Năng lượng: Giá dầu giảm tuần đầu tiên trong 3 tuần, khí gas cũng giảm
Phiên cuối tuần, giá dầu tăng sau khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang, nhưng tính chung cả tuần, giá dầu đã chứng kiến tuần giảm đầu tiên trong ba tuần do những lo ngại về nhu cầu dầu mỏ.
Trong phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 8/2019 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York tăng 17 US cent, hay 0,3%, lên 57,51 USD/thùng; tính chung cả tuần giá giảm 1,6%. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2019 trên sàn London tăng 93 US cent, hay 1,5%, lên 64,23 USD/thùng; tính chung cả tuần gía giảm 0,8%.
Iran dọa sẽ bắt giữ một tàu chở dầu của Anh sau khi Hải quân Hoàng gia Anh ngày 4/7 bắt giữ một tàu lớn chở dầu của Iran ngoài khơi Gibraltar vì cho là tàu này đang tìm cách chở dầu tới Syria - một động thái vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Vụ bắt tàu vấp phải phản ứng mạnh của Iran và đe dọa đẩy cao căng thẳng giữa Tehran với phương Tây. Tuần này, Iran tuyên bố đã tích trữ lượng uranium làm giàu ở cấp độ thấp với khối lượng vượt ngưỡng cho phép. Tehran cũng nói sẽ nâng cấp độ làm giàu uranium từ cuối tuần này, với khối lượng tùy thích. Căng thẳng ở Trung Đông thường có tác động mạnh lên giá dầu Brent, loại dầu chịu tác động từ rủi ro địa chính trị nhiều hơn là WTI.
Chỉ số đồng USD tăng lên mức cao nhất trong hơn hai tuần sau khi Mỹ báo cáo số liệu việc làm tốt hơn dự kiến đã hạn chế đà tăng giá dầu WTI trong phiên cuối tuần.
Những lo ngại về kinh tế toàn cầu đã khiến các thị trường dầu mỏ trồi sụt trong tuần qua.
Sản lượng dầu của OPEC trong tháng Sáu chạm mức thấp nhất trong 5 năm, khi sự gia tăng nguồn cung từ Saudi Arabia không bù được sự sụt giảm của Iran và Venezuela, do các biện pháp trừng phạt của Mỹ, cũng như ở các nước khác.Quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng cho đến tháng 3/2020 cũng không mang lại sự hỗ trợ đáng kể cho thị trường dầu mỏ.
Việc nền kinh tế Mỹ tạo ra 224.000 việc làm mới trong tháng 6/2019, một kết quả nằm ngoài dự báo của giới chuyên gia, đã không xóa bỏ được hoàn toàn những lo ngại về kinh tế vốn ảnh hưởng đến các dự báo về nhu cầu dầu mỏ, trong khi khiến những hàng hóa được định giá bằng đồng USD như dầu mỏ trở nên đắt hơn.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu kéo theo giảm nhu cầu dầu mỏ. Đơn đặt hàng công nghiệp của Đức tháng 5/2019 giảm nhiều hơn dự kiến, và Bộ Kinh tế Đức cho biết nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này có thể sẽ vẫn tăng trưởng chậm trong vài tháng tới. Đơn đặt hàng của các nhà máy Mỹ tháng 5/2019 cũng giảm tháng thứ 2 liên tiếp, gây lo ngại về tăng trưởng kinh tế Mỹ. Tuần tới, Mỹ - Trung nước sẽ đàm phán, hy vọng sẽ có một số tiến triển tốt.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay trên thị trường Châu Á giảm trong tuần này sau 3 tuần tăng. Nguyên nhân do có nguồn cung mới trong khi nhu cầu tiếp tục thấp.
LNG giao tháng 8/2019 ở Đông Bắc Á giá khoảng 4,3 USD/mmBtu, giảm 50 UScent so với tuần trước.
Nhu cầu từ các khách hàng chủ chốt ở Châu Á được dự báo sẽ duy trì ở mức thấp, do thời tiết mùa Đông sắp tới dự báo sẽ không quá lạnh. Các thương gia dự báo giá trong mùa Đông tới cũng chỉ khoảng 6,5 – 7,5 USD/mmBtu (thấp hơn mức dự báo trước đây là trên 8 USD/mmBtu).
Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần đầu tiên trong 7 tuần
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giảm và tính chung cả tuần cũng giảm lần đầu tiên trong vòng 7 tuần sau số liệu về việc làm ở Mỹ khiến giới đầu tư nghi ngờ Cục Dự trữ liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng này.
Vàng giao ngay cuối phiên giảm 1,2% xuống 1.398,71 USD/ounce, trong ngày có lúc chỉ 1.386,52 USD. Tính chung cả tuần vàng giao ngay giảm khoảng 1%, nhiều nhất kể từ giữa tháng 4/2019. Vàng giao tháng 8/2019 giảm 1,5% xuống 1.400,1 USD/ounce.
Tuy nhiên, triển vọng giá vàng vẫn tích cực, bởi kinh tế tăng trưởng chậm lại thường khiến nhà đầu tư tăng mua vàng. Bên cạnh đó, tại Ấn Độ, nước tiêu dùng vàng lớn thứ 2 thế giới, giá vàng cũng tăng lên mức cao kỷ lục sau khi Chính phủ tăng thuế nhập khẩu vàng (vào ngày 5/7/2019).
Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Mark Carney mới đây đã chỉ ra các rủi ro bắt nguồn từ Brexit và các bất đồng thương mại, làm dấy lên đồn đoán BoE có thể hạ lãi suất trong 12 tháng tới. Trước đó, Washington ngày 1/7 đã gia tăng sức ép với châu Âu trong một tranh chấp kéo dài về việc Liên minh châu Âu (EU) trợ cấp cho ngành sản xuất máy bay, đồng thời đe dọa áp thuế đối với lượng hàng hóa EU trị giá 4 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ ý định đề cử hai ứng viên có quan điểm ủng hộ nới lỏng chính sách tiền tệ vào Hội đồng Thống đốc của Fed, qua đó làm dấy lên hy vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Theo các nhà phân tích thị trường, căng thẳng giữa Mỹ và Iran và những bất ổn trong tương lai về thương mại toàn cầu cũng đang hỗ trợ cho giá vàng.
Kim loại công nghiệp: Giá quặng sắt tăng tuần thứ 4
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần (5/7/2019) do các nhà đầu tư thận trọng bởi giá quặng tăng kỷ lục gần đây đã khiến các nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc dấy lên nghi ngờ về nguyên nhân và dự định sẽ tiến hành điều tra.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên phiên vừa qua có lúc giảm 7,4% xuống 816 CNY (118,72 USD)/tấn, lúc đóng cửa giảm 5,9% so với đóng cửa phiên liền trước, xuống 829,5 CNY/tấn. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng 1,4%.
Sau 2 phiên giảm liên tiếp, giá quặng tại Đại Liên đã rời xa mức 911,5 CNY/tấn đạt được hôm 3/7/2019 (cao nhất kể từ khi lập sàn năm 2013). So với cuối năm 2018, khi giá chỉ 438,5 CNY, mức giá này đã tăng gấp đôi.
Quặng nhập khẩu giao ngay (hợp đồng tham chiếu, hàm lượng 62%) đã tăng 66% trong năm nay, đạt 126,5 USD/tấn vào ngày 3/7/2019, cao nhất kể từ đầu năm 2014.
Giá thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 1,2% xuống 3.984 CNY/tấn trong phiên vừa qua, rời xa mức cao nhất 8 năm là 4.148 CNY/tấn chạm tới trong ngày 1/7/2019 giữa bối cảnh một số trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về sản lượng.
Thép cuộn cán nóng cũng giảm 1% xuống 3.858 CNY/tấn. Mặt hàng này ngày 1/7/2019 cũng lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử là 4.049 CNY/tấn.
Các nhà máy thép hàng đầu Trung Quốc ngày 27/6/2019 đã họp để thảo luận về chiến lược đối phó với tình trạng giá quặng sắt nhập khẩu tăng mạnh. Tám công ty thép lớn nhất Trung Quốc, trong đó có các tập đoàn China Baowu Group, HBIS Group, Jiangsu Shagang Group JSSGG.UL và Ansteel Group, đã lập ra một nhóm điều tra xem có "các yếu tố phi thị trường" hay không khiến giá quặng sắt tăng cao kỷ lục gần đây. Có thể nguyên nhân chính do hoạt động đầu cơ trục lợi, giữa bối cảnh nguồn cung không thực sự khan hiếm mà triển vọng nhu cầu vẫn chưa rõ ràng.
Nông sản: Giá cà phê, cao su… giảm
Phiên cuối tuần, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2019 đã giảm 2,55 UScent tương đương 2,2% vào lúc đóng cửa phiên cuối tuần này, chốt ở 1,111 USD/lb, dù trước đó cùng ngày có lúc lên 1,1565 USD, cao nhất kể từ 20/11/2018. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá vẫn tăng 1,5%, là tuần tăng thứ 3 liên tiếp.
Robusta cũng giảm 30 USD trong phiên cuối tuần (2%) xuống 1.444 USD/tấn, sau khi có lúc trong cùng phiên lên mức cao kỷ lục 1 tháng là 1.493 USD/tấn; để tính chung cả tuần giảm 0,5%.
Giá nông sản trên sàn giao dịch Chicago tuần qua hầu hết cũng giảm. Đáng chú ý, giá đậu tương giảm mạnh do các quan ngại về nhu cầu đối với mặt hàng này. Cụ thể, giá lúa mỳ giao tháng 9/2019 hạ 2,32% xuống 5,15 USD/bushel; giá đậu tương giao tháng 11/2019 tuần qua giảm 3,09% xuống 8,945 USD/bushel. Riêng giá ngô giao tháng 12/2019 tăng 2,49% lên 4,4225 USD/bushel. Ngược với chiều hướng này,
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đầu tuần trước công bố báo cáo vụ mùa cập nhật cho thấy chỉ 51% diện tích trồng ngô Mỹ được đánh giá trong điều kiện tốt/xuất sắc trong tuần kết thúc vào ngày 30/6, thấp hơn 20 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và bằng với tuần trước đó. Đây cũng chính là yếu tố hỗ trợ giá ngô trên CBOT trong tuần vừa qua.
Trong một báo cáo tuần khác về xuất khẩu trong giai đoạn ngày 21-27/6, USDA xác nhận doanh số bán đậu tương Mỹ ròng đạt 867.600 tấn, tăng đáng kể so với con số đưa ra trong tuần trước đó và so với mức trung bình trong bốn tuần trước đó. Mặc dù vậy, theo AgResource, hãng nghiên cứu nông nghiệp đặt trụ sở tại Chicago, tốc độ xuất khẩu đậu tương Mỹ tiếp tục giảm hơn mức cần thiết để đạt dự báo thường niên 2018/2019 của USDA.
Giá cao su trên sàn Tokyo (TOCOM) trong phiên cuối tuần giảm xuống mức thấp nhất hơn 3 tháng do lo ngại dư thừa nguồn cung trong khi nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi. Hợp đồng kỳ hạn tháng 12/2019 giảm 1,1 JPY, tương đương 0,6%, xuống 181,1 JPY (1,68 USD)/kg; đầu phiên có lúc xuống 180,3 JPY, thấp nhất kể từ 29/3/2019.
Tính chung cả tuần, hợp đồng này mất 6,2%, nhiều nhất kể từ tháng 3/2018 và là tuần giảm thứ 4 liên tiếp.
Hàng loạt các yếu tố đang gây áp lực lên thị trường cao su tuần này, như: giá cao su physical tại Thái Lan giảm do nguồn cung tăng, lo ngại về nhu cầu sụt giảm ở Trung Quốc và các nhà đầu cơ bán cắt lỗ.
Giá hàng hóa thế giới

Mặt hàng

ĐVT

Giá 29/6

Giá 6/7

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

58,47

57,51

+0,17

+0,30%

Dầu Brent

USD/thùng

64,74

64,23

+0,93

+1,47%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.870,00

40.770,00

+850,00

+2,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,31

2,42

+0,13

+5,59%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

189,66

192,95

+1,28

+0,67%

Dầu đốt

US cent/gallon

193,94

190,50

+0,63

+0,33%

Dầu khí

USD/tấn

595,00

576,75

+2,00

+0,35%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

58.920,00

58.540,00

+900,00

+1,56%

Vàng New York

USD/ounce

1.413,70

1.400,10

-20,80

-1,46%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.868,00

4.867,00

-23,00

-0,47%

Bạc New York

USD/ounce

15,34

15,00

-0,33

-2,18%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,50

52,40

-0,60

-1,13%

Bạch kim

USD/ounce

834,75

810,32

-24,53

-2,94%

Palađi

USD/ounce

1.537,65

1.571,15

+6,15

+0,39%

Đồng New York

US cent/lb

271,35

266,10

-2,20

-0,82%

Đồng LME

USD/tấn

5.993,00

5.902,00

-18,00

-0,30%

Nhôm LME

USD/tấn

1.800,00

1.803,00

-4,00

-0,22%

Kẽm LME

USD/tấn

2.495,00

2.407,00

-18,00

-0,74%

Thiếc LME

USD/tấn

18.825,00

18.350,00

0,00

0,00%

Ngô

US cent/bushel

431,50

442,25

+1,00

+0,23%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

527,25

515,00

+1,00

+0,19%

Lúa mạch

US cent/bushel

276,50

278,50

-9,50

-3,30%

Gạo thô

USD/cwt

11,58

11,50

+0,11

+0,92%

Đậu tương

US cent/bushel

923,00

894,50

-14,25

-1,57%

Khô đậu tương

USD/tấn

322,90

312,40

-2,70

-0,86%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,83

28,00

-0,66

-2,30%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

455,90

442,80

-5,90

-1,31%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.425,00

2.463,00

+30,00

+1,23%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

109,45

111,10

-2,55

-2,24%

Đường thô

US cent/lb

12,62

12,36

-0,18

-1,44%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

104,05

102,00

+1,20

+1,19%

Bông

US cent/lb

66,08

66,82

-0,43

-0,64%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

375,10

383,90

+0,70

+0,18%

Cao su TOCOM

JPY/kg

192,90

184,30

+2,70

+1,49%

Ethanol CME

USD/gallon

1,53

1,53

0,00

-0,20%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

Nguồn: Vinanet