Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng khoảng 1% do nhà đầu tư hy vọng OPEC và các đồng minh sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu, và thông tin từ Pfizer cho biết vắc-xin do hãng này nghiên cứu đã phát huy hiệu quả tới 95% trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, cao hơn so với mức 90% được thông báo trong tuần trước. Ngày 16/11, hãng Moderna cũng thông báo vắc-xin do hãng này nghiên cứu cũng phát huy hiệu quả tới 95%.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 59 US cent (1,4%) lên 44,34 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 39 US cent (0,9%) lên 41,82 USD/thùng.
Thị trường năng lượng hy vọng các nước trong và ngoài Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), hay còn gọi là OPEC+, sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng dầu sau khi Saudi Arabia kêu gọi các nước thuộc OPEC+ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường và sẵn sàng điều chỉnh thoả thuận cắt giảm sản lượng.
OPEC+ đã có cuộc gặp vào ngày 17/11, nhưng không đưa ra thông báo chính thức nào. Nhóm này dự kiến sẽ thảo luận chính sách tại cuộc họp các Bộ trưởng, được tổ chức vào ngày 30/11 và 1/12.
Các nguồn tin cho hay có khả năng các thành viên OPEC+ sẽ nhất trí hoãn kế hoạch tăng sản lượng khoảng 2 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2021 và thời gian trì hoãn có thể kéo dài 3 đến 6 tháng.
Lượng dầu tồn trữ của Mỹ đã tăng 768.000 trong kết quả khảo sát của Reuters; tồn trữ các sản phẩm chưng cất, bao gồm dầu diesel và dầu sưởi, giảm khoảng 5,2 triệu thùng, nhiều hơn so với dự kiến.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trong phiên vừa qua khi thị trường lạc quan hơn về triển vọng của vắc-xin sau công bố của Pfizer, át đi nỗi lo về việc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Kết thúc phiên này, giá vàng giáo ngay giảm 0,3% xuống 1.872,38 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 0,6% xuống 1.873,90 USD/ounce.
Nhà phân tích Edward Meir của ED&F Man Capital Markets cho biết: “Việc các hãng dược tung ra những thông tin tích cực về hiệu quả một số vắc-xin đang được họ phát triển làm giảm sức hút của vàng như một nơi trú ẩn an toàn”.
Giá vàng đã tăng 24% trong năm nay, nhờ các biên pháp kích thích kinh tế lớn và lãi suất ở mức gần 0.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,5% xuống 24,34 USD/ounce, trong khi giá palađi tăng 1,3% lên 2.348,78 USD/ounce, còn giá bạch kim tăng 1,9% lên 942,53 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá kẽm tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 18 tháng do mỏ khai thác kẽm ở Nam Phi đóng cửa và một số dấu hiệu cho thấy nguồn cung ngắn hạn sẽ khan hiếm trong khi nhu cầu từ Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – tiếp tục tăng.
Hợp đồng tham chiếu của mặt hàng kẽm trên sàn London đã tăng giá thêm 1,5% lên 2.729 USD/tấn vào cuối phiên giao dịch, sau khi có thời điểm trong cùng phiên đạt mức 2.770 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2019.
Giá kẽm – kim loại được sử dụng trong nghành mạ thép – đã tăng hơn 6% kể từ mức thấp điểm hồi tháng 3 năm nay, nhờ hoạt động công nghiệp ở Trung Quốc hồi phục dầu sau giai đoạn mở cửa.
Giá thép cuộn cán nóng trên sàn Thượng Hải tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp do nhu cầu mạnh (bởi yếu tố mùa vụ) và giá nguyên liệu tăng.
Hợp đồng thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2021 (giao dịch nhiều nhất hiện nay) đã tăng 0,4% lúc kết thúc phiên giao dịch, lên 4.047 CNY (618,5 USD)/tấn.
Giá các nguyên liệu thép đồng loạt tăng, theo đó quặng sắt trên sàn Đại Liên phiên 18/11 tăng 1,5% lên 859 CNY/tấn, quặng sắt 62% nhập khẩu phiên 17/11 tăng 0,5 USD lên 124,5 USD/tấn, trong khi than luyện cốc và than cốc tăng lên lần lượt 1.307 CNY/tấn và 2.415 CNY/tấn.
Sản lượng ô tô của Trung Quốc trong tháng 10 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,48 triệu chiếc, trong khi sản lượng đông và tủ mát tăng lần lượt 82% và 25,8%.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương ở sàn Chicago tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục mới chưa từng thấy trong 4 năm qua do giá dầu đậu tương đi lên mạnh mẽ và nhu cầu đậu tương từ Trung Quốc cũng tăng mạnh, làm dấy lên lo ngại nguồn cung sẽ trở nên khan hiếm, giữa bối cảnh Nam Mỹ đang trong giai đoạn thời tiết khô hạn - ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mùa.
Trên sàn Chicago, đậu tương kỳ hạn tháng 1 tăng 6 US cent lên 11,75-3/4 USD/bushel vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 11,89-3/4 USD, mức cao nhất đối kể từ ngày 13/6/2016 với một hợp đồng được giao dịch nhiều nhất.
Giá đường cũng tăng tiếp trong phiên vừa qua do sản lượng của Thái Lan và Liên minh Châu Âu dự báo sẽ không tốt, trong khi xuất khẩu từ Ấn Độ vẫn chưa rõ sẽ ra sao. Kết thúc phiên này, đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,14 US cent, tương đương 0,9%, lên 15,45 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 2,60 USD hay 0,6% lên 417,90 USD/tấn.
Giá cà phê đồng loạt tăng tiếp trong phiên vừa qua, theo đó Arabica kỳ hạn tháng 3 năm sau tăng 1,35 US cent (1,1%) lên 1,2085 USD/lb vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 1,2115 USD – cao nhất 2 tháng; giá Robusta giao tháng 1/2021 tăng 21 USD, tương đương 1,5% lên 1.437 USD/tấn.
Các đại lý đang theo dõi sát tình hình bão Iota – đang xảy ra ở trung Mỹ, khu vực sản xuất Arabica chủ chốt. Bão đã suy yếu nhưng vẫn gây ra lũ lớn khiến nhiều bờ sông bị sạt lở, nhà cửa bị tốc mái và ít nhất 9 người bị thiệt mạng.
Giá cao su giảm trong phien vừa qua do thị trường bớt lo ngại về nguồn cung ở Dông Nam Á.
Trên sàn Osaka, cao su kỳ hạn tháng 4 giảm 7,5 JPY (3,3%) xuống 222,7 JPY (2,1 USD)/kg; hợp đồng kỳ hạn tháng 11 còn giảm mạnh hơn khi mất 5%. Đồng JPY mạnh lên cũng thúc đẩy hoạt động bán cao su ra trên sàn này. Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 1 giảm 420 CNY xuống 14.135 CNY (2.158 USD)/tấn.
"Thị trường bớt lo ngại vì sản lượng cao su Thái Lan năm nay sẽ không giảm nhiều như thị trường dự đoán, gây ra tình trạng bán tháo, đặc biệt là các hợp đồng ngắn hạn", Jiong Gu, nhà phân tích của Yutaka Shoji Co. cho biết.
Giá hàng hóa thế giới sáng 19/11
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
41,49
|
-0,33
|
-0,79%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
44,06
|
-0,28
|
-0,63%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
28.560,00
|
+80,00
|
+0,28%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,73
|
+0,01
|
+0,52%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
115,29
|
-1,00
|
-0,86%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
126,16
|
-0,24
|
-0,19%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
358,25
|
-2,50
|
-0,69%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
43.640,00
|
+100,00
|
+0,23%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1,877.90
|
-7.20
|
-0.38%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
1.868,90
|
-5,00
|
-0,27%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
24,33
|
-0,12
|
-0,48%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
81,40
|
-0,50
|
-0,61%
|
Bạch kim
|
USD/ounce
|
944,70
|
+0,04
|
+0,00%
|
Palađi
|
USD/ounce
|
2.320,19
|
-17,41
|
-0,74%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
320,85
|
-0,40
|
-0,12%
|
Đồng LME
|
USD/tấn
|
7.088,50
|
+20,50
|
+0,29%
|
Nhôm LME
|
USD/tấn
|
1.998,00
|
+20,50
|
+1,04%
|
Kẽm LME
|
USD/tấn
|
2.747,00
|
+57,50
|
+2,14%
|
Thiếc LME
|
USD/tấn
|
18.845,00
|
-180,00
|
-0,95%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
429,00
|
-1,50
|
-0,35%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
604,75
|
-1,75
|
-0,29%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
298,00
|
+0,50
|
+0,17%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
12,45
|
0,00
|
-0,04%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
1.174,25
|
-1,50
|
-0,13%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
393,20
|
-0,60
|
-0,15%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
38,17
|
-0,04
|
-0,10%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
570,70
|
+1,30
|
+0,23%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.580,00
|
+63,00
|
+2,50%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
122,85
|
+3,35
|
+2,80%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
15,45
|
+0,14
|
+0,91%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
128,35
|
+1,45
|
+1,14%
|
Bông
|
US cent/lb
|
71,83
|
+0,53
|
+0,74%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
595,70
|
-14,90
|
-2,44%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
154,50
|
-0,10
|
-0,06%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,42
|
0,00
|
0,00%
|