Nhập khẩu giảm 12,5% so với một năm trước, sự sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 2 và cho thấy nhu cầu trong nước của Trung Quốc có thể đang yếu bất chấp một loạt các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ma Tiểu Bình, một nhà kinh tế tại HSBC Bắc Kinh cho biết “tôi nghĩ nhập khẩu giảm chủ yếu từ phía nhu cầu”
Những nỗ lực của chính phủ để cắt giảm dư thừa công suất có thể gây hại thậm chí lớn hơn tới nhu cầu trong vài quý tới.
Theo Tổng cục Hải quan xuất khẩu đã giảm 4,4% trong năm, trong khi họ dự kiến áp lực tới xuất khẩu dường như sẽ bắt dịu đi trong tháng 10.
Điều đó dẫn tới thặng dư thương mại 52,31 tỷ USD trong tháng 7, lớn nhất kể từ tháng 1, so với 45,11 tỷ USD trong tháng 6.
Hiện nay nhập khẩu của Trung Quốc sụt giảm tháng 21 liên tiếp, trong khi xuất khẩu giảm 12 trong số 13 tháng, kéo tăng trưởng kinh tế xuống chậm nhất trong một phần tư thế kỷ.
Nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard tại công ty Capital Economics – công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô độc lập hàng đầu thế giới cho biết “những dấu hiệu hoạt động sản xuất mạnh hơn tại nhiều đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc cho đến nay cũng không nâng đỡ được tăng trưởng xuất khẩu”. “Tăng trưởng xuất khẩu của nước này dường như vẫn yếu trong một thời gian”.
Giới kinh tế được Reuters thăm dò đã dự kiến thương mại vẫn yếu nhưng chỉ ra một số dấu hiệu dịu đi do các nhà máy tăng đơn hàng trước mùa đỉnh điểm mua sắm cuối năm.
Xuất khẩu tháng 7 được dự kiến giảm 3,0%, so với 4,8% sụt giảm trong tháng 6, trong khi nhập khẩu được thấy giảm 7%, sau khi giảm 8,4% trong tháng 6.
Xuất khẩu của Trung Quốc không gây được ấn tượng mặc dù xuất khẩu thép và các sản phẩm dầu mỏ vẫn mạnh. Trung Quốc đã bị chỉ trích từ các đối tác thương mại cáo buộc họ bán phá giá công suất dư thừa của họ ra các thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu sang Mỹ - thị trường hàng đầu của Trung Quốc – giảm 2,0% trong tháng 7, trong khi xuất khẩu sang EU – thị trường lớn thứ hai của họ - giảm 3,2%.
Trong khi xuất khẩu sang EU sụt giảm thực sự nhẹ so với tháng 6, giới kinh tế tại ngân hàng ANZ dự kiến Brexit sẽ tiếp tục tác động tới xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ giảm 23,2% trong tháng 7 so với một năm trước, trong tháng 6 chỉ sụt giảm 12,7%.
Đồng nhân dân tệ giảm hơn 6% so với đồng đô la trong một năm qua cũng hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc trong sự đối mặt với nhu cầu toàn cầu yếu và giá hàng hóa thấp.
Trong giai đoạn 7 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc giảm 7,4%, trong khi nhập khẩu giảm 10,5%, cao hơn tốc độ sụt giảm 8% của năm ngoái.
Kinh tế của Trung Quốc đã tăng 6,7% trong quý 2 so với một năm trước, đánh bại dự báo do sự tập trung vào cơ sở hạ tầng của chính phủ và sự bùng nổ nhà đất thúc đẩy hoạt động xây dựng và nhu cầu nguyên liệu từ xi măng và kính tới thép.
Nhập khẩu quặng sắt tăng 8,1% về khối lượng trong 7 tháng năm nay, nhưng hoạt động sản xuất khảo sắt tuần trước cho thấy đơn hàng xuất khẩu và trong nước nguội lạnh trong tháng 7, trong khi lũ lụt lớn tại một số khu vực đã làm gián đoạn kinh doanh.
Trong khi có những dấu hiệu trái chiều về liệu Trung Quốc có sẵn sàng giảm lãi suất hay dự trữ bắt buộc của các ngân hàng một lần nữa không, hầu hết giới phân tích đồng ý nên tập trung vào cải tổ cấu trúc.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet