Giá lợn hơi dự báo sẽ duy trì mức thấp trong dịp Tết Nguyên đán 2022
Trong tháng 12/2021, giá lợn trên cả nước không có nhiều biến động. Theo đó, giá lợn hơi trên toàn quốc dao động từ 46.000 - 50.000 đồng/kg, giảm 1.000-2.000 đồng/kg so với cuối tháng 11/2021, do nguồn cung lớn trong khi nhu cầu chưa cao bởi bếp ăn trường học, công ty, nhà hàng hoạt động còn ít nên giá lợn hơi vẫn ở mức thấp.
Bước sang đầu tháng 1/2021, giá lợn hơi vẫn chưa bật tăng lên trên mốc 50.000 đồng/kg. Ngày 5/1, giá lợn hơi ghi nhận mức thấp và dao động trong khoảng 45.000 - 49.000 đồng/kg trên phạm vi cả nước. Về giá thịt lợn, ghi nhận tại một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội trong sáng ngày 5/1 như: chợ Kim Liên, chợ Hoàng Mai, chợ Thành Công,… dao động trong khoảng 90.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Theo các tiểu thương, sức mua trên thị trường vẫn khá thấp.
Hàng hóa nhập chợ nhiều, giá giảm nhẹ

Từ đầu tháng 1 đến nay, các chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền... đón nhận sản lượng hàng hóa nhập chợ lần lượt là 2.600 tấn, 1.600 tấn, 1.500 tấn/ngày đêm. Từ đó, đưa giá các loại hàng hóa thực phẩm, tươi sống giảm trên dưới 20%.

Ngày 5-1, thông tin từ các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM cho biết, lượng hàng hóa nhập chợ đang tăng mạnh, nhờ đó giá cả một số mặt hàng giảm nhẹ.
Cụ thể, từ đầu tháng 1 đến nay, chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền, đón nhận sản lượng hàng hóa nhập chợ lần lượt là 2.600 tấn, 1.600 tấn, 1.500 tấn/ngày đêm.

Đáng chú ý, giá heo hơi tại các trang trại chăn nuôi, hộ dân hiện khá hời, quanh mức 46.000 - 50.000 đồng/kg. Từ đó, đưa giá thịt heo mảnh loại 1 còn 65.000 đồng/kg, loại 2 là 56.000 đồng/kg; thịt đùi rọ là 57.000 đồng/kg, sườn non là 130.000 đồng/kg, cốt lết là 55.000 đồng/kg, nạc dăm là 75.000 đồng/kg, ba rọi ở mức 105.000 đồng/kg.  

Nhiều loại rau củ quả giảm giá trên dưới 20%
Tương tự, giá các loại rau - củ - quả, thủy - hải sản giảm trên dưới 20%, tùy loại.
Nguyên nhân là do lượng cung hàng hóa nhập về chợ đầu mối nhiều sau thời gian bị đứt gãy do yếu tố mùa vụ; hơn nữa quá trình vận chuyển nay đã được khơi thông trở lại.
Thêm vào đó, việc xuất khẩu bị gián đoạn khiến hàng hóa nông sản trở lại phục vụ thị trường nội địa nên giá được điều chỉnh giảm nhằm giải phóng hàng tồn đọng.
Dự kiến, từ ngày 25 đến 27 tháng chạp lượng hàng sẽ tăng đột biến, nhóm hàng rau củ quả tăng gấp đôi.
Tình hình buôn bán tự phát quanh các chợ đầu mối vẫn diễn biến phúc tạp
Dù lượng hàng hóa nhập chợ đang tăng mạnh, nhưng so với năng lực của cả 3 chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Điền hiện vẫn khiêm tốn, giảm lần lượt là 30%, 50%, 60%. Nguyên nhân là tình trạng buôn bán tự phát trên những tuyến đường quanh khu vực bên ngoài các chợ vẫn chưa được cơ quan xử lý triệt để.
Trước thực trạng bất cập này, Sở Công thương vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng về việc báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh tự phát nông sản, thực phẩm khu vực xung quanh 3 chợ đầu mối.
Theo đó, Sở Công thương TPHCM đánh giá, tại khu vực một số chợ trên địa bàn, đặc biệt khu vực xung quanh 3 chợ đầu mối rất phức tạp, tình trạng kinh doanh tự phát không đảm bảo an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực và tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thương nhân trong chợ và người bán tự do ngoài chợ. Tình hình này đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Nhằm tiếp tục đánh giá kết quả triển khai thực hiện và có các giải pháp phối hợp kịp thời giải quyết các điểm kinh doanh nhất là tại khu vực xung quanh 3 chợ đầu mối, Sở Công thương đề nghị các đơn vị liên quan báo cáo kết quả thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh tự phát nông sản, thực phẩm xung quanh 3 chợ đầu mối để có cơ sở tổng hợp, trình UBND TPHCM xem xét, chỉ đạo kịp thời, trước ngày 5-1.

Nguồn: VITIC/sggp.org.vn/Baocongthuong