc biểu tình chính trị ở nước này trong tuần qua đã khiến thị trường dầu mỏ chú ý. (2) Giới giao dịch hy vọng nguồn cung dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung dầu mỏ của các nước ngoài OPEC sẽ tăng nhanh hơn mức tiêu thụ trong năm nay. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo sản lượng dầu đá phiến của nước này sẽ tăng 780.000 thùng/ngày trong năm 2018, tăng gấp hai lần mức của năm 2017, dựa trên mức giá dầu thô được điều chỉnh lên trên ngưỡng 60 USD/thùng. (3) Đà tăng nhu cầu dầu mỏ dường như ít được nhắc tới đằng sau sự hồi phục của giá dầu. Trên thực tế, tiêu thụ dầu mỏ tăng gần 5 triệu thùng/ngày trong khoảng từ năm 2015 đến cuối năm 2017, cao hơn nhiều so với mức tăng dưới 1 triệu thùng/ngày khi giá dầu thô cán mốc 100 USD/thùng. (4) Việc các nước thành viên OPEC, Nga và một số nước sản xuất dầu mỏ lớn nằm ngoài OPEC cùng bắt tay cắt giảm sản lượng gần 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 đã gây tác động lớn nhất tới việc làm giảm dự trữ dầu mỏ. Hồi cuối tháng 11/2018, các nước này đã nhất trí kéo dài thỏa thuận này tới cuối năm 2018, dù sẽ họp bàn đánh giá lại quyết định này tại cuộc họp tháng Sáu tới. Các nhà giao dịch dầu mỏ sẽ dõi theo các động thái của Nga và Saudi Arabia để xem liệu hai nước này có đi tới nhất trí một chiến lược có thể ngăn chặn tình trạng dư thừa dầu thô trên thị trường trở lại. Việc tuân thủ thỏa thuận nói trên cũng sẽ được giám sát chặt chẽ để xem liệu các nước thành viên có bắt đầu lơ là việc tuân thủ quyết định cắt giảm sản lượng vào thời điểm giá dầu thô tăng lên. (5) Các quỹ đầu cơ cũng là yếu tố đẩy giá dầu tăng lên. Các quỹ này đã "găm" trên 1 tỷ thùng dầu thô Brent Biển Bắc và dầu chuẩn WTI của Mỹ dựa trên dự báo rằng giá dầu thô sẽ còn tăng nữa. Mặc dù không loại trừ khả năng các quỹ này sẽ bán ra kiếm lời sau những đợt tăng giá mạnh gần đây của dầu thô, song cũng có lý do để nghi ngờ khả năng thực hiện điều này.
Kim loại quý: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng biến động nhẹ. Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.319,70 USD/ounce; vàng giao tháng 2/2018 tăng 70 US cent (0,05%) lên 1.322,30 USD/ounce.
Tính chung cả tuần, giá vàng giao ngay tăng khoảng 1,3%, là tuần tăng thứ 4 liên tiếp do đồng USD yếu đi.
Trong tuần, có lúc vàng lên mức cao nhất 3 tháng rưỡi, song biến động của đồng USD đã chi phối giá kim loại quý này. Đồng USD có lúc rơi xuống mức thấp nhất trong bốn tháng so với đồng euro, trước tâm lý lạc quan của thị trường về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Sau khi biên bản cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tháng 12 được công bố, nhiều nhà giao dịch bắt đầu tỏ ra nghi ngờ rằng chương trình cải cách thuế sẽ dẫn đến lạm phát và tác động đến tiến trình nâng lãi suất tại Mỹ.
Chiến lược gia về hàng hóa Daniel Ghali, thuộc TD Securities tại Toronto, cho biết thị trường bắt đầu hoài nghi về việc Fed sẽ nâng lãi suất nhiều lần như đã nói trước đó và điều này sẽ có lợi cho giá vàng, khi kim loại quý này khá nhạy cảm với các đợt nâng lãi suất tại Mỹ.
Tính chung cả năm 2017, đồng bạc xanh đã chứng kiến mức suy giảm theo năm lớn nhất kể từ năm 2003, qua đó giúp giá vàng tăng tới 13% trong cả năm vừa qua. Kim loại quý này đã tăng tới 55 USD/ounce chỉ tính riêng trong ba tuần cuối cùng của năm 2017.
Theo nhà phân tích Jonathan Butler của Mitsubishi, các yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến thị trường vàng trong năm 2018 bao gồm: tiến độ bình thường hóa chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương, diễn biến của thị trường chứng khoán toàn cầu, những ảnh hưởng lâu dài của chương trình cải cách thuế tại Mỹ và diễn tiến của tình hình lạm phát.
Chuyên gia James Butterfill, thuộc ETF Securities, dự báo giá vàng sẽ tiếp tục dao động trong khoảng từ 1.200-1.300 USD/ounce trong sáu tháng tới.
Nông sản: Giá tăng
Phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê arabica giảm 1,1 US cent tương đương 0,85 xuống 1,1845 USD/lb. Giá đã giảm từ mức cao nhất 2 tháng rưỡi của 2 phiê trước đó, nhưng tính chung cả tuần giá vẫn tăng.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 11 đạt 9,02 triệu bao loại 60 kg, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế.
Robusta giao tháng 3 giá giảm 4 USD tương đương 0,24% xuống 1.724 USD/tấn.
Mặt hàng đường thô giao tháng 3 cũng giảm 0,17 US cent tương đương 1,11% xuống 15,08 US cent/lb. Cách 2 phiên trước đó, giá đã lên mức cao nhất kể từ 28/11. Dầu mỏ giảm giá góp phần làm giảm giá đường.
Hợp đồng này đã giảm giá trong tuần đầu tiên của năm 2018, sau khi giảm trên 22% trong năm 2017.
Có dấu hiệu cho thấy Brazil sẽ tăng cường sản xuất đường. Một số nước châu Á và Liên minh châu Âu cũng đang thu hoạch mía. Tại nước sản xuất lớn nhất thế giới – Brazil, các nhà máy có thể chọn tăng sản xuất đường hoặc ethanol.
Đường trắng giao tháng 3 giá giảm 2 USD tương đương 0,5% xuống 396,70 USD/tấn.
Với ngũ cốc, giá trên sàn Chicago giảm nhẹ trong phiên cuối tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư đánh giá thận trọng thông tin về nhu cầu ngũ cốc, trong bối cảnh lượng hàng dự trữ trong kho đang tăng.
Giá ngô giao tháng 3/2018 giảm 1 US cent, tương đương 0,29%, xuống còn 3,475 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mỳ giao tháng 3/2018 vẫn ở mức 4,1825 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 1/2018 giảm 0,5 US cent, tương đương 0,05%, xuống còn 9,6725 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp Mỹ mới đây đã thông báo số liệu thống kê về hoạt động xuất khẩu đậu tương, ngô và lúa mỳ. Dựa trên số liệu chính thức nói trên, các nhà đầu tư nhận thấy rằng tổng doanh số bán ngô và đậu tương tính từ ngày 1/9/2017 đến nay và doanh số bán lúa mỳ tính từ ngày 1/6/2017 đến nay đều giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo các nhà phân tích, giá các loại hàng hóa giao dịch trên sàn CBOT đều giảm khi chịu ảnh hưởng của sự biến động lượng hàng dự trữ trong kho.
Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

29/12/17

7/1/18

7/1 so với 6/1

7/1 so với 6/1 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

60,42

61,44

-0,57

-0,92%

Dầu Brent

USD/thùng

66,87

67,62

-0,45

-0,66%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

44.260,00

44.720,00

-240,00

-0,53%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,95

2,80

-0,08

-2,95%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

179,58

178,58

-2,09

-1,16%

Dầu đốt

US cent/gallon

206,81

205,87

-1,83

-0,88%

Dầu khí

USD/tấn

601,75

605,00

-4,00

-0,66%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

59.340,00

59.920,00

-70,00

-0,12%

Vàng New York

USD/ounce

1.309,30

1.322,30

+0,70

+0,05%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.707,00

4.782,00

+2,00

+0,04%

Bạc New York

USD/ounce

17,15

17,29

+0,02

+0,09%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,70

62,40

-0,10

-0,16%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

928,25

969,28

+5,54

+0,57%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

1.063,52

1.092,81

-7,32

-0,67%

Đồng New York

US cent/lb

330,05

322,95

-3,35

-1,03%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

7.247,00

7.121,00

-67,50

-0,94%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.268,00

2.202,50

-47,50

-2,11%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.319,00

3.354,00

-8,00

-0,24%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.025,00

19.975,00

+125,00

+0,63%

Ngô

US cent/bushel

350,75

351,25

+0,25

+0,07%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

427,00

430,75

-3,25

-0,75%

Lúa mạch

US cent/bushel

241,00

248,50

+2,75

+1,12%

Gạo thô

USD/cwt

11,91

11,81

+0,10

+0,81%

Đậu tương

US cent/bushel

961,75

970,75

+3,00

+0,31%

Khô đậu tương

USD/tấn

316,80

321,90

+2,10

+0,66%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,26

33,76

-0,11

-0,32%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

488,70

498,20

-0,70

-0,14%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.892,00

1.895,00

-10,00

-0,52%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

126,20

128,45

-1,10

-0,85%

Đường thô

US cent/lb

15,16

15,08

-0,17

-1,11%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

136,85

138,00

-0,85

-0,61%

Bông

US cent/lb

78,63

78,01

-1,24

-1,56%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

441,90

459,10

+5,00

+1,10%

Cao su TOCOM

JPY/kg

207,00

205,50

+0,70

+0,34%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

1,32

-0,01

-0,53%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

Nguồn: Vinanet